Blog

Giải mã Trí tuệ xúc cảm của nhà Lãnh đạo Tài ba (EQ)

Sức mạnh Vượt trội của Trí tuệ Cảm xúc:

Mục lục

Với IQ, người ta Tuyển lựa bạn; Nhưng với EQ, người ta Đề bạt bạn.

Theo Talent Smart, 90% nhân viên có hiệu suất cao ở nơi làm việc sở hữu EQ cao, trong khi đó 80% nhân viên có hiệu suất thấp có EQ thấp. 

12

34

Vậy EQ là gì?

Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (Emotinal Intelligence) Do hai nhà tâm lý học Mỹ Peter.Salovey và John Mayer sử dụng năm 1990. Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence – EI) thường được đo lường bằng chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient – EQ) của mỗi cá nhân.

5

EQ được hiểu là “khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân và của người khác.”

EQ còn được hiểu là khả năng tự kiềm chế tình cảm, tự đánh giá, khả năng kiểm soát và chế ngự những khát vọng, đam mê, khả năng kỷ luật tự giác, khả năng tư duy tích cực, tìm ra được nhiều giải pháp để giải quyết công việc.

Ví dụ:

Giả sử bạn đang vừa vào thang máy, nhưng bạn kịp nhận ra là có người bên ngoài cũng đang muốn đi vào thang máy giống bạn, vậy bạn sẽ phản ứng thế nào:

  1. Bấm nút mở (open) từ bên trong để giúp họ.
  2. Để tự họ bấm nút (open) từ bên ngoài.
  • Nếu bạn chọn phương án (1), bạn là người có chỉ số xúc cảm cao. Đây không đơn thuần là phép lịch sự mà là sự nhạy cảm với tình huống
  • Người có EQ cao sẽ biết cách hành xử trong mọi tình huống có anh ta tham gia để làm cho các bên cảm thấy thoải mái. Khả năng này đôi khi được người ta gọi là khả năng “đọc” tình huống.

6

Sự khác biệt giữa IQ và EQ

Anh Giang Còi có IQ rất cao:

  • Anh ấy có khả năng lập luận, rất có khả năng phân tích và logic và đặt một mục tiêu “thép” vào công việc.
  • Anh ấy học những thứ mới rất nhanh.
  • Tuy nhiên, anh ta lại không để ý đến việc mình đang nghĩ gì và người khác đang nghĩ gì.
  • Nếu mọi thứ không được như anh ta mong muốn, anh ta sẽ trở nên nóng nảy và chỉ trích người khác.
  • Anh ta không thể gần gũi với những người không thông minh bằng mình và kém đồng cảm.
  • Tất cả những điều này làm cản trở anh ta làm việc hiệu quả trong nhóm mặc dù chỉ số IQ rất cao.

Anh Quang Tèo có EQ rất cao:

  • Anh ấy hoà thuận với mọi người, và kiểm soát cảm xúc của mình cũng rất tốt.
  • Điều này giúp anh ta làm việc hiệu quả, mặc dù trong công ty một số người có IQ cao hơn.
  • Anh có khả năng hiểu những thành phần của cảm xúc trong giao tiếp, và sử dụng cả khả năng kinh nghiệm lẫn sự hiểu biết về cảm xúc của mình.
  • Anh ta có thể ảnh hưởng và động viên mọi người bởi vì anh ta hiểu điều gì làm mọi người quan tâm, và là một nhà ngoại giao xuất sắc.
  • Anh ấy rất linh hoạt, sáng tạo khi phải đối mặt với thử thách, và không bao giờ nản lòng khi phải đối mặt với những thất bại trước mắt.
  • Anh ấy rất được yêu mến và kính trọng.

7

5 cách để Cải thiện nhanh chóng Trí tuệ cảm xúc của bạn

Không giống IQ, không thay đổi đáng kể trong suốt cuộc đời, EQ của chúng ta có thể phát triển và gia tăng với khao khát học hỏi của chúng ta. Dưới đây là 5 chìa khoá để cải thiện nhanh chóng trí tuệ cảm xúc của 1 người:

