Blog

CFR – Cuộc trò chuyện, Phản hồi và Ghi nhận trong Doanh nghiệp

Cung cấp cho nhân viên các phản hồi về hiệu suất và cơ hội phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất.

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiệm vụ này thường bị đẩy xuống khá xa trong danh sách việc cần làm của nhà quản lý.

Sẽ không có gì ngạc nhiên, khi nhiều nhân viên của bạn nói rằng, họ không nhận được phản hồi về hiệu suất trong suốt cả năm.

  • 67% nhân viên nói rằng quản lý của họ không hoặc dành quá ít thời gian để có những cuộc trò chuyện liên tục với nhân viên về hiệu suất.
  • 65% nhân viên muốn có thêm thông tin phản hồi từ quản lý trực tiếp.
  • 69% nhân viên nói rằng sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu nỗ lực của họ được ghi nhận.

PMS 2.0 – Quản lý hiệu suất liên tục là một cách tiếp cận mới đầy sáng tạo, để:

  • Tăng sự gắn kết của nhân viên, và
  • Mang lại kết quả cao hơn cho doanh nghiệp của bạn.

Không giống như quản lý hiệu suất truyền thống, quản lý hiệu suất liên tục giúp nhân viên dễ dàng sắp xếp các mục tiêu cá nhân với kết quả mong muốn của công ty; Đồng thời, cung cấp cho nhân viên những phản hồi liên tục, các cuộc trò chuyện huấn luyện thường xuyên và tăng cường sự ghi nhận.

OKR + CFR = Quản lý hiệu suất liên tục.

Vậy CFR là gì?

CFR là viết tắt của 3 từ:

  • Cuộc trò chuyện (conversation),
  • Phản hồi (feedback)
  • và Ghi nhận (recognition).

Các yếu tố này, cùng với OKR, là nền tảng cho quá trình Quản lý hiệu suất liên tục.

  1. Các cuộc trò chuyện (chủ đạo là Checkin OKR): Trao đổi giữa người quản lý và nhân viên về mục tiêu hiệu suất.
  2. Phản hồi: Phản hồi hai chiều, giữa quản lý và nhân viên, để đánh giá tiến độ và những bài học chính xác cho những nỗ lực hành động trong tương lai.
  3. Ghi nhận: Bày tỏ sự đánh giá cao của bạn cho nhân viên về những đóng góp của họ.

Cả ba thành phần của CFR thúc đẩy:

  • Tính minh bạch,
  • Trách nhiệm,
  • Sự tham gia
  • Và tinh thần đồng đội trong toàn tổ chức.

Làm thế nào CFR đóng góp cho quản lý hiệu suất liên tục?

CFR (Cuộc trò chuyện, Phản hồi và Công nhận) thay thế phương pháp đánh giá hiệu suất hàng năm đã lỗi thời.

  • Thông qua các cuộc trò chuyện thường xuyên, nhà quản lý giúp nhân viên xác định và giải quyết các rào cản – trong tiến trình thực hiện mục tiêu – trước khi quá muộn.
  • Ngoài ra, các cuộc trò chuyện CFR, giúp nhà quản lý xác định các kiến thức và kỹ năng còn thiếu để huấn luyện và đào tạo nhân viên.
  • CFR buộc nhà quản lý và nhân viên gặp gỡ thường xuyên hơn, điều này giúp đội nhóm gắn kết và thúc đẩy tinh thần đồng đội.

Thêm nữa,

Giá trị lớn của CFR, mà cá nhân tôi đánh giá cao nhất, đó chính là sự “Ghi nhận”.

Ghi nhận là món ăn tinh thần không thể thiếu giúp nhân viên của bạn đắm đuối theo đuổi mục tiêu tới cùng.

Hpo Banner