Blog

8 bước xây dựng chiến lược truyền thông trên internet

Tạo dựng sự hiện diện mạnh mẽ của thương hiệu trên internet.

Trừ khi bạn sống cách ly xã hội trong vài năm qua, nếu không, bạn nhận thấy rằng mạng xã hội hiện nay là một trong những cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất giúp bạn có thể kết nối với khách hàng.

Bất kể khách hàng của bạn là ai, dù là người về hưu, người cao tuổi, thế hệ X hay thế hệ Y thì cơ hội tốt để tiếp cận họ tốt nhất là thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Và nếu bạn không làm điều này, bạn sẽ không cạnh tranh được với đối thủ.

Sự hiện diện của các phương tiện truyền thông xã hội là rất cần thiết nếu bạn muốn cạnh tranh trên thị trường ngày nay. Nhưng chỉ đơn giản là tạo ra một hồ sơ trên các trang mạng xã hội hoặc thỉnh thoảng post một vài bài viết là không đủ để tiếp cận khách hàng. Mà bạn cần một chiến lược.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá giá trị của một chiến lược truyền thông xã hội là gì và tìm hiểu những bước bạn nên làm để xây dựng sự hiện diện thành công.

Mục lục

Chiến lược truyền thông trên internet là gì? Tại sao bạn cần nó?

Để đảm bảo bạn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hữu ích nhất, điều quan trọng là phải biết mục đích của bạn là gì và bạn sẽ đạt được những mục tiêu đó như thế nào. Để có thể đạt được mục đích thông qua phương tiện truyền thông xã hội, bạn cần phải phát triển một chiến lược tư duy rõ ràng và cẩn thận.

Chiến lược đúng đắn sẽ làm tăng sự nhận biết về thương hiệu, nâng cao lòng trung thành thương hiệu, giảm chi phí tiếp thị và mang lại sức cạnh tranh cao hơn cho công ty.

Ví dụ về một chiến lược truyền thông xã hội thành công

Trong năm 2009, khi Công ty Ford Motor chuẩn bị tung ra chiếc Fiesta được thiết kế lại ở Mỹ, nó đã đưa ra một phương pháp marketing mới. Thay vì chi hàng chục triệu đô la cho một chiến dịch quảng bá, nó đã tặng 100 xe hơi mới cho những người có sức ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội

Hơn sáu tháng, người nhận đã đăng hơn 60.000 bài viết về xe hơi của họ. Các bài đăng này tạo ra hàng triệu lần click chuột, bao gồm 6,5 triệu lượt xem trên YouTube. Ford cũng đã thu được 2,5 triệu người theo dõi Facebook và Twitter mới trong suốt chương trình quảng cáo. Quan trọng hơn, sự thành công của hàng ngàn thanh niên (từ 16 đến 24 tuổi) đã tạo ra nhận thức về thương hiệu trước khi tung ra thị trường là 37%, tạo ra 50.000 lượt bán hàng mới, thúc đẩy 35.000 lượt thử nghiệm lái xe….

Bằng cách kết nối với những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đối với phương tiện truyền thông xã hội nhất, Ford đã biến nội dung của họ thành giá trị cho thương hiệu của mình. Nhưng công ty đã không chỉ đưa cho họ những chiếc xe mà nó đã đưa ra một chiến lược truyền thông xã hội chi tiết đầu tiên, để đảm bảo rằng chiến dịch của nó sẽ thành công.

Chiến lược truyền thông xã hội tốt nên kết hợp với các mục tiêu marketing của bạn, mô tả các công cụ xã hội mà bạn định sử dụng để đạt được chúng và các chỉ số đo lường sự tiến bộ đối với nó. Kế hoạch càng cụ thể thì càng có hiệu quả.

Thực hiện theo kế hoạch tám bước của chúng tôi để xây dựng chiến lược truyền thông xã hội thành công.

Làm sao để tạo được chiến lược truyền thông hiệu quả?

