Blog

Ice breakers – Hoạt động làm quen

Đóng góp dễ dàng hơn

Ice breakers – Hoạt động làm quen có thể là một cách hiệu quả để bắt đầu một phiên đào tạo hoặc sự kiện team-building. Là những phiên trò chuyện tương tác, vui vẻ diễn ra trước phiên chính giúp mọi người tìm hiểu lẫn nhau và tham gia vào sự kiện.

Nếu một phiên như thế được thiết kế tốt và tạo điều kiện tốt, nó thực sự có thể tạo ra một khởi đầu tốt đẹp. Thông qua việc tìm hiểu lẫn nhau, tìm hiểu về người điều phối và nghiên cứu về mục tiêu sự kiện, mọi người có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình và từ đó đóng góp hiệu quả hơn hướng tới kết quả thành công.

Nhưng bạn đã từng tham gia vào một sự kiện mà ice breaker trở nên tồi tệ? Một phiên chào đón tuyệt vời có thể khiến sự kiện trở nên dễ dàng, nhưng nếu không thành công nó có thể trở thành thảm họa. Một phiên Ice breaker tồi tệ gây lãng phí thời gian hoặc tệ hơn là khiến người tham gia trở nên lúng túng, khó chịu.

Với tư cách là người điều phối, để có một phiên làm quen thành công rất đơn giản: thiết kế phiên này với các mục tiêu cụ thể trong tâm trí và đảm bảo nó thích hợp và mọi người cảm thấy thoải mái.

Bài viết này giúp bạn xem xét mục tiêu phiên họp của mình, đưa ra một số loại Ice breaker khác nhau mà bạn có thể sử dụng.

Với tư cách là người điều phối, hãy đảm bảo Ice breaker được nhớ đến – như một sự khởi đầu tuyệt vời cho một sự kiện tuyệt vời!

Mục lục

Khi nào nên sử dụng Ice breakers

Như tên gọi, những phiên này được thiết kế để phá băng, giúp mọi người làm quen tại một sự kiện hoặc buổi gặp mặt. Kỹ thuật này thường được sử dụng khi mọi người thường không làm việc cùng nhau hoặc có thể không quen biết nhau, cùng hướng tới một mục đích chung cụ thể.

Xem xét việc sử dụng Ice breaker khi:

  • Người tham gia có lý lịch khác nhau.
  • Mọi người cần liên kết nhanh chóng để làm việc hướng tới mục tiêu chung.
  • Nhóm mới được thành lập.
  • Chủ đề mà bạn đang thảo luận là mới hoặc không quen thuộc với nhiều người liên quan.
  • Là người điều phối, bạn cần hiểu rõ người tham gia và ngược lại.

Vậy “Ice” là gì?

Khi thiết kế hoạt động làm quen, hãy nghĩ đến “tảng băng” cần bị phá vỡ.

Nếu bạn mang những người có cùng chí hướng lại với nhau, “tảng băng” đơn giản phản ánh thực tế là mọi người vẫn chưa gặp nhau.

Nếu bạn tập hợp một nhóm gồm những người ở các cấp khác nhau trong tổ chức cho một cuộc thảo luận mở, thì “tảng băng” có thể đến từ tình trạng khác biệt giữa họ.

Nếu tập hợp những người có lý lịch, nền văn hoá và quan điểm công việc khác nhau trong cộng đồng của bạn, thì “tảng băng” có thể đến từ nhận thức của mọi người về nhau.

Bạn cần phải xử lý những khác biệt này một cách nhạy cảm. Chỉ tập trung vào những điều quan trọng trong sự kiện. (Hãy nhớ rằng, bạn muốn phá một số tảng băng trong sự kiện, chứ không phải khám phá toàn bộ khối băng hay mang lại hòa bình cho thế giới!)

Khi tiếp tục thiết kế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiện, tốt nhất là nên tập trung vào sự tương đồng (thay vì sự khác biệt), chẳng hạn như mối quan tâm chung về kết quả sự kiện.

Thiết kế Ice Breaker

Chìa khóa thành công là đảm bảo hoạt động này tập trung đặc biệt vào việc đáp ứng mục tiêu của bạn và phù hợp với nhóm người có liên quan.

