Blog

PMS 2.0 – Quản lý hiệu suất liên tục

Quản lý hiệu suất đang trải qua một cuộc cách mạng:

Chuyển đổi từ hệ thống PMS 1.0 truyền thống sang hệ thống PMS 2.0 – Quản lý hiệu suất liên tục.

PMS 2.0 – Quản lý hiệu suất liên tục là gì?

Đúng như tên gọi của nó, PMS 2.0 là một quá trình quản lý hiệu suất diễn ra liên tục trong năm, nhằm cải thiện hiệu suất làm việc của các cá nhân và đội nhóm. Từ đó, nâng cao hiệu suất của tổ chức.

Về cơ bản, quá trình quản lý hiệu suất liên tục bao gồm 3 giai đoạn:

  1. Thiết lập kỳ vọng.
  2. Huấn luyện liên tục.
  3. Đánh giá và phát triển.

Pms 2.0

3 điểm khác biệt của PMS 2.0 – Quản lý hiệu suất liên tục

Giai đoạn 1: Thiết lập kỳ vọng

  • Nếu PMS 1.0 sử dụng KPI để giao chỉ tiêu cho nhân viên.
  • Thì PMS 2.0 sử dụng OKR để giúp nhân viên thiết lập mục tiêu. Bởi vì, lợi thế của OKR là giúp tăng cường sự Gắn kết của nhân viên.

Giai đoạn 2: Huấn luyện liên tục với CFR

  • Đây chính là điểm thay đổi lớn nhất của PMS 2.0 – Quản lý hiệu suất liên tục.
  • PMS 2.0 tập trung vào việc giúp nhân viên khám phá và phát triển tài năng – thông qua các hoạt động: Checkin, Phản hồi liên tục và sự Công nhận.

Giai đoạn 3: Đánh giá hiệu suất

  • Ý tưởng ban đầu của PMS 2.0 là loại bỏ hoàn toàn việc “Đánh giá và xếp loại nhân viên”, bởi vì nó gây ra nhiều hậu quả. Một số doanh nghiệp trên thế giới đã áp dụng thành công ý tưởng này, ví dụ: Netflix, GE, Adobe…
  • Tuy nhiên, thực tế triển khai tại Việt Nam, tôi nhận ra rằng: Hầu hết doanh nghiệp chưa thể loại bỏ việc đánh giá nhân viên. Tại sao?

Bởi vì, các doanh nghiệp vẫn cần – kết quả đánh giá và xếp loại nhân viên – để trả lương thưởng xứng đáng.

Tất nhiên, tôi đã phải điều chỉnh “phương pháp đánh giá nhân viên” để hạn chế thấp nhất các hậu quả của việc này.

Lợi ích của PMS 2.0 – Quản lý hiệu suất liên tục

1. Phát triển tài năng

Trung tâm của hệ thống PMS 2.0 là “Huấn luyện liên tục với CFR” thông qua các hoạt động: Checkin, Ghi nhận và Phản hồi.

Vì vậy, vai trò của nhà quản lý trong hệ thống PMS 2.0 – Quản lý hiệu suất liên tục – là:

Giúp nhân viên khám phá các điểm mạnh. Từ đó, tạo cơ hội để nhân viên phát triển tài năng và tối đa hiệu suất làm việc.

2. Gắn kết đội ngũ

OKR và môi trường được huấn luyện liên tục, giúp tăng cường sự gắn kết của nhân viên.

Theo Gallup, các nhân viên có mức độ Gắn kết cao – đạt năng suất lớn hơn 17% so với các nhân viên còn lại.

Để chiến thắng trên thương trường… trước tiên bạn phải chiến thắng ở nơi làm việc.

(Doug Conant – CEO Campbell’s Soup)

  • Nhân viên gắn kết…
  • Dẫn đến Năng suất và Chất lượng cao hơn,
  • Dẫn đến Khách hàng hài lòng hơn,
  • Dẫn đến Doanh số tăng,
  • Dẫn đến Lợi nhuận cao hơn.

3. Hiệu suất cao

Quy trình thực hiện mục tiêu OKR giúp nâng cao hiệu suất của các cá nhân và đội nhóm:

  • Thiết lập OKR.
  • Phát triển sáng kiến.
  • Lập kế hoạch thực hiện.
  • Checkin OKR.
  • Đo lường KPI.

4. Thực thi chiến lược

Điểm mạnh lớn nhất của PMS 2.0 đối với tổ chức – đó chính là – thực thi các mục tiêu chiến lược nhằm tạo ra kết quả đột phá cho doanh nghiệp.

Hpo Banner