Blog

Phong cách lãnh đạo Đột phá của OKR có gì khác biệt?

Tại sao một số doanh nghiệp áp dụng OKR chưa đạt hiệu quả?

Muốn biết nguyên nhân? 

Đầu tiên,

Hãy nhìn vào chiếc điện thoại, nó bao gồm phần cứng và phần mềm. Khi ta cài đặt hệ điều hành không tương thích, thì tốc độ xử lý rất chậm, thậm chí là điện thoại sẽ tịt ngóm. 

Tương tự, “OKR” chính là phần cứng và “phong cách lãnh đạo” là phần mềm của hệ thống. Hai yếu tố này cần tương thích với nhau.

Để phát huy tối đa sức mạnh của OKR,

Doanh nghiệp cần chú ý tới phong cách lãnh đạo của đội ngũ. Bởi vì, mô hình quản trị OKR được tạo ra để khuyến khích “tính tự chủ” trong công việc.

“Sự tự chủ” tức là nhân viên được quản lý/lãnh đạo tin tưởng và trao quyền nhiều hơn.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp áp dụng OKR, nhưng vẫn quản trị theo cơ chế “mệnh lệnh và kiểm soát”. Một số biểu hiện đó là:

  • Ứng dụng OKR, nhưng vẫn áp mục tiêu từ trên xuống (mệnh lệnh).
  • Ứng dụng OKR, nhưng vẫn đánh giá % hoàn thành OKR để gán tiền lương (để kiểm soát).
  • Ứng dụng OKR, nhưng vẫn quản trị theo “cây gậy và củ cà rốt” (để kiểm soát).

Cách quản trị hay Hệ điều hành này chưa tương thích với phần cứng OKR, vì vậy hiệu quả chỉ đạt 6 trên 10 điểm. Tất nhiên, xét một cách thực dụng thì OKR đạt 6 điểm cũng là tuyệt vời rồi.

Muốn tăng hiệu quả của OKR lên mức 10 điểm?

Có 3 phong cách lãnh đạo phổ biến, thử xem bạn thiên về phong cách nào?

1. Phong cách lãnh đạo Thẩm quyền:

  • Tôi là sếp! Vì vậy hãy làm đi.
  • Nhà lãnh đạo dẫn dắt bằng chức danh. Nhân viên hành động vì buộc phải tuân thủ.

2. Phong cách lãnh đạo Giao dịch:

  • Nếu anh đạt A, thì tôi thưởng B. Còn nếu anh không đạt X, thì tôi sẽ phạt Y.
  • Nhà lãnh đạo dẫn dắt bằng phần thưởng và hình phạt. Nhân viên hành động vì ham muốn và nỗi sợ hãi.

3. Phong cách Lãnh đạo Đột phá:

  • Thiết lập một mục tiêu đột phá và kêu gọi nhân viên tham gia.
  • Nhà lãnh đạo dẫn dắt bằng mục tiêu truyền cảm hứng. Nhân viên hành động vì muốn được đóng góp và thể hiện bản thân.

Khi triển khai OKR cho các doanh nghiệp, tôi thường tiến hành khảo sát đội ngũ quản lý lãnh đạo. Kết quả là đa số đang thiên về phong cách lãnh đạo giao dịch (cây gậy và củ cà rốt) – chiếm hơn 50%. Ví dụ một case study như biểu đồ khảo sát dưới đây:

01. Slide Trình Bày V2

Cuối cùng,

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ rằng: “Phần cứng OKR tương thích và phù hợp nhất với phần mềm – phong cách lãnh đạo đột phá.”

Case study:

Thực tế khi triển khai tại các doanh nghiệp, song song với việc xây dựng OKR, tôi cũng giúp đội ngũ quản lý và lãnh đạo từng bước chuyển đổi phong cách. Ví dụ như biểu đồ dưới đây:

01. Slide Trình Bày V2 (1)

Tất nhiên, 

Thay đổi phong cách lãnh đạo ngay lập tức là điều không thể, quá trình chuyển đổi cần có thời gian. 

Điểm mấu chốt là đội ngũ lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp cần nhận thức được sự tương thích giữa phần cứng (OKR) và phần mềm (phong cách lãnh đạo) để phát huy được tối đa sức mạnh của OKR.

P/S:

Hãy đọc thêm 4 nhiệm vụ cốt lõi của phong cách lãnh đạo đột phá để biết cách ứng dụng.