Một khi xác định được “tảng băng”, bước tiếp theo là làm rõ mục tiêu cụ thể cho phiên làm quen.

Ví dụ, khi gặp gỡ để giải quyết vấn đề tại nơi làm việc, mục tiêu có thể là:

Để thiết lập môi trường làm việc hiệu quả cho sự kiện ngày hôm nay với sự tham gia của những người liên quan, không phân biệt cấp bậc, vai trò của họ trong tổ chức.

Với mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bắt đầu thiết kế phiên làm quen. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi liên quan đến việc làm thế nào để đáp ứng mục tiêu của mình. Ví dụ:

  • “Làm thế nào để mọi người thoải mái khi đóng góp?
  • “Làm thế nào để thiết lập sân chơi công bằng cho mọi người từ các cấp bậc và công việc khác nhau?
  • “Làm thế nào để tạo ra ý thức chung về mục đích?”

Những câu hỏi này có thể được sử dụng như danh sách kiểm tra khi thiết kế phiên làm quen:

Phiên làm quen có giúp mọi người cảm thấy thoải mái, thiết lập sân chơi bình đẳng,…?

Để kiểm tra thêm, bạn cũng nên tự hỏi bản thân xem mỗi người sẽ phản ứng thế nào với phiên này. Liệu người tham gia có cảm thấy thoải mái? Họ có cảm thấy phiên họp này thích hợp và đáng giá?

Ví dụ

Có rất nhiều loại hoạt động làm quen, mỗi loại đều phù hợp với những loại mục tiêu khác nhau. Ở đây chúng ta xem xét một số loại phổ biến hơn và cách sử dụng.

Ice Breaker giới thiệu

Được sử dụng để giới thiệu người tham gia với nhau và tạo điều kiện cho cuộc trò chuyện giữa họ trở nên thuận lợi.

Sự thật ít được biết đến: yêu cầu học viên chia sẻ tên, bộ phận hoặc vai trò của họ trong tổ chức, thời gian làm việc và một sự thật ít người biết về bản thân họ.

“Sự thật ít được biết đến” này trở thành yếu tố có thể giúp phá vỡ những khác biệt như cấp bậc/trạng thái trong tương tác tương lai.

Đúng hay Sai: yêu cầu người tham dự tự giới thiệu và đưa ra 3 hoặc 4 câu khẳng định về bản thân, một trong số đó là sai. Bây giờ hãy cho phần còn lại của nhóm bỏ phiếu và xác định khẳng định sai.

Cũng như làm quen với nhau ở mức độ cá nhân, bài tập này giúp mọi người bắt đầu tương tác trong nhóm.

Phỏng vấn: yêu cầu người tham gia tập hợp thành nhóm 2 người. Mỗi người phỏng vấn bạn cặp của mình trong một khoảng thời gian nhất định khi ghép đôi. Khi nhóm họp lại, mỗi người giới thiệu bạn cặp của mình với những người còn lại trong nhóm.

Giải quyết vấn đề: yêu cầu người tham gia làm việc theo nhóm nhỏ. Tạo ra một kịch bản đơn giản cho họ, làm việc trong một khoảng thời gian ngắn. Khi nhóm đã phân tích vấn đề và chuẩn bị phản hồi, yêu cầu mỗi nhóm lần lượt trình bày phân tích và giải pháp của mình cho nhóm rộng hơn.

Mẹo:

Lựa chọn một kịch bản khá đơn giản để mọi người có thể đóng góp. Ý tưởng không phải là để giải quyết vấn đề thực sự mà là “làm nóng” nhóm cho tương tác tương lai hoặc giải quyết vấn đề sau này trong sự kiện. Nhóm cũng sẽ học cách giải quyết vấn đề và tương tác với nhau.

Team-Building Ice Breakers

Được sử dụng để mang các cá nhân lại với nhau, khi họ đang trong giai đoạn đầu của team building. Điều này có thể giúp mọi người bắt đầu làm việc với nhau chia sẻ mục tiêu hay kế hoạch.

The Human Web: tập trung vào mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của mọi người trong nhóm.