Không có phương pháp nào phù hợp với tất cả các tổ chức để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thành công, nhưng một số nguyên tắc cơ bản sau có thể áp dụng trên tất cả các nền tảng, thương hiệu và đối tượng. Kế hoạch tám bước này sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi tức trên đầu tư thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Bước 1: Xác định mục tiêu truyền thông xã hội

Bước đầu tiên trong việc phát triển chiến lược truyền thông xã hội là xác định mục tiêu của bạn là gì. Có lẽ bạn muốn tăng nhận thức về thương hiệu. Hoặc có lẽ bạn muốn xây dựng mối quan hệ với khách hàng, gia tăng lượng truy cập vào trang web của công ty, tiếp thị sản phẩm hoặc chia sẻ các ưu đãi đặc biệt.

Chọn hai hoặc ba mục tiêu ưu tiên nhất và tập trung xem làm thế nào bạn có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để đạt được mục tiêu đó.

Dù mục đích của bạn là gì hãy tuân theo quy tắc đặt mục tiêu smart: cụ thể, đo lường, có thể đạt được, thực tế, và thời gian bị ràng buộc. Quyết định cách bạn sẽ đo lường thành công. Ví dụ: nếu bạn muốn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, hãy đặt mục tiêu là tăng 25 phần trăm khách hàng. Nếu bạn muốn xây dựng nhận thức về tổ chức hoặc thương hiệu của mình, hãy đặt ra mục tiêu số lượng bài đăng mỗi ngày hoặc mỗi tuần và xác định có bao nhiêu lượt thích, chia sẻ hoặc nhận xét mà bạn muốn nhận được.

Bước 2: Đánh giá tình trạng sử dụng truyền thông xã hội hiện tại của tổ chức

Nếu doanh nghiệp của bạn đã từng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, hãy sử dụng mục tiêu và thông số bạn đã xác định ở Bước 1 để phân tích mức độ hiệu quả hiện tại. Bạn có đạt được mục tiêu của mình? Nếu có, bạn có thể muốn xem xét lại cách thiết lập. Nếu không, bây giờ là thời gian để giải quyết tại sao.

Hãy suy nghĩ về các diễn đàn bạn đang sử dụng. Bạn không nhất thiết phải chú ý đến quá nhiều phương tiện truyền thông cùng một lúc, đặc biệt nếu bạn có thời gian để tham gia vào phương tiện truyền thông xã hội, hãy tìm ra nơi bạn nhận được kết quả tốt nhất và tập trung nỗ lực vào đó.

Tiếp theo, xem xét liệu các bài viết của bạn có đáp ứng mục tiêu hay không. Bạn có đang kết nối với khách hàng mục tiêu của mình hay họ bỏ qua bài đăng của bạn? Sử dụng phân tích để xem lại lưu lượng truy cập của mỗi bài đăng và trang web và xác định loại nội dung nào đạt được truy cập nhiều nhất và ít nhất.

Bước 3: Hiểu khách hàng

Để tạo mối liên hệ với khách hàng, bạn cần phải xây dựng hình ảnh rõ ràng họ là ai, sở thích của họ và những hoạt động họ muốn làm.

Bắt đầu bằng cách xác định khách hàng lý tưởng. Bạn đang cố gắng tiếp cận ai thông qua các phương tiện truyền thông xã hội? Nhân khẩu học của họ (tuổi, sở thích, nghề nghiệp, thu nhập và động cơ) là gì?

Khi bạn đã xác định đúng khách hàng lý tưởng, chiến lược của bạn sẽ nhắm đến mục tiêu tốt hơn và kết quả đem lại sẽ tốt hơn, Bạn cũng có thể sử dụng thông tin này để xác định phương tiện truyền thông xã hội nền tảng nào sẽ sử dụng và loại nội dung và hoạt động nào để đầu tư.