  1. Khả năng xử lý những cảm xúc tiêu cực của 1 người
  • Có lẽ không có khía cạnh nào của EQ quan trọng hơn là khả năng kiểm soát hiệu quả những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, để chúng không áp đảo chúng ta và ảnh hưởng đến sự đánh giá của chúng ta. Để thay đổi cách chúng ta cảm nhận về 1 tình huống, chúng ta trước tiên phải thay đổi cách chúng ta nghĩ về nó.
  • Tiến sĩ thần kinh – tâm thần học Daniel Amen đã phát triển 1 bài tập được gọi là “Trị liệu ANT – Tiêu diệt những ý nghĩ tiêu cực tự động hoá của chúng ta” giúp chúng ta kiểm tra bản chất của những trải nghiệm tiêu cực của chúng ta và liên kết với nó theo cách làm giảm những cảm xúc tiêu cực của chúng ta.
  1. Khả năng giữ bình tĩnh dưới áp lực

Hầu hết chúng ta đều trải nghiệm một số mức độ stress trong cuộc sống. Cách chúng ta xử lý những tình huống stress có thể tạo ra sự khác biệt giữa trở nên thích đáng (assertive) vs. phản ứng (reactive), cân bằng vs. mệt mỏi. Khi bị áp lực, điều quan trọng nhất cần nhớ là giữ cho mình bình tĩnh. Sau đây là 1 số mẹo:

  • Nếu bạn cảm thấy tức giận với ai đó, trước khi bạn nói điều gì đó mà bạn có thể hối hận sau này, hay hít thở sâu và đếm chậm đến 10. Trong hầu hết các tình huống, trước khi bạn đếm đến 10, bạn sẽ tìm ra được 1 cách tốt hơn để truyền thông về vấn đề, vì vậy bạn có thể làm giảm, thay vì làm cho vấn đề phức tạp. Nếu bạn vẫn tức giận sau khi đếm đến 10, nếu có thể hãy đi ra ngoài, và quay lại với vấn đề sau khi bạn bình tĩnh.
  • Nếu bạn cảm thấy lo lắng và bồn chồn, hãy vỗ nước lạnh lên mặt bạn và hít thở không khí trong lành. Nhiệt độ lạnh có thể giúp làm giảm mức độ lo lắng của bạn. Tránh thức uống có cafein có thể kích thích sự bồn chồn của bạn.
  • Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, trầm cảm, hoặc chán nản, nhụt chí, hãy thử những bài tập aerobic mạnh. Tiếp thêm sinh lực cho bản thân. Cách chúng ta sử dụng cơ thể của mình ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta cảm nhận. Khi bạn trải nghiệm cơ thể đầy sức sống, sự tự tin của bạn cũng sẽ tăng lên.
  • Nếu bạn cảm thấy quá tải, lộn xộn, rối rắm, mắc kẹt, hoặc không có cảm hứng, hãy ra ngoài trời. Hoà mình vào tự nhiên, vào màu xanh của cây và của bầu trời, nó sẽ có tác dụng làm bạn bình tĩnh. Hãy tìm 1 quang cảnh rộng và nhìn ra xa. Đi bộ. Hít thở sâu. Làm tâm trí trống rỗng. Quay lại với 1 quan điểm mới mẻ.
  • Nếu bạn cảm thấy cô đơn, hãy tắm nước nóng.
  1. Khả năng đọc được những tín hiệu xã hội

Người có EQ cao nhìn chung có khả năng nhận thấy và diễn giải khá chính xác những biểu hiện cảm xúc, cơ thể và lời nói của người khác. Họ cũng biết làm thế nào để truyền thông hiệu quả để làm rõ những ý định. Dựa vào tài liệu của Ronald Adler và Russell Proctor II, sau đây là 1 số mẹo để làm tăng tính chính xác của việc đọc những tín hiệu xã hội:

  • Khi chúng ta nhìn thấy 1 sự thể hiện từ 1 ai đó mà chúng ta không hiểu hoàn toàn, hãy đi đến ít nhất 2 diễn giải có thể xảy ra trước khi nhảy đến kết luận. Ví dụ, tôi có thể bị xúi giục nghĩ rằng bạn của tôi không đáp lại cuộc gọi của tôi vì anh í phớt lờ tôi, hoặc tôi có thể xem xét khả năng rằng anh í đang rất bận.
  • Khi chúng ta tránh cá nhân hoá những hành vi của người khác, chúng ta có thể nhận thấy những biểu hiện của họ 1 cách khách quan hơn. Mọi người làm những việc họ làm vì bản thân họ nhiều hơn là vì chúng ta. Mở rộng tầm nhìn của chúng ta về tình huống có thể làm giảm khả năng hiểu lầm.
  • Khi cần, hãy tìm kiếm sự làm sáng tỏ, rõ ràng. Nếu cần thiết, hãy hỏi người đó làm rõ lý do tại sao cô í hành xử như vậy. Hỏi những câu hỏi mở như: “Tôi chỉ là tò mò, bạn có thể nói cho tôi biết tại sao…” và tránh những lời buộc tội và chỉ trích. So sánh lời nói của người đó với ngôn ngữ cơ thể và hành vi để kiểm tra tính nhất quán.
  1. Khả năng trở nên thích đáng và bộc lộ những cảm xúc khó khăn khi cần thiết

