Blog

Mô hình xây dựng sự tin tưởng ABCD của Blanchard

Tăng cường bốn yếu tố tạo nên lòng tin

Bạn có tin tưởng đồng nghiệp của mình? Ý tôi là, thực sự tin tưởng họ?

Tin tưởng là một phần thiết yếu trong tất cả các mối quan hệ của và đặc biệt quan trọng trong đội nhóm. Hãy nghĩ xem tại sao lính cứu hỏa cần phải tin tưởng lẫn nhau.

Mọi người đặt cuộc sống của họ vào tay đồng đội và lãnh đạo mỗi ngày. Nếu không có lòng tin, họ sẽ lãng phí thời gian đoán mò mọi thứ. Họ không bao giờ có thể đáp ứng được tốc độ và sự chắc chắn cần thiết để cứu mạng mọi người và không thể làm việc như một nhóm.

Công việc của bạn có thể không liên quan đến tình huống sống chết, nhưng sự tin tưởng vẫn rất cần thiết để có một nhóm thành tích cao. Tin tưởng cho phép bạn cộng tác thoải mái với đồng nghiệp, đem lại cho bạn sự tự tin cần thiết để đưa ra ý tưởng sáng tạo, giúp bạn tiến được xa hơn trong sự nghiệp, so với đi một mình.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu Mô hình tin tưởng ABCD, nổi bật với 4 hành vi cần thiết để nuôi dưỡng sự tin tưởng. Sau đó chúng ta sẽ khám phá xem làm thế nào để củng cố từng hành vi này và phát triển lòng tin trong mối quan hệ cá nhân và sự nghiệp.

Mục lục

Giới thiệu về mô hình

Mô hình tin tưởng ABCD được phát triển bởi Ken Blanchard, Cynthia Olmstead và Martha Lawrence và được xuất bản trong cuốn sách “Trust Works!” năm 2013

Sau 6 năm nghiên cứu, nhóm đã phát hiện ra bốn đặc điểm cốt lõi cần thiết để phát triển các mối quan hệ. Họ đặt tên cho chúng là A, B, C, và D:

  1. Able/ Có tài
  2. Believable/ Có thể tin tưởng
  3. Connected/ Kết nối.
  4. Dependable/ Đáng tin cậy.

Bằng cách phát triển từng đặc điểm, các tác giả tin rằng bạn có thể xây dựng lòng tin với người khác và truyền cảm hứng để người khác tin tưởng vào bạn.

Tầm quan trọng của sự tin tưởng

Có được sự tin tưởng của mọi người cũng như có một danh tiếng tốt – có thể mất cả đời để xây dựng nhưng có thể đánh mất trong giây lát.

Lòng tin là một trong những cơ chế sống còn tiến hóa cơ bản nhất của chúng ta. Cơ hội tồn tại tăng lên khi chúng ta hành động như một nhóm, nhưng để làm việc cùng nhau, chúng ta phải tin tưởng lẫn nhau. Nếu không, nghi ngờ, đổ lỗi và sự sợ hãi sẽ phát sinh – gây bất lợi cho sự hợp tác, kết nối hoặc mối liên kết.

Đó là lý do tại sao các tổ chức phát triển dựa trên văn hoá tin tưởng có lợi thế hơn so với tổ chức khác. Các thành viên trong nhóm tham gia nhiều hơn, làm việc năng suất hơn và cam kết nhiều hơn với mục tiêu và mục đích của tổ chức. Họ có thể tận hưởng công việc cũng như tạo ra sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc tốt hơn (sức khoẻ tốt hơn), so với những người làm việc trong tổ chức được xây dựng dựa trên sự sợ hãi và nghi ngờ.

Các khía cạnh tạo nên sự tin tưởng

Chúng ta hãy xem xét 4 yếu tố này một cách chi tiết hơn và xem làm thế nào để phát triển từng yếu tố.

Able/ Có tài

Khi có tài, bạn thể hiện khả năng với người khác. Công việc đạt tiêu chuẩn cao, bạn sử dụng sáng kiến để giải quyết vấn đề, được người khác tin cậy nhờ giúp đỡ và luôn phấn đấu để trở thành người giỏi nhất.

Để xây dựng lòng tin trong khía cạnh này, hãy tập trung vào việc đạt được kết quả một cách nhất quán, chất lượng cao. Theo kịp thời hạn, trở thành thành viên trong nhóm và luôn cam kết tạo sự khác biệt.

Tiếp tục nâng cao kỹ năng bằng cách dành thời gian phát triển chuyên môncập nhật thông tin trong ngành. Kiến thức và kỹ năng mà bạn có được thông qua học hỏi liên tục, sẽ cho người khác thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc của mình. Họ cũng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên môn bạn cần, trở thành tài sản thực sự cho nhóm và tổ chức.

Hãy hào phóng với kiến thức và kỹ năng của mình. Sẵn sàng chia sẻ những điều bạn biết với người khác, làm mọi thứ có thể để nâng họ lên. Thể hiện sự quan tâm theo cách này có thể nhanh chóng xây dựng lòng tin của mọi người với bạn.

