Blog

Monkey see, monkey do.

“Monkey see, monkey do” là một thành ngữ nổi tiếng xuất phát từ chuyện cổ tích của xứ Mali.

Tất nhiên, nguồn gốc của nó vẫn còn nhiều tranh cãi, bởi vì có những câu chuyện tương tự xuất hiện trong nhiều nền văn hóa khác như: Ai Cập, Sudan, Ấn độ, Trung Quốc, Nga và cả Anh quốc.

Mà thôi, hãy quay trở lại chủ đề lãnh đạo nào!

Có một anh bán mũ dừng cái xe mũ dưới một gốc cây xanh để nghỉ mệt; làn gió mát khiến anh chàng ngủ thiếp đi. Một đàn khỉ từ trên cây leo xuống lấy trộm hết số mũ của anh, rồi leo tót lên các cành cây cao.

Khi thức dậy, thấy mất mũ nhưng anh không thể leo lên cây cao để lấy lại số mũ đã bị khỉ lấy đi. Anh chỉ biết đứng dưới đất chỉ tay lung tung lên cây để la hét bầy khỉ một cách giận dữ.

Anh càng nhẩy lên, càng vung tay la mắng chúng, thì bầy khỉ càng bắt chước la ó, chỉ trỏ rồi nhẩy lung tung trên cây giống hệt như anh vậy…

Một tia sáng chợt léo lên trong đầu! Anh nghĩ ngay ra một cách:

Anh làm bộ tức giận, rồi lấy cái mũ đang đội trên đầu quăng ngay xuống đất; tức thì bầy khỉ cũng bắt chước quăng hết mũ xuống đất.

Thế là anh ta thu về trọn vẹn số mũ mà lũ khỉ đã lấy đi.

“Monkey see, monkey do” => Khỉ thấy sao sẽ làm y như vậy.

Nếu muốn nhân viên làm việc gì, bạn cần thực hiện việc đó trước họ để “làm gương”. Khi nhân viên nhìn thấy “bạn làm” họ sẽ có xu hướng làm theo bạn.

Đúng vậy! Bạn muốn nhân viên có động lực hừng hực? Trước tiên, để cho họ “nhìn thấy” động lực hừng hực trong ánh mắt và trái tim của chính bạn.

Nguyên tắc huấn luyện số 6: Monkey see, monkey do.

Hpo Banner