Có những lúc trong cuộc sống của chúng ta, điều quan trọng là thiết lập những ranh giới thích hợp để mọi người biết chúng ta đứng ở đâu. Chúng có thể bao gồm việc nói “không” mà không cảm thấy tội lỗi, quyền thể hiện sự bất đồng mà không bị khó chịu, đặt ra những sự ưu tiên của chúng ta, bảo vệ bản thân khỏi sự cưỡng ép và nguy hại.

1 phương pháp để xem xét khi cần bộc lộ những cảm xúc khó khăn là kỹ thuật XYZ – Tôi cảm thấy X khi bạn làm Y trong tình huống Z. Sau đây là 1 số ví dụ:

  • “Tôi cảm thấy thất vọng khi bạn không làm theo khi bạn nói với tôi bạn sẽ làm.”
  • “Tôi cảm thấy tổn thương khi bị bạn làm trò cười trong bữa ăn tối qua.”

Tránh dùng những câu bắt đầu với “bạn” và theo sau là những lời chỉ trích, buộc tội, như “bạn là…”, “bạn nên…”, “bạn cần…”. Vì nó sẽ đặt người nghe vào thế phải phòng vệ và làm họ ít cởi mở trước những gì bạn nói.

  1. Khả năng thể hiện những cảm xúc thân mật trong những mối quan hệ cá nhân gần gũi

Khả năng bộc lộ hiệu quả và xác nhận những cảm xúc yêu thương, nhạy cảm là quan trọng để duy trì những mối quan hệ cá nhân gần gũi. Trong trường hợp này, “hiệu quả” nghĩa là chia sẻ những cảm xúc thân mật với 1 ai đó trong 1 mối quan hệ phù hợp, theo 1 cách nuôi dưỡng và xây dựng, và khả năng đáp lại khi người khác làm tương tự.

Tiến sỹ tâm lý John Gottman gọi sự bộc lộ những cảm xúc thân mật là “bidding”. Bidding có thể là bất kỳ phương pháp kết nối tích cực nào giữa 2 người khao khát 1 mối quan hệ gần gũi. Ví dụ:

  • Bằng lời: “Bạn đang cảm thấy thế nào?”, “Tôi yêu bạn”, “Tôi thích nó khi chúng ta nói chuyện như vậy”, “Tôi rất vui khi chúng ta dành thời gian bên nhau”, “Bạn là 1 người bạn tốt”.
  • Ngôn ngữ cơ thể: tương tác mắt tích cực, ôm, cười.
  • Hành vi: mời đồ ăn hoặc đồ uống, 1 món quà sâu sắc, 1 tấm thiệp cá nhân, cùng tham gia những hoạt động tạo ra 1 mối quan hệ gần gũi hơn.

Tất cả những điều trên nói rằng, “Tôi quan tâm đến bạn,” “Tôi muốn kết thân với bạn,” và “Bạn là người quan trọng trong cuộc đời tôi.”

8

Một số mô hình Phân nhóm EQ:

Mô hình 1: Salovey và Mayer đề xuất 4 loại khả năng:

  1. Tiếp nhận cảm xúc – khả năng phát hiện giải mã các cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói và các giả tạo văn hóa (cultural artifact). Tiếp nhận cảm xúc đại diện cho một khía cạnh của TTXC, như là nó làm cho tất cả các xử lý thông tin cảm xúc khác trở thành có thể.
  2. Sử dụng cảm xúc – khả năng khai thác các cảm xúc để thuận tiện cho nhiều hành vi nhận thức, như là nghĩ và giải quyết vấn đề. Trí tuệ cảm xúc cá nhân có thể tích lũy đầy đủ ngay lúc người ta thay đổi tâm trạng để phù hợp trực tiếp nhất với công việc.
  3. Hiểu cảm xúc – khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ các mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Ví dụ như hiểu cảm xúc hoàn thiện khả năng nhạy bén trước các thay đổi rất nhỏ giữa các cảm xúc, và khả năng nhận biết và mô tả các cảm xúc tiến hóa theo thời gian.
  4. Quản lý cảm xúc – khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác. Vì vậy, TTXC cá nhân có khai thác các cảm xúc, thậm chí cả những cảm xúc tiêu cực, và quản lý chúng để đạt được mục tiêu đã định.

