Blog

Đổi mới để phát triển

Benjamin Franklin đã từng nói:

“Rộng vẫn mặc được, nhưng hẹp chắc chắn rách.”

Mục lục

1. Khác biệt quan trọng

Chương trình nghiên cứu năm 2008: Growing Global Executive Talent – Phát triển tài năng lãnh đạo toàn cầu, cho thấy 3 phẩm chất lãnh đạo hàng đầu rất quan trọng trong tương lai, bao gồm:

  • Khả năng tạo động lực cho nhân viên (35%);
  • Am hiểu các nền văn hóa trên thế giới (34%);
  • Và khả năng chủ động đổi mới và thích ứng (32%).

Thế giới đã thay đổi, cá nhân nhà lãnh đạo cần thay đổi.

Đơn cứ như việc một nhà lãnh đạo di chuyển từ nơi này đến nơi khác, quốc gia này đến quốc gia khác, nền văn hoa này đến nền văn hóa khác, ngày càng là một xu hướng phổ biến và mang tính bắt buộc, khi dòng tiền chạy quanh thế giới.

Cho nên, có thể ngoai ngữ không phải là môn mà nhà lãnh đạo giỏi nhất những ngày còn đi học, nhưng di chuyển ra khỏi vùng văn hóa của mình, họ cần học ngoại ngữ.

Và họ thay đổi.

Sẵn sàng để ra khỏi vùng thoải mái, học hỏi liên tục để thích nghi với môi trường xung quanh phát triển không ngừng, là một dấu tích cho sự khác biệt quan trọng giữa các nhà lãnh đạo thành công và không thành công.

2. “Sinh tồn mỗi ngày: Tại sao người thông minh làm điều ngu ngốc”

2.1. “Kịch bản hành vi”

Trong cuốn “Sinh tồn mỗi ngày: Tại sao người thông minh làm điều ngu ngốc” của Laurence Gonzales, Giảng viên tại Viện nghiên cứu quốc gia Lawrence Livermore, tác giả đề cập đến những sai lầm ngớ ngẩn mà con người thực hiện khi chúng ta làm theo một kịch bản không phù hợp với thực tế.

Ông giải thích rằng bộ não của chúng ta đã tạo ra “kịch bản hành vi” và chúng ta tự động thực hiện kịch bản này, và đó là nguyên nhân của những sai lầm ngớ ngẩn thường thấy.

Ví dụ, khi lớn lên, chúng ta xây dựng một kịch bản hành vi buộc giày của mình. Qua nhiều lần buộc giày, não bộ rút ra được một kịch bản được cho là hoàn chỉnh, và thế là ta cứ theo kịch bản hoàn chỉnh này năm này qua năm khác mà không bao giờ mảy may nghĩ thêm chút nào

Một ví dụ về một kịch bản về hành vi là khi chúng ta học tránh né một cái gì đó được ném về phía mình.

2.2 Chúng ta đơn giản hóa thế giới nhưng vẽ tương lai bằng quá khứ

Các kịch bản về hành vi giúp:

  • Đơn giản hóa thế giới của chúng ta,
  • Hành động hiệu quả hơn: di chuyển nhanh hơn với nỗ lực ít hơn.

Nhược điểm:

  • Khiến chúng ta không xem xét thực tế tình hình, và bỏ qua những tín hiệu, như cách nói của Gonzales: quyết định một cách không thực sự quyết định. Đó chỉ đơn giản là hành vi tự động.
  • Chúng ta có xu hướng không thử những gì kịch bản cho kết quả xấu hoặc bất khả thi: “đây là cách chúng tôi đã luôn luôn thực hiện nó”, rồi từ chối.

Gonzales trích lời của Henry Plotkin, một nhà tâm lý học tại Đại học College London, người đã nói rằng chúng ta có xu hướng “vẽ tương lai bằng những gì đã làm trong quá khứ”. Dẫn tới, ta sẽ làm những gì ta đã làm được, ta sẽ không làm những gì ta chưa từng làm được.

3. Bảy lời khuyên giúp phát triển khả năng thích ứng

Nghiên cứu kỹ kịch bản hành vi trong mỗi tình huống, vì nó tác động rất “tự động” tới bạn và là một thách thức cho bất cứ ai muốn cải thiện kỹ năng lãnh đạo

Phân biệt giữa quan sát và suy luận, giữa thực tế và phỏng đoán.  Suy luận và phỏng đoán có thể bị ảnh hưởng bởi các kịch bản hành vi, và nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là giúp nhân viên của mình dừng việc bị ảnh hưởng bởi kịch bản hành vi.

Linh hoạt. Áp dụng linh hoạt các thủ tục, quy định đang có, và hướng về hiệu suất hoạt động nhiều hơn những khuôn mẫu đã thành công trong quá khứ.

Vùng thoải mái càng rộng, ta càng phát triển.Kinh doanh trên kiến thức cũ sẽ thành công? Kỹ năng không cần cập nhật mới? Trong môi trường làm việc ngày nay, cá nhân thông minh và chuyên nghiệp, hiển nhiên câu trả lời là “không”. Nhà lãnh đạo cần thích nghi bằng cách liên tục phát triển và “tái sinh” bản thân.

Trong “Nghĩ lại về tương lai”, Warren Bennis nói: “Giống như loài rắn. Chúng lột xác, chúng lột bỏ lớp vỏ của chúng. Nhưng hóa ra không phải vậy. Đó là phát triển và biến đổi. Và những nhà lãnh đạo phải có khả năng thích ứng phi thường. ”  Điều này áp dụng cho mọi cấp độ trong tổ chức: đổi mới hoặc tái cơ cấu

Loại bỏ thói quen không phù hợp. Nếu chỉ còn ngày mai,bạn sẽ làm gì để cải thiện tình hình?

Sử dụng lý thuyết KAI – Thích nghi và cải tiến – xác định đặc điểm của nhân viên trong quá trình xem xét và ra quyết định.

  • Những người giỏi thích nghi:tiếp cận vấn đề linh hoạt, có phương pháp và tổ chức để giải quyết vấn đề, ​​và có nhiều khả năng tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề trong khuôn khổ hiện tại hơn là phát triển một cách thức hoàn toàn mới. 
  • Những người thích cải tiến: cách tiếp cận vấn đề không theo trật tự, cách nghĩ của họ độc đáo, và họ khéo léo và có thể tìm kiếm giải pháp với những suy nghĩ không theo lối mòn.
  • Nhóm thứ nhất làm mọi thứ tốt hơn, nhóm kia làm mọi thứ khác biệt. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là cân bằng cho toàn đội.

Đánh giá khả năng thích ứng của bạn, bằng cách đánh giá 4 tiêu chí:

  1. Hào hứng với những ý tưởng mới.
  2. Thích ứng với các tình huống.
  3. Xử lý các nhu cầu đột xuất.
  4. Thay đổi chiến lược.

Tóm lại:

Với nhà lãnh đạo: khả năng thích nghi không chỉ là một “cái gì đó hay hay,” đó là một lợi thế cạnh tranh cho bản thân nhà lãnh đạo, và tổ chức của mình.

Với tổ chức, những gì nhà lãnh đạo có thể làm ngày hôm nay để mở rộng quan điểm, để kéo dài những giới hạn, sẽ mở rộng phạm vi và ý nghĩa của những gì tổ chức đang đóng góp cho thế giới này.

Hãy để đầu óc bạn nên vô định, vô dạng như nước kia…. (Lý Tiểu Long)

Hpo Banner