Bước 4: Chọn đúng kênh

Khi bạn suy nghĩ về phương tiện truyền thông nào nên sử dụng trong Bước 2. Bây giờ, hãy xem xét liệu chúng có khớp với hồ sơ đối tượng của bạn hay không.

Facebook sẽ cung cấp cho bạn khả năng tiếp cận rộng nhất. Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp dịch vụ cho các chuyên gia kinh doanh, sẽ thích hợp hơn khi phát triển trên LinkedIn trong khi Pinterest hoặc Instagram có thể hứa hẹn nhiều hơn nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất, thời trang.

Để biết trang truyền thông xã hội nào tốt nhất đối với bạn, hãy kiểm tra số liệu thống kê được xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Bước 5. Lên kế hoạch viết nội dung

Đã gần 20 năm trước đây, Bill Gates đã viết bài “Content is King”. Nó chỉ ra nếu không có nội dung hay, bạn sẽ không giữ được sự quan tâm của khán giả.

Nội dung cần phản ánh tiếng nói và thị trường tổng thể của công ty bạn, nhưng cũng nên phù hợp với nền tảng mà bạn đang sử dụng. Từ văn hóa trực tuyến đến số ký tự trong một bài đăng, mỗi loại phương tiện truyền thông xã hội đều có các yêu cầu riêng.

Hãy suy nghĩ về cách bạn muốn định vị thương hiệu của mình như thế nào. Bạn muốn giáo dục hay chỉ mang tính chất giải trí cho khách hàng? Liệu khách hàng của bạn thích một bài viết trên blog hay một hình ảnh hoặc đồ họa có thể hấp dẫn hơn?

Những khách hàng mục tiêu của bạn có thể nhận được quá nhiều nội dung từ các đối thủ cạnh tranh và các công ty khác. Hãy chắc chắn rằng bạn thêm giá trị và thưởng cho họ để họ dành thời gian đọc nó. Luôn luôn nhắm tới mục đích tạo ra nội dung có liên quan, hấp dẫn và xứng đáng với sự chú ý của họ. Nếu bạn không dành thời gian trong ngày bận rộn của bạn để đọc nó, họ cũng sẽ không!

Các nhà cạnh tranh thành công đang làm gì với phương tiện truyền thông xã hội của họ? Nền tảng mà họ sử dụng là gì, mức độ thường xuyên đăng tải, họ sử dụng lối viết như thế nào.v.v..Tìm hiểu thói quen của họ và thích nghi với tổ chức bạn. Đừng chỉ tin tưởng vào bản năng của bạn: đặt các loại nội dung khác nhau vào bài kiểm tra và xem cái nào nhận được phản hồi mạnh mẽ nhất.

Lấy cảm hứng từ các thương hiệu như Taco Bell, Starbucks, KLM Airlines, những sản phẩm này đã xây dựng một lượng lớn khách hàngtheo dõi phương tiện truyền thông xã hội, nhưng hãy nhớ rằng khách hàng của họ có thể khác với khách hàng của bạn. Điều hiệu quả với họ có thể không hiệu quả đối với bạn. Điều quan trọng là tiếp tục thử nghiệm các loại nội dung khác nhau và quan sát điều gì xảy ra.

Và bất kể loại nội dung bạn chọn là gì, hãy nhớ rằng khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, khách hàng phải tương tác với bạn. Hãy nhớ điều gì đã làm cho Ford thành công như ngày hôm nay – nếu bạn có chiến lược truyền thông xã hội đúng đắn, chính khách hàng sẽ giúp bạn tạo nội dung làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn đối với người khác.

Bước 6. Quyết định đăng tải khi nào và bằng cách nào

Quyết định thời gian đăng bài thường mang tính chủ quan cao: không có thời gian hoàn hảo phù hợp với mọi tổ chức. Hãy quan sát thói quen trực tuyến của khách hàng và tìm ra khi nào họ hoạt động tích cực nhất và có khả năng quan tâm đến việc tham gia với bạn nhiều nhất. Nếu đối tượng của bạn thuộc phạm vi toàn cầu, bạn có thể lập lịch đăng bài trong ngày để đạt các múi giờ có liên quan.