Believable/ Có thể tin tưởng

Những người có thể tin tưởng được sở hữu tính toàn vẹn. Họ luôn sẵn sàng thừa nhận sai lầm của bản thân, không tung tin đồn hoặc nói xấu sau lưng người khác .

Để trở thành một người có thể tin tưởng được, hãy luôn luôn thành thật và tiến lên phía trước với đồng nghiệp. Ngay cả những lời nói dối vô can cũng có thể làm giảm lòng tin của họ đối với bạn. Nếu mắc lỗi, hãy thừa nhận và học hỏi từ thất bại.

Hãy giữ đúng lời bạn nói. Nếu có người nói với bạn điều gì đó, hãy tôn trọng sự tin tưởng họ dành cho bạn. Cho thấy bạn đáng tin cậy khi giữ bí mật của người khác, giúp tăng cường độ tin cậy và khiến bạn trở nên đáng tin hơn.

Duy trì tính ngay thẳng bằng cách tránh lây lan tin đồn. Đừng nói sau lưng người khác và tìm hiểu xem làm thế nào để điều hướng chính trị văn phòng với sự khéo léo. Khi từ chối lan truyền tin đồn, bạn tạo cảm giác an toàn cho người khác và chứng minh mình là người có thể tin tưởng được, làm những việc đúng đắn.

Connected/ Kết nối.

Mọi người được kết nối quan tâm sâu sắc tới người khác. Họ có mối quan hệ tốt, thể hiện sự quan tâm tới bạn bè, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân về bản thân để thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa.

Sử dụng kỹ năng lắng nghe chủ động tạo mối quan hệ sâu sắc với người khác, bằng cách dành thời gian thấu hiểu họ tốt hơn. Lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng và thường bị bỏ qua. Khi mọi người cảm thấy bạn thực sự quan tâm tới những điều họ nói, không phải chờ tới lượt mình lên tiếng, bạn sẽ đạt được kết nối sâu sắc hơn với họ.

Bạn cũng có thể tăng cường kết nối của mình với người khác bằng cách công nhận nỗ lực của họ và khen ngợi khi một thành viên trong nhóm hoặc đồng nghiệp làm tốt. Lời khen chân thành khiến mọi người cảm thấy tốt hơn và là cách tuyệt vời để xây dựng lòng tin.

Cho người khác thấy bạn tin tưởng họ bằng cách tự tiết lộ. Sẵn lòng chịu tổn thương giúp người khác tìm hiểu bạn tốt hơn, khiến họ sẵn sàng mở lòng với bạn. Nếu gặp khó khăn khi nói về bản thân, hãy sử dụng công cụ Cửa sổ Johari làm hướng dẫn thảo luận.

Dependable/ Đáng tin cậy.

Khi đáng tin cậy, bạn giữ hứa và làm những việc mà bản thân đã nói. Bạn có tổ chức, có trách nhiệm với công việc và lời nói của mình.

Hãy trở nên đáng tin cậy hơn bằng cách luôn luôn giữ lời hứa. Chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình, để người khác biết họ có thể dựa vào bạn.

Đúng giờ cũng rất quan trọng. Trễ hẹn là dấu hiệu cho thấy không chính xác và thiếu tôn trọng, làm suy yếu lòng tin bạn đã đạt được. (Lưu ý, có sự khác biệt văn hoá mạnh mẽ giữa thái độ với tính đúng giờ. Nếu bạn đến từ nền văn hoá nơi mọi người thoải mái về thời gian, hãy nhớ nó có thể trở thành một vấn đề thực sự trong nền văn hoá coi trọng thời gian!)

Một dấu hiệu khác cho thấy sự tin cậy là luôn đáp ứng yêu cầu. Trả lời email và cuộc gọi một cách kịp thời, cho mọi người thấy bạn coi trọng công việc.

Điều này không có nghĩa là nói “có” với mọi yêu cầu. Quan trọng là phải quản lý thời gian và cam kết của mình, vì vậy hãy thành thật với những việc bạn có thể và không thể làm. Bài viết Nói “Có” với người, nói “Không” với nhiệm vụ giải thích cho bạn làm thế nào từ chối yêu cầu mà không gây tổn hại tới mối quan hệ.

Những điểm chính

Mô hình tin tưởng ABCD được phát triển bởi Ken Blanchard, Cynthia Olmstead và Martha Lawrence và được xuất bản trong cuốn sách “Trust Works” năm 2013. Mô hình nêu ra 4 yếu tố cần thiết để xây dựng và duy trì lòng tin:

  1. Able/ Có tài
  2. Believable/ Có thể tin tưởng
  3. Connected/ Kết nối.
  4. Dependable/ Đáng tin cậy.

Bằng cách cố gắng đưa những phẩm chất này vào mối quan hệ của mình, bạn có thể truyền cảm hứng cho mọi người cư xử một cách tôn trọng và tin tưởng vào bạn.

Hpo Banner