Blog

Giảm thiểu căng thẳng do không gian làm việc

Tạo môi trường làm việc thoải mái và lành mạnh

Linh vừa mới chuyển đến văn phòng mới. Không may, đó không phải là một không gian thoải mái – ánh sáng quá mờ, không khí lãnh lẽo và cô thường xuyên bị phân tâm bởi những cuộc đàm thoại lớn tiếng của đồng nghiệp. Cô phải đi làm xa để đến văn phòng mới và thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, bực bội.

Sau vài tuần, Linh nhận ra rằng mình ngày càng căng thẳng và năng suất giảm xuống. Cô bắt đầu khó chịu với nhóm và gia đình của mình.

Sau khi gặp sếp để thảo luận vấn đề, họ đồng ý thực hiện một số thay đổi nhỏ trong văn phòng. Bây giờ, không gian làm việc sáng sủa, không khí ấm áp và thoải mái. Linh giờ đây có thể làm việc từ xa hai ngày một tuần, trong khi vẫn còn nghe điện thoại và cuộc trò chuyện của đồng nghiệp khi ở văn phòng, cô lắng nghe tiếng ồn trắng qua tai nghe và hiếm khi bị gián đoạn bởi những âm thanh này.

Bất kể làm gì và ở đâu, bạn có thể đã trải qua những phiền nhiễu trong môi trường suốt ngày. Nếu không được đề cập, chúng có thể khiên bạn ngày càng căng thẳng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét nguồn gốc của căng thẳng trong không gian làm việc và thảo luận những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để giảm tác động của chúng.

Mục lục

Căng thẳng trong không gian làm việc đến từ đâu?

Căng thẳng trong không gian làm việc có thể đến từ bất kỳ điều kiện vật lý mà bạn nhận thấy như khó chịu, bực bội, không thoải mái hoặc không vui vẻ. Nguồn gốc gây ra căng thẳng do không gian làm việc bao gồm:

  • Ánh sáng kém.
  • Tiếng ồn lớn, chẳng hạn như âm nhạc, tiếng ồn giao thông hoặc cuộc trò chuyện.
  • Ghế hoặc bàn làm việc không thoải mái, hoặc thậm chí tổn hại do căng thẳng thường xuyên ( RSI).
  • Không khí không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như ô nhiễm không khí, khói hoặc mùi khó chịu.
  • Quá đông đúc hoặc chỗ làm việc gần với người khác.
  • Đi làm xa, khó khăn hoặc đông đúc.
  • Điều kiện khí hậu không thoải mái, chẳng hạn như văn phòng quá nóng, quá lạnh, quá ẩm hoặc quá khô.
  • Khu vực văn phòng không sạch sẽ hoặc lộn xộn.

Một vấn đề có thể khá nhỏ nhưng nếu gộp lại, chúng có thể tác động đáng kể đến mức độ căng thẳng mà mọi người trải qua.

Làm thế nào để quản lý căng thẳng do không gian làm việc

Bạn có thể làm một vài điều để giảm bớt hoặc loại bỏ nguồn gốc gây ra căng thẳng nơi làm việc. Mặc dù có thể thực hiện một số thay đổi một mình nhưng bạn có thể cần được sự đồng ý của sếp cho những thay đổi khác.

1. Giảm thiểu tiếng ồn trong văn phòng

Tiếng ồn là một trong những nguồn gốc gây căng thẳng. Mọi người thường coi tiếng ồn xung quanh hoặc thiếu sự riêng tư về âm thanh là yếu tố gây phiền nhiễu trong môi trường làm việc. Một nghiên cứu cho thấy, tiếng ồn văn phòng, đặc biệt là tiếng chuông điện thoại tại bàn làm việc không có người và những cuộc trò chuyện lớn tiếng, khiến mọi người mất tập trung. Một nghiên cứu khác cho thấy,  người lao động giảm động lực và khả năng giải quyết các vấn đề khi tiếp xúc với tiếng ồn văn phòng ở mức độ thấp.

Bạn có thể giảm ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực làm việc bằng nhiều cách.

Trước tiên, hãy xem xét đóng cửa phòng làm việc khi bạn cần tập trung. Khép kín cửa giúp bạn giảm thiểu tối đa sự phiền nhiễu, cả âm thanh lẫn hình ảnh. Tuy nhiên, nếu tổ chức đưa ra chính sách “mở cửa” hoặc nếu làm việc trong phòng nhỏ, đây không phải là lựa chọn dành cho bạn.