Bạn cũng cần phải quyết định mức độ thường xuyên đăng bài. Nếu bạn đăng quá thường xuyên, dẫn tới nguy cơ “spam” người theo dõi và đẩy họ đi.

Nếu bạn không đăng thường xuyên, lúc này ai đó đã thu hút sự chú ý của họ và bạn có thể mất cơ hội kinh doanh.

Cách tốt nhất để xác định đúng tần số là hãy thử nghiệm và rút kinh nghiệm. Nếu bạn đăng 15 lần một ngày và mất người theo dõi, hãy giảm số lượng bài đăng. Ngược lại, nếu bạn chỉ đăng một lần mỗi ngày và không có người nào theo dõi, thì hãy tăng số lượng bài đăng. Chìa khóa ở đây là sự nhất quán: đăng một cách ngẫu nhiên có thể khiến bạn trở nên không đáng tin cậy.

Một cách để tổ chức các bài đăng hiệu quả là lên lịch, bạn có thể sử dụng lên lịch các bài đăng và theo dõi chi tiết, chẳng hạn như thời hạn, mạng, loại nội dung, từ khoá, tiêu đề và trạng thái. Bạn có thể tạo ra một lịch đơn giản nhờ vào Microsoft, Excel. Khi có lịch làm việc chi tiết, chiến lược truyền thông xã hội của bạn sẽ được gắn kết chặt chẽ hơn.

Bước 7. Lập kế hoạch một cách thích hợp

Thực hiện chiến lược truyền thông xã hội cần có thời gian và công sức, vì vậy, trừ khi bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi, nếu không hãy nhờ người khác giúp đỡ.

Nhiệm vụ triển khai và duy trì sự hiện diện phương tiện truyền thông xã hội có thể là trách nhiệm của người quản lý truyền thông hoặc nỗ lực cả nhóm. Nhưng bất cứ ai liên quan đến bạn, đảm bảo rằng họ hiểu bạn đang thiết lập sự hiện diện trực tuyến như thế nào và đào tạo cho họ hiểu làm thế nào để tạo ra các bài đăng và cập nhật tình trạng của bài đăng .

Nếu viết blog là một phần của chiến lược, hãy đảm bảo rằng các bài viết của bạn được viết và chỉnh sửa chuyên nghiệp – nếu không bạn có nguy cơ đẩy thương hiệu đi xuống.

Duy trì sự hiện diện trực tuyến không chỉ đơn giản bằng cách lập các bài đăng theo lịch trình mà còn là xây dựng mối quan hệ – vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đủ thời gian để kiểm tra và trả lời nhận xét của những người theo dõi

Bước 8. Đánh giá tiến trình và điều chỉnh chiến lược

Tạo chiến lược truyền thông xã hội chỉ là sự khởi đầu.

Phương tiện truyền thông xã hội là một sân chơi với nhịp độ nhanh. Xu hướng ngày hôm nay có thể cũ vào ngày mai, vì vậy điều quan trọng là bạn luôn đánh giá lại chiến lược hoạt động của mình.

Đo lường tiến trình hướng tới các mục tiêu bằng cách sử dụng các phân tích trên trang web như Facebook Insights để xác định xem bài đăng cá nhân đang hoạt động như thế nào và lưu ý tránh bị cám dỗ khi tập trung mọi nỗ lực vào việc theo đuổi những người theo dõi, thích và chia sẻ. Mức độ tương tác cao là tốt, nhưng hãy giữ chiến lược của bạn tập trung vào hoạt động liên quan đến mục tiêu kinh doanh.