Mô hình này bị chỉ trích trong nghiên cứu là thiếu hiệu lực trực diện và tiên đoán.

[line]

Mô hình 2:

9

Còn Daniel Goleman tập trung về TTXC như là mảng sâu rộng các năng lực và kỹ năng điều khiển hiệu suất lãnh đạo. Mô hình của Goleman phác thảo 4 cách xây dựng TTXC chính:

  1. Tự nhận thức — khả năng đọc các cảm xúc và nhận ra ảnh hưởng của họ khi sử dụng cảm nhận Gut để hướng đến các quyết định.
  2. Tự quản lý — bao gồm điều khiển các cảm xúc, kích thích và thích nghi để thay đổi hoàn cảnh.
  3. Nhận thức xã hội — khả năng cảm nhận, hiểu và phản ứng với các cảm xúc của người khác khi nhận thức mạng xã hội.
  4. Quản lý mối quan hệ — khả năng truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng và phát triển các kỹ năng khác khi quản lý xung đột.

Mô hình của Goleman bị chỉ trích chỉ là tâm lý bình dân. (Mayer, Roberts, & Barsade, 2008).

10

Bài tập trắc nghiệm EQ số 1 (đơn giản): 

(Daniel Goleman)

  • Điểm 1: Hiếm hoặc không đúng
  • Điểm 2: Đôi khi hoặc gần đúng
  • Điểm 3: Thường xảy ra hoặc hoàn toàn đúng

Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây và cho điểm:

  1. Bạn có cảm xúc như thế nào trong phần lớn thời gian của bạn không( vui, buồn , chán nản,hận thù, đố kỵ,…)?
  2. Bạn có thử hiểu quan điểm của người khác ngay cả khi đang tranh luận không?
  3. Bạn có cách nhìn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống không
  4. Bạn có thường xuyên chia sẻ cảm xúc của mình với người khác không?
  5. Bạn có kiểm soát được tính khí của bạn ngay cả khi đang căng thẳng không?
  6. Bạn có mục tiêu và kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu đó không?
  7. Bạn có chăm chú nghe như thế nào và nhắc lại những điều vừa nói không?
  8. Bạn có cân nhắc mọi khả năng trước khi đi đến quyết định không?
  9. Bạn có biết suy nghĩ về những nhu cầu của mình như thế nào và thực hiện những nhu cầu đó không?
  10. Bạn có thời gian để vui đùa với những người bạn yêu mến không?

KẾT QUẢ

  • 25 ĐIỂM TRỞ LÊN: chỉ số cảm xúc thuộc loại ưu. Thông tuệ cảm xúc như vậy làm tươi sáng cuộc sống của bản thân và của cả những người xung quanh. Hãy cố gắng duy trì lối sống đó.
  • 16-24 Điểm: Cũng tốt nhưng đừng dừng lại và thỏa mãn, hãy cố gắng để hoàn thiện mình.
  • 10-15 Điểm: Đáng phàn nàn cần rèn luyện để nâng cao chỉ số cả xúc của mình.

[line]

Bài trắc nghiệm EQ số 2 (chi tiết):

Hãy đánh giá bản thân qua các tình huống dưới đây và cho điểm mỗi câu từ 1 đến 5 điểm (1 là có ít và 5 là có nhiều).

  1. Tôi vẫn thoải mái và tự tin dưới áp lực.
  2. Tôi có thể xử lý cảm xúc tiêu cực, không để trở thành đau khổ.
  3. Tôi tập trung, không bỏ sót cả những chi tiết nhỏ trong công việc.
  4. Tôi sẵn sàng thừa nhận với những sai lầm.
  5. Tôi nhạy cảm trước tâm trạng và cảm xúc của người khác.
  6. Tôi có thể nhận thức phản hồi hoặc lời chỉ trích mà không trở thành cố chấp.
  7. Tôi nhanh chóng lấy lại bình tỉnh khi tôi giận dữ hay buồn bã.
  8. Tôi luôn có cảm giác trung thực trong giao tiếp.
  9. Tôi có thể chấp nhận thực tế một cách nhanh chóng sau thất bại.
  10. Tôi nhận thức được hành vi của mình tác động như thế nào với những người khác.
  11. Tôi chú ý lắng nghe mà không vội vả kết luận.
  12. Tôi có một kế hoạch (mỗi tháng một lần hoặc quý) để xem xét lại các mục tiêu của tôi đã như thế nào, có thật sự tôi muốn sống cuộc sống của tôi như thế không?

