Blog

Khi nhân viên vừa trải qua một giai đoạn khủng hoảng trong sự nghiệp

Cũng như sinh viên đại học có thể trải nghiệm những “năm thứ hai sụt giảm” sau thời gian bùng nổ năng lượng ở năm nhất sinh viên của họ, nhiều chuyên gia có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng trong sự nghiệp của họ. Điều này có thể đưa họ và các nhà quản lý đến một bất ngờ, vì nó đi kèm sau là nhiều năm của hiệu suất cao.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét

  • Làm thế nào nhận ra một giai đoạn “khủng hoảng trong sự nghiệp” của cá nhân,
  • Một số phương pháp đơn giản giúp bạn giải quyết nguyên nhân của vấn đề này.

khủng hoảng trong sự nghiệp

Mục lục

1 Nguyên nhân một khủng hoảng sự nghiệp cá nhân là gì?

Khi chúng ta bắt đầu, chúng ta sẵn sàng đi thêm nhiều dặm, và chúng ta muốn học hỏi và trải nghiệm nhiều nhất có thể. Vì vật, không có gì lạ rằng, sau nhiều năm làm việc chúng ra cảm thấy mệt mỏi, chán nản và thậm chí hoài nghi.

Có thể sự phấn khích của chúng ta giảm xuống và chúng ta dừng muốn phát triển. Điều này đặc biệt đúng nếu chúng ta đang có những trách nhiệm mới ngoài công việc như trẻ em hoặc chăm sóc người cao tuổi. Trong khi đó, tại nơi làm việc, tính cạnh tranh gia tăng và ít hỗ trợ hơn.

Nếu vai trò của chúng ta là đơn điệu hoặc không được công nhận, cá nhân sẽ tìm kiếm một cái gì đó khác trong cuộc sống để kích thích và thỏa mãn. Cá nhân cần một sự thay đổi, nhưng khó để biết làm thế nào để đạt được điều đó, vì vậy chúng ta chìm vào một cuộc khủng hoảng.

2 Dấu hiệu của một khủng hoảng sự nghiệp cá nhân

Có một số triệu chứng kinh điển:

Các dấu hiệu rõ ràng nhất là sự thiếu nhiệt tình, đặc biệt là ở những người đã từng hào hứng làm việc. Nếu anh ấy hay cô ấy bây giờ đang thở dài và xem đồng hồ, và thấy khó khăn để kéo mình vào công việc đúng thời gian, có một cái gì đó không ổn.

Khi cô ấy không còn tình nguyện tham gia các cuộc họp và các sự kiện, và đã chững lại việc đưa ra các ý kiến về những cách tiếp cận sáng tạo cho các vấn đề.

Và bạn có thể nhận thấy họ trở nên ủ rũ ít hòa đồng hơn trước. Tệ hơn cả, nếu nhân viên này gần đây không đáp ứng thời hạn, và chất lượng công việc bị giảm sút.

3 Giải pháp cho một cá nhân rơi vào khủng hoảng cá nhân

Như với tất cả các vấn đề, bạn đối mặt với nó sớm hơn, bạn có cơ hội tìm ra giải pháp sớm hơn.

Hãy có những bước đi kịp thời để điều tra và giải quyết các hành vi giai đoạn này.

3.1 Chuyện gì thế?

what

Giải thích trong cuộc trao đổi riêng và cẩn thận với cá nhân này những gì bạn đã quan sát thấy, và thể hiện theo một cách rằng bạn quan tâm đến nhân viên của mình và các kết quả công việc hiện nay.

Hãy rõ ràng và cụ thể ở đây: phản hồi mơ hồ sẽ không giúp bạn giải quyết vấn đề. Tránh đổ lỗi: Hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng để hiểu những gì đang xảy ra và lý do tại sao, để bạn có thể đối phó với các vấn đề một cách thích hợp.

Nếu cá nhân đó cảm thấy có một không gian an toàn thì có thể sẽ thừa nhận sự sụt giảm, khi đó họ đã có những bước đầu tiên trên con đường hồi phục. Dành thời gian để thăm dò từng chút từng chút một, để tìm ra những gì đằng sau sự suy giảm là những khúc mắc gì. Nhưng hãy cẩn thận. Bạn có thể đang cố chứng minh những dự đoán của mình và có nguy cơ nhảy đến kết luận sai. Sử dụng kỹ thuật Giao tiếp rõ ràng trong những câu hỏi của bạn.