Tương tác sẽ cho biết nội dung bài đăng tốt như thế nào với khán giả, nhưng không đủ. Hãy tìm cách để đo lường số lượng khách hàng tiềm năng truy cập phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như số khách hàng đã xem quảng cáo Facebook và nhấp vào liên kết tới trang web công ty bạn.

Ngoài ra, hãy xem xét làm thế nào để đo lường lợi ích từ việc này. Đây là một nhiệm vụ khá khó khăn, vì lợi ích của phương tiện truyền thông xã hội thường là vô hình. Thay vào đó, hãy tập trung vào các số liệu chất lượng hơn liên quan đến mục tiêu tổng thể. Ví dụ: nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu của mình, giám sát các loại cam kết khác nhau, chẳng hạn như những người tải nội dung của bạn hoặc đăng ký bản tin của bạn.

Những thay đổi nhanh chóng trên thị trường và trong chính các phương tiện truyền thông xã hội, có nghĩa là chiến lược của bạn cần linh hoạt. Nếu bạn thấy rằng cái gì đó không hiệu quả hãy thay đổi nó. Nếu một xu hướng mới xuất hiện, hãy điều tra xem nó có hữu ích cho bạn hay không. Sẵn sàng để thích ứng và điều chỉnh cách tiếp cận bằng cách kiểm tra thường xuyên để xem điều gì đang là xu hướng và điều gì không phải, sau đó điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

Những điểm chính

Thành công trên các phương tiện truyền thông xã hội liên quan đến rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ đăng tải nội dung. Nó đòi hỏi một chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng liên kết hoạt động trực tuyến với mục tiêu kinh doanh của bạn.

Để đưa ra một chiến lược, hãy bắt đầu với mục tiêu và đánh giá liệu những nỗ lực truyền thông xã hội hiện tại có đang hướng đến mục tiêu này hay không. Hãy suy nghĩ về khách hàng tiềm năng. Họ là ai? Ưu tiên và lợi ích của họ là gì và phương tiện truyền thông xã hội nào họ có nhiều khả năng hoạt động nhất?

Đầu tư thời gian vào suy nghĩ về nội dung bài đăng. Mục tiêu của bạn là để giáo dục hay giải trí? Các bài viết của bạn có hấp dẫn khán giả hay chỉ cần cập nhật đủ thông tin cho họ? Nghiên cứu thật kỹ khách hàng để xác định khi nào và bao lâu đăng cập nhật phù hợp.

Cuối cùng, đã tạo ra một chiến lược truyền thông xã hội, hãy giữ cho nó linh hoạt. Xem lại thường xuyên để xem nó có nhận được kết quả mong muốn hay không, nếu không hãy điều chỉnh lại.

Áp dụng

Dành vài phút để nghiên cứu sự hiện diện của phương tiện truyền thông xã hội và các tương tác hiện tại của bạn với người theo dõi.

  • Nếu sự hiện diện phương tiện truyền thông xã hội hiện tại của bạn bị giới hạn, hãy khảo sát khách hàng để tìm hiểu xem họ thích sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như thế nào và sử dụng thông tin đó để cấu trúc lại chiến lược.
  • Đảm bảo có sự tương tác hai chiều. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể tạo ra động lực cho mọi người tương tác với phương tiện truyền thông xã hội.
  • Nghiên cứu mức độ phản hồi nhanh chóng của công ty khi ai đó đăng lên trang web. Đặt thời gian phản hồi mục tiêu cho tất cả các tương tác và đảm bảo đáp ứng mang tính chất cá nhân chứ không tự động hoặc chung chung.
  • Xem các loại nhận xét mà mọi người đăng trên trang web của bạn. Tích cực hay tiêu cực? Hãy suy nghĩ về những gì bạn có thể làm để thưởng và khuyến khích, khen ngợi. Xem xét làm thế nào bạn có thể biến một lá thư khiếu nại thành cơ hội để tăng cường lòng trung thành thương hiệu và xây dựng danh tiếng.
Hpo Banner