Hãy cân nhắc sử dụng tai nghe khi đang làm việc. Nghe nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển, sẽ giúp bạn ít bị phân tâm và cải thiện sự tập trung. Ngoài ra, bạn có thể nghe tiếng thác nước, chim kêu hoặc tiếng ồn trắng để giảm thiểu phiền nhiễu của tiếng ồn xung quanh.

Nếu làm việc trong một văn phòng mở, hãy yêu cầu sếp lắp tường cách âm. Bạn cũng có thể sử dụng thảm hoặc vải lót trên bề mặt và tường để hấp thụ âm thanh.

Cây cối cũng rất quan trọng đối với bất kỳ văn phòng nào. Không chỉ làm giảm ô nhiễm không khí và bổ sung oxy mà còn làm giảm tiếng ồn xung quanh. Một số loài cây như hoa lily hoặc cây si có thể làm giảm tiếng ồn tốt hơn những loài cây khác. Đặt cây cối xung quanh các góc không gian để đạt được hiệu quả làm giảm tiếng ồn tốt nhất. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn nếu bạn sắp xếp rải rác trong không gian so với một cụm cây lớn.

Nếu đồng nghiệp thường xuyên nghe nhạc hoặc nói chuyện điện thoại lớn, hãy yêu cầu họ một cách lịch sự và quyết đoán để được yên tĩnh hơn. Lưu ý rằng, bất kỳ tiếng ồn nào bạn gây ra trong văn phòng có thể là nguồn gốc gây ra căng thẳng cho người khác, do đó hãy cố gắng giữ yên tĩnh.

2. Tạo ra nơi làm việc lành mạnh

Bạn có thể dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi trước máy vi tính. Đó là lý do tại sao ghế, bàn làm việc và máy tính đúng chiều cao và góc độ là rất quan trọng.

Khi những công cụ này không tốt, bạn có thể gặp phải RSI. Tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn này xảy ra khi bạn thực hiện thao tác trong thời gian dài, lặp đi lặp lại như gõ, nhấp chuột hoặc viết. RSI có thể gây tổn thương cơ, dây chằng, dây thần kinh ở cổ, vai, cổ tay hoặc tay.

Tư thế làm việc tốt rất quan trọng để giảm hoặc loại bỏ RSI. Bạn nên làm theo những hướng dẫn sau khi ngồi ở bàn làm việc:

  • Ngồi với bàn chân đặt bằng phẳng trên sàn, với đầu gối thẳng với chân. Đầu gối nên uốn cong theo một góc phải hoặc lớn hơn một chút và nên nhô ra khỏi đầu ghế 2 – 3 inch.
  • Lưng dưới của bạn hơi vòm, có thể được hỗ trợ bởi ghế. Lưng trên cong tròn tự nhiên.
  • Khi đánh máy, khuỷu tay nên uốn cong 90 độ hoặc lớn hơn một chút. Chuột nên được đặt gần máy tính, bạn không phải căng ra để dùng nó.
  • Màn hình máy tính nên được đặt phía trước của bạn, không lệch sang một bên. Không nên đặt quá mắt từ 15 đến 25 inch.
  • Thường xuyên nghỉ giải lao để di chuyển khi đang làm việc. Ngồi lâu tại một vị trí cố định có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây ra RSI. Đi bộ ít nhất khoảng 5 phút mỗi giờ.

Ánh sáng thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên không gian làm việc lành mạnh. Nếu ánh sáng trong văn phòng quá mờ, bạn có thể phải căng mắt để nhìn. Ánh sáng kém cũng có thể gây đau lưng vì bạn có thể liên tục vươn người về phía trước để nhìn thấy rõ hơn một cách vô thức.

Hãy đảm bảo văn phòng bạn được chiếu sáng bằng đèn hoặc nhiều ánh sáng tự nhiên. Di chuyển bàn làm việc đến gần cửa sổ và mở rèm để ánh sách chiếu vào càng nhiều càng tốt. Nếu cây cối chắn mất ánh sáng, hãy cân nhắc việc cắt tỉa chúng.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt hoặc ánh sáng từ màn hình máy tính có thể làm hại cho mắt và khiến bạn làm việc khó khăn hơn.

3. Dọn dẹp và sắp xếp văn phòng

Văn phòng lộn xộn, thiếu tổ chức có thể là gây ra căng thẳng đáng kể, đặc biệt là khi bạn không thể tìm thấy những thứ mình cần hoặc khi văn phòng không được dọn dẹp vì lộn xộn.