Số điểm của bạn? Hãy cộng tất cả số điểm của 12 câu trên, mỗi câu từ 1 đến 5 điểm (1 là có ít và 5 là có nhiều). Sau đây là những gợi ý:

[line]

12-24 Điểm:

Xin khen ngợi sự thẳn thắng của bạn. Mặc dù bạn có thể là một chuyên gia kỹ thuật hoặc có IQ rất cao, nhưng chỉ số cảm xúc – EQ của bạn là rất thấp. Nó cho thấy, có thể bạn có một số công việc để làm. Nhưng nếu với chỉ số cảm xúc này, bạn có thể thấy mình thường chán nản, hoặc mất phương hướng trong cuộc sống.

  • Bạn có dừng lại và chờ đợi để cho những cảm xúc mạnh mẽ vượt qua trước khi bạn phản ứng hay để cho cảm xúc lấn át?
  • Bạn có để sự nông nổi điều khiển – thay vì thiết lập kế hoạch của riêng bạn dựa trên khả năng?
  • Bạn đáp ứng với thách thức cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và bất an chứ không phải là niềm đam mê và mục đích?

Đừng tuyệt vọng! Trí thông minh cảm xúc không phải là bẩm sinh – nó có thể được học hỏi và cải thiện. Chúng ta có thể điều chỉnh, nâng cao nó, “Nếu cuộc sống là 10% những gì xảy ra cho chúng ta và 90% là do cách chúng ta phản ứng như thế nào, thì chính chúng ta nắm giữ quyền tạo ra cuộc sống chúng ta muốn!”

[line]

25 – 34 Điểm:

Những người có chỉ số cảm xúc trong phạm vi này thường thấy mình “hụt hẩng” so với đồng nghiệp và ngay cả người thân của họ. Họ dường như ít khả năng để đối phó với sự thay đổi, căng thẳng và khó khăn. Một số người cũng gặp trầm cảm hoặc cảm thấy ‘mất mát’ trong cuộc sống.

  • Bạn có để sự nông nổi điều khiển – thay vì thiết lập kế hoạch của riêng bạn dựa trên khả năng?
  • Bạn đáp ứng với thách thức cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và bất an chứ không phải là niềm đam mê và mục đích?

EQ có thể được học hỏi và cải tiến với tưởng thưởng xứng đáng! Nghiên cứu của các nhà doanh nghiệp và người lao động tại một số các tổ chức hàng đầu thế giới cho thấy, chỉ số EQ được cho là gấp đôi chỉ số IQ và kỹ năng kỹ thuật để kết hợp trong việc xác định ai sẽ là người xuất sắc.

Nâng cao EQ giúp các mối quan hệ tốt hơn, sức khỏe nhiều hơn và triển vọng một cuộc sống hạnh phúc hơn! Để làm được việc này, bạn có thể bắt đầu từ sự tự nhận thức làm nền tảng để nâng cao EQ. Hãy tự hỏi mình:

  • Những tình huống thường tạo ra căng thẳng và stress cho bạn? Làm thế nào để bạn xử lý những tình huống này?
  • Những suy nghĩ tiêu cực gì thường đến trong tâm trí của bạn? Chúng là những tưởng tượng hay sự thật trong thực tế?
  • Bạn có e sợ khi chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của bạn với những người khác?

Nếu chúng ta gặp khó khăn khi thể hiện nhu cầu tình cảm – nếu chúng ta thường xuyên quan tâm những người khác nghĩ gì với nhu cầu riêng của mình – đó là điều sẽ đưa đến cảm giác trống rỗng, thù địch, hay chán nản vào một ngày nào đó. Đừng để điều này xảy ra cho bạn! Hãy chăm sóc bản thân mình! Quan tâm chính nhu cầu của bạn. Nó có thể khó khăn lúc đầu – nhưng nghiên cứu cho thấy nó sẽ còn hơn là một thắng lợi. Vì vậy, hãy di chuyển vào trong ‘vùng khó chịu’ để thể hiện những nhu cầu và bạn sẽ được thưởng cho công việc khó khăn của bạn nhiều lần hơn! Đây là một trong những bước quan trọng để gây dựng trí thông minh cảm xúc. Bạn sẽ được hạnh phúc hơn – và những người xung quanh bạn sẽ hiểu bạn nhiều hơn. Hãy nhớ rằng, nếu cuộc sống là 10% những gì xảy ra cho chúng ta và 90% là do cách chúng ta phản ứng như thế nào, thì chính chúng ta nắm giữ quyền tạo ra cuộc sống chúng ta muốn!