Ví dụ, tránh hỏi những câu hỏi như:

  • Khủng hoảng về công việc tại cơ quan hay có vấn đề trong gia đình?(Bạn đang có hướng suy nghĩ, nhân viên cần một sự cân bằng khác?)
  • Còn những người khác thì sao?(Bạn đang có hướng suy nghĩ, nhân viên bị bắt nạt hoặc bị phân tâm?)
  • Và làm thế nào để nhân viên đó thấy trách nhiệm của họ?(Bạn đang có hướng suy nghĩ, là họ quá khó khăn, hoặc công việc không đủ thách thức, hoặc là có quá nhiều việc?)

Thay vào đó, hãy thử những câu hỏi mà bao gồm những vấn đề cá nhân, và điều này khuyến khích cá nhân đó trả lời một cách trung thực, và có lẽ đáng ngạc nhiên:

  • Bạn nói bạn đã đúc rút ra. Chúng như thế nào vậy?
  • Những gì khác bạn có thể cho tôi biết về việc bạn bị “bỏ rơi”?
  • Và những gì xảy ra tiếp theo?

Dù vấn đề là gì, hãy sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực và thể hiện sự đồng cảm. Khi đó các vấn đề mới được mở ra và nhân viên trung thực với bạn, và sẽ dễ dàng hơn để cộng tác trong quá trình đi về phía trước.

3.2 Phương pháp chia sẻ

cuộc trò chuyện

Khủng hoảng sự nghiệp cá nhân là một vấn đề nghiêm trọng mà nó có thể đã phát triển trong một thời gian đáng kể, vì vậy không thể nhanh chóng hay dễ dàng để sửa chữa và khôi phục tình hình về trạng thái tốt đẹp trước đó.

Việc này sẽ đòi hỏi sự sáng tạo và quyết tâm từ các thành viên trong nhóm của bạn.

Bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và hỗ trợ các cá nhân này. Tránh quản lý vi mô, hãy trở thành huấn luyện viên và biết những gì thúc đẩy nhân viên của bạn. Hãy chắc chắn nhân viên không đối phó với cơn khủng hoảng của họ một mình, mà thay vào đó, hãy theo dõi bất kỳ vấn đề nào ở phạm vi rộng lớn hơn.

Tìm kiếm trợ giúp cho nhân viên này từ một nhân viên tư vấn hoặc đồng nghiệp kỳ cựu khác. Với một mạng lưới hỗ trợ toàn diện và các nguồn lực tại chỗ, họ có thể bắt đầu giải quyết căng thẳng của mình:

  • Làm rõ tầm nhìn của mình,
  • Hiểu được điểm mạnh và yếu của mình,
  • Tạo ra một số mục tiêu,
  • Và phát triển các phương pháp tiếp cận mới.

3.3 Giúp nhân viên nhận ra vai trò của mình

Bạn có thể cần để giúp nhân viên đang trong thời gian khủng hoảng đó tìm ra ý nghĩa công việc và vai trò của họ.  Họ có thể tin rằng những đóng góp của mình là không quan trọng nếu không có ai để ý và có thể là họ sẽ rời đi ngay hôm nay!

Vì vậy, hãy trở lại vấn đề cơ bản, và cùng khám phá với họ: tại sao công việc của người đó tồn tại. Những người nào cần sự tương tác và kết quả công việc cá nhân đó để làm một công việc tốt.

3.4 Dành thời gian cho một sự thay đổi

Thời gian cần thiết để phát triển tư duy và kỹ năng. Đào tạo có thể “châm ngòi” cho một sự bùng nổ năng lượng và mối quan tâm mới. Bạn cũng có thể lo ngại thời gian có thể làm phát sinh vấn đề về thái độ tiêu cực thì cần ngăn chặn, Chuẩn bị một văn bản thỏa thuận có thể giúp xây dựng ý thức trách nhiệm của nhân viên khi họ bắt đầu các hoạt động thay đổi.

3.5 Phản hồi

Mục đích của tất cả các nỗ lực và hoạt động này là để thành viên trong nhóm gia tăng hoạt động, vì vậy hãy thiết lập mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ của họ. Khi các hoạt động thay đổi đang diễn ra, vẫn còn đang trong một cuộc đấu tranh, và bạn cần cung cấp cho cá nhân này các thông tin phản hồi kịp thời. Khen ngợi kịp thời có thể có tác động kỳ diệu đối với động lực của cá nhân đang cố gắng thoát khỏi khủng hoảng sự nghiệp của mình, tạo cảm hứng để làm tốt hơn thời gian tới

Hpo Banner