Dành thời gian sắp xếp. Bạn có thể muốn thực hiện điều này trước khi bắt đầu một ngày làm việc, khi đồng nghiệp hoặc những nhiệm vụ khẩn cấp ít có khả năng làm bạn mất tập trung. Mặc dù không ai thích đi làm sớm hơn bình thường nhưng nếu làm vậy, bạn sẽ làm việc năng suất hơn.

Đánh giá một cách trung thực những thứ bạn cần và không cần trong văn phòng. Vứt những giấy tờ không đóng góp cho công việc và ưu tiên cho những giấy tờ cần thiết cho công việc. Lướt qua hệ thống hồ sơ, đảm bảo rằng chúng đã được sắp xếp và bạn có thể nhanh chóng tìm thấy thứ mình cần. Bài viết Nghệ thuật sắp xếp sẽ cho bạn biết làm thế nào để sắp xếp giấy tờ và tài liệu điện tử hiệu quả.

Văn phòng hoặc không gian làm việc của bạn phải là một không gian dễ chịu. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để khiến nó trở nên thoải mái và thú vị. Điều này có nghĩa là nhận được sự đồng ý của sếp khi muốn sơn tường màu sáng, treo những tác phẩm nghệ thuật nhẹ nhàng hoặc có ý nghĩa. Không gian làm việc dễ chịu và thoải mái hơn sẽ làm khiến ngày làm việc của bạn trở nên thú vị và hiệu quả.

4. Xem xét việc đi làm

Cho dù lái xe hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng, việc đi lại cũng có thể gây ra căng thẳng cho ngày làm việc của bạn. Nó cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và năng suất. Một nghiên cứu cho thấy rằng, quãng đường đi làm căng thẳng khiến người tham gia thể hiện sự thiếu thân thiện và hiếu chiến trong công việc. Nghiên cứu khác cho thấy những người đi làm xa có nhiều khả năng bị đau lưng, mệt mỏi và lo lắng hơn so với những người đi làm gần.

Bạn có thể giảm bớt căng thẳng trong khi đi làm bằng cách chuẩn bị trước vào buổi tối. Xếp riêng bộ quần áo mà bạn muốn mặc và chuẩn bị bữa trưa. Cố gắng rời khỏi nhà sớm để không bị tắc đường vào giờ cao điểm.

Sử dụng thời gian đi lại để thư giãn hoặc tìm hiểu điều gì đó mới. Nghe nhạc, sách audio hoặc đọc sách (nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng). Đi theo những tuyến đường khác nhau để đến nơi làm việc, mặc dù có thể quãng đường dài hơn nhưng bạn có thể đến nơi cùng thời điểm nếu có ít phương tiện trên đường. Sự đa dạng và giảm căng thẳng đáng giá khi bạn phải đi xa hơn.

Hãy suy nghĩ về việc thiết lập một nhóm nhỏ những người cùng đi làm trong công ty hoặc trong khu phố. Đi làm với người khác có thể giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi khi có người khác lái xe, giảm chi phí và căng thẳng cho tất cả những người tham gia.

Tập thể dục cũng rất quan trọng nếu đi lại căng thẳng. Bạn có thể kết hợp tập thể dục vào lịch trình bận rộn bằng cách đi bộ trong giờ ăn trưa, đăng ký tại phòng tập thể dục gần văn phòng. Bằng cách đi đến phòng tập ngay sau khi làm việc, bạn sẽ tránh được giờ cao điểm và cảm thấy bình yên, tràn đầy sinh lực khi về nhà.

Hãy hỏi sếp liệu bạn có thể làm việc từ nhà một đến hai ngày một tuần để giảm tác động của việc đi làm. Hoặc, liệu có thể sắp xếp thời gian linh hoạt cho phép bạn làm việc vào khoảng thời gian khác; ví dụ đến trước một tiếng ra ra về trước một tiếng có thể giúp bạn giảm căng thẳng khi đi làm vào giờ cao điểm.

Cuối cùng, nếu quãng đường đi lại quá dài và khiến bạn mệt mỏi, hãy cân nhắc chuyển chỗ ở đến gần nơi làm việc hơn.

Những điểm chính

Căng thẳng trong không gian làm việc đến từ những nhân tố khiến bạn khó chịu hoặc bực bội khi đang cố gắng làm việc. Đó có thể là tiếng ồn, mùi lạ hoặc khó chịu, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, nơi làm việc không thoải mái hoặc gây ra chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại.

Để giảm thiểu nguồn gốc gây ra căng thẳng tại văn phòng hoặc khu vực làm việc, hãy cố gắng giảm thiểu tiếng ồn văn phòng, tạo ra nơi làm việc lành mạnh, sắp xếp văn phòng và cải thiện việc đi lại.

Hpo Banner