Người điều phối bắt đầu bằng một quả bóng buộc dây. Giữ một đầu, chuyền bóng cho một trong những người tham gia và người đó giới thiệu bản thân và vai trò trong tổ chức. Một khi người này giới thiệu xong, hãy yêu cầu anh ta/cô ta chuyền bóng cho một người khác trong nhóm. giao bóng phải mô tả xem anh ta/cô ta liên quan tới (hoặc mong đợi liên quan) tới người kia thế nào. Quá trình này tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người giới thiệu xong.

Để nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhóm, người điều phối bắt đầu chủ đề và mọi người di chuyển.

Quả bóng thách thức: bài tập này tạo ra một thách thức đơn giản, giới hạn thời gian cho nhóm để tập trung vào mục tiêu, khuyến khích mọi người hợp tác với người khác.

Người điều phối sắp xếp nhóm theo vòng tròn và yêu cầu mỗi người ném bóng qua vòng tròn, đầu tiên giới thiệu tên của mình, sau đó nói tên của người mà mình ném bóng cho. (Những lượt đầu tiên, mỗi người ném bóng đến người mà họ biết tên). Khi mỗi người trong nhóm đã ném bóng ít nhất một lần thì đã đến lúc đặt ra thách thức – chuyền bóng xung quanh các thành viên trong nhóm nhanh nhất có thể. Đặt ra thời gian cho quá trình, sau đó yêu cầu nhóm đánh bại khoảng thời gian đó. Khi thách thức tiến triển, nhóm có thể cải tiến quy trình, ví dụ bằng cách đứng gần nhau hơn. Và nhờ đó nhóm sẽ học được cách làm việc theo nhóm.

Hy vọng, lo sợ và mong đợi: phù hợp nhất khi người tham gia đã có hiểu biết đầy đủ về thách thức phải đối mặt với tư cách là một đội. Xếp mọi người vào nhóm hai hoặc ba, sau đó yêu cầu họ thảo luận về mong đợi của họ về sự kiện hoặc công việc phía trước, bao gồm cả sự sợ hãi và hy vọng. Thu thập phản ứng của nhóm bằng cách kết hợp 3 đến 4 hy vọng, sợ hãi và mong đợi từ mỗi nhóm 2, 3 người.

Ice Breakers thăm dò chủ đề

Có thể được sử dụng để khám phá chủ đề ngay từ đầu hoặc thay đổi tốc độ và kích hoạt lại năng lượng của mọi người trong sự kiện.

Liên kết từ ngữ: điều này giúp mọi người khám phá bề rộng khu vực đang thảo luận. Tạo lập danh sách những từ có liên quan đến chủ đề sự kiện hoặc khóa đào tạo. Ví dụ, trong hội thảo về sức khoẻ và an toàn, hãy hỏi người tham gia về các từ hoặc cụm từ liên quan đến “vật liệu nguy hiểm.” Sau đó họ có thể đề xuất:”chất ăn mòn”, “dễ cháy”, “cảnh báo”,… Viết tất cả gợi ý trên bảng, có thể phân cụm theo chủ đề. Bạn có thể sử dụng cơ hội này giới thiệu những điều khoản cần thiết và thảo luận về phạm vi khóa đào tạo hoặc sự kiện.

Đặt ra câu hỏi: cho phép mỗi người có cơ hội đặt ra những câu hỏi chính mà họ hy vọng sẽ được đưa vào sự kiện hoặc khóa đào tạo. Một lần nữa, bạn có thể sử dụng cơ hội này để thảo luận về thuật ngữ chính và phạm vi. Hãy giữ lại câu hỏi và tham khảo lại với họ khi sự kiện diễn ra và kết thúc.

Động não: Động não có thể được sử dụng để làm quen hoặc lấy lại năng lượng trong sự kiện. Ví dụ, nếu mọi người đang sa lầy vào quá trình giải quyết vấn đề, bạn có thể thay đổi tốc độ bằng cách tổ chức một phiên động não nhanh. Nếu đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng, hãy thử động não tạo ra vấn đề thay vì giải quyết chúng. Điều này có thể giúp mọi người suy nghĩ sáng tạo và giúp nhóm tăng mức năng lượng đang có xu hướng giảm dần.

Hpo Banner