[line]

35 – 44 Điểm:

Bạn có điểm EQ trên mức trung bình – với nền cơ bản để phát triển! Bạn có khả năng nhạy cảm với cảm xúc của những người xung quanh bạn – đồng nghiệp của bạn, bạn bè, gia đình và các khách hàng quan trọng. Bạn cũng nhận thức được hành vi của bạn tác động vào người khác. Tuy nhiên, trong khi bạn có thể hiểu người khác và nhu cầu của họ – bạn phải nhớ cho riêng bạn! Đừng ngại khi tỏ lộ một cách trung thực những nhu cầu và cảm xúc này. Trên thế giới cũng đã thừa sự cao đạo, nó không cần có thêm bạn nữa! Hãy biết rằng, niềm đam mê của bạn cũng cần được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động

Chúng ta phí thời gian trong vai trò của chúng ta, thậm chí khi không có niềm vui hoặc sự hài lòng. Cuộc sống chúng ta trở thànhtẻ ngắt bởi những vụn vặt. Chắc chắn, việc quét nhà, rửa chén là cần làm; công việc phải được đáp ứng đúng thời hạn… nhưng chúng ta cũng cần phải dừng lại và tìm biết những gì sẽ cho chúng ta niềm vui lớn lao và ý nghĩa hơn. Nếu chúng ta không thường nhắc nhở chính mình, chúng ta tự đánh mất mục đích của cuộc sống, chúng ta có nguy cơ trở thành thù địch và hoài nghi. Hãy tự hỏi mình:

  • Những tình huống thường tạo ra căng thẳng và stress cho bạn? Làm thế nào để bạn xử lý những tình huống này?
  • Những suy nghĩ tiêu cực gì thường đến trong tâm trí của bạn? Chúng là những tưởng tượng hay sự thật trong thực tế?
  • Bạn có e sợ khi chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của bạn với những người khác?
  • 3 điều gì là ý nghĩa lớn nhất trong cuộc sống của bạn?

Nếu bạn có chủ tâm với những điều này, bạn sẽ nâng cao được tiềm năng và sự tìm kiếm sẽ hiệu quả hơn cho hạnh phúcn thành tựu trong cuộc sống.

[line]

45 – 54 Điểm: 

Xin chúc mừng! Bạn có trí thông minh cảm xúc rất cao. Đây là tin tốt! Chỉ số EQ tính cho gấp đôi chỉ số IQ và kỹ năng kỹ thuật khi kết hợp trong việc xác định người xuất sắc.

Cấp EQ của bạn có khả năng đã và sẽ là một trình điều khiển hiệu suất cao cho bạn trong nhiều năm nữa. Trong khi bạn đang làm tốt, đừng quên dành thời gian thoát khỏi sự bận rộn ngày qua ngày để dừng lại và suy ngẫm về những ý nghĩa lớn nhất trong cuộc sống của bạn. Nếu chúng ta không thường nhắc nhở chính mình, chúng ta tự đánh mất mục đích của cuộc sống, chúng ta có nguy cơ trở thành thù địch và hoài nghi.

[line]

55 – 60 Điểm: 

Chúc mừng EQ đặc biệt của bạn! Chúng tôi rất ấn tượng!

Tuy nhiên, nếu bạn có số điểm trong phạm vi này thì: Hoặc là bạn có chỉ số rất cao trong trí tuệ cảm xúc hoặc rất thấp. Sao lại có thể như thế?

Bởi kết quả này có thể có từ mức độ kiến thức cao của bạn hoặc do sự thiếu hoàn chỉnh khi bạn phải tự nhận thức để đánh giá bản thân cho chính xác. Vì lý do tự nhận thức là nền tảng năng lực của trí tuệ cảm xúc! Bạn có thể phải làm rõ từ một tư vấn khác như đồng nghiệp, bạn bè, hoặc thành viên gia đình để xác nhận điểm số của bạn. Hoặc là bạn đã đánh giá điểm quá cao hoặc bạn phải có một chặng đường dài để vượt qua.

Hpo Banner