Blog

Lập kế hoạch chiến lược với công cụ OGSM

Làm thế nào để chuyển tầm nhìn chiến lược thành công việc hằng ngày?

Mô hình OGSM có thể giúp bạn và đội nhóm biến ý tưởng thành hiện thực 

OGSM là viết tắt của:  

  • Objectives – Mục tiêu chính;
  • Goals – đích nhắm tới;
  • Strategies – chiến lược; 
  • Measurements – Đo lường,

Tạo ra khung OGSM giúp biến tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp thành hành động.

Bạn có thể sử dụng nó để lập sơ đồ tổ chức, mục tiêu cá nhân hoặc nhóm và biến ý tưởng thành hành động cụ thể.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về OGSM và cách sử dụng nó.

Chú ý

OGSM sẽ chỉ hướng dẫn bạn tạo ra một chiến lược tổng thể, cấp cao. Để hiểu sâu hơn về các công cụ lập kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận, tìm hiểu thêm bài viết chiến lược và các bài viết liên quan.

Mục lục

OGSM là gì và dành cho đối tượng nào?

OGSM là một mô hình lập kế hoạch kinh doanh giúp tổ chức liên kết tầm nhìn dài hạn và chiến lược với các mục tiêu, hành động, thước đo ngắn, trung hạn. Nó có thể giúp bạn theo dõi tiến triển,

hướng tới những mục tiêu và duy trì sự tập trung suốt quá trình.

OGSM được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1950 bởi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, xây dựng dựa trên ý tưởng về quản lý theo mục tiêu của Peter Drucker.

Theo thời gian, OGSM đã được các công ty trong bảng xếp hạng Fortune 500 bao gồm cả Procter&Gamble và Coca-Cola chấp nhận.

Bạn có thể áp dụng khung OGSM cho tổ chức, đội nhóm hoặc sử dụng nó để quản lý mục tiêu cá nhân của mình.

Làm thế nào xây dựng mô hình OGSM

OGSM phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, văn hoá và cách đưa ra quyết định của bạn. Tuy nhiên, nhìn chung bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  1. Thiết lập mục tiêu 

Điểm khởi đầu của OGSM là hiểu về chiến lược của tổ chức. Tổ chức muốn đạt được điều gì? Thực hiện bằng cách nào? (Trong bài viết này, chúng ta giả định rằng các chiến lược đã được xác định).

Từ đó, bạn cần đưa ra kết luận rõ ràng, súc tích về mục tiêu của mình. Đó phải là một kết luận khiến bạn tập trung suy nghĩ, thu hút và biểu đạt ngắn gọn cách thực hiện những điều bạn muốn.

Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn là người quản lý một công ty sản xuất ô tô. Tuyên bố của bạn có thể là: Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất ắc quy. Bạn có thể mở rộng tuyên bố này bằng cách thêm vào nội dung: “… thông qua việc phát triển công nghệ ắc quy tiên tiến, hiệu suất cao và lao động sáng tạo.”

Sau đó, bạn có thể mở rộng thêm bằng cách nói: “… và tiếp cận những thị trường mà các nhà sản xuất khác chưa vươn tới.”

Mẹo:

OGSM sẽ trở nên vô dụng nếu bạn không hợp tác với đúng người. Hãy đảm bảo bạn làm việc với các bên liên quan chính, phát triển mục tiêu, chiến lược và thước đo như một nhóm.

Bước 2: Chọn đích nhắm tới

Tiếp theo, bạn cần đưa ra cách đo lường thành công. Bạn sẽ cần thiết lập ba hoặc bốn yếu tố để mô tả thành công. Đảm bảo chúng SMART – cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được và bị ràng buộc bởi thời gian.

Trở lại ví dụ trên, mục tiêu của bạn có thể là:

  • Trong vòng 10 tháng, phát triển động cơ có khả năng đạt tới 400 mã lực.
  • Trong vòng 12 tháng tới, tích hợp chúng vào động cơ tiêu chuẩn và sẵn sàng sản xuất.
  • Trong vòng 12 tháng tới, xây dựng đề xuất quy mô đầy đủ về quá trình sản xuất.

Mẹo:

Việc sử dụng ngôn ngữ rõ ràng là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu đề xuất của bạn, khuyến khích họ đưa ra cải tiến và đạt được quyết định.

  1. Phát triển chiến lược

Khi đã thiết lập được mục tiêu và đích đến, bước tiếp theo bạn cần làm là phác thảo cách thực hiện. Bạn nên xây dựng 3 đến 5 chiến lược để đảm bảo đạt được mục tiêu.

Tiếp tục với ví dụ trên, chiến lược của bạn có thể là:

  • Thiết lập đội ngũ nhân lực có năng lực và nguồn lực tốt có khả năng điều hành chương trình tuyển dụng nhanh để đưa các chuyên gia vào nhóm.
  • Những kỹ sư được tuyển dụng cần có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển và tích hợp các bộ phận động cơ chuyên dụng.
  • Thành lập bộ phận phát triển tại cơ sở nghiên cứu hiện tại hoặc các bộ phận sản xuất khác.
  • Xây dựng kế hoạch chi phí kinh doanh để sản xuất và marketing sản phẩm.

Mẹo: 

Mặc dù S trong mô hình OGSM là viết tắt của chiến lược nhưng đừng nhầm lẫn cách sử dụng nó với cách sử dụng chiến lược phát triển cấp cao của tổ chức.

  1. Quyết định thước đo

Cách đo lường sự tiến triển phụ thuộc vào chiến lược của bạn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, bạn cần trả lời các câu hỏi: Chiến lược có hiệu quả, có đáp ứng mục tiêu và liệu chúng ta có đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian dự kiến? 

Trong cuốn sách viết về cách sử dụng OGSM để đưa ra chiến lược kinh doanh, Marc Van Eck, Ellen Leenhouts và Judith Tielen đã đề xuất sử dụng dashboards hình dung tiến trình các thước đo định lượng và lên kế hoạch hành động để định lượng từng bước trong quá trình đạt được chiến lược. Họ cũng gợi ý đưa các yếu tố OGSM vào “kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy” để truyền đạt kế hoạch một cách nhanh gọn và súc tích tới tất cả những người tham gia.

Mẹo:

Các công cụ liên quan bao gồm Phân tích VMOST (coi tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược và chiến thuật ngang hàng với nhau) và Hệ thống lập kế hoạch Hoshin (khuyến khích lên kế hoạch chiến lược tốt hơn bằng việc tập trung vào KPIs). Thẻ điểm cân bằng là một công cụ phổ biến khác được sử dụng để đo lường việc thực hiện chiến lược.

Những điểm chính

Mô hình OGSM là công cụ lập kế hoạch kinh doanh giúp các tổ chức, nhóm và cá nhân xác định và liên kết chiến lược lâu dài với các hoạt động ngắn hạn, trung hạn. 

OGSM là viết tắt của mục tiêu, đích đến, chiến lược và giải pháp. Mục tiêu cần rõ ràng, ngắn gọn về những gì tổ chức muốn đạt được. Chiến lược nêu lên cách đạt được mục tiêu và các biện pháp giám sát việc thực hiện chiến lược.

Hpo Banner