Blog

7 bước phát triển doanh nghiệp theo mô hình kim tự tháp

Quản lý 7 bước phát triển của doanh nghiệp.

Hãy tưởng tượng,

Bạn phụ trách một công ty kinh doanh nhỏ. Mặc dù công ty vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng nó có tiềm năng đáng kinh ngạc.

Bạn muốn đảm bảo nó phát triển, nhưng bạn cũng biết cần làm một lượng lớn công việc để biến nó thành một doanh nghiệp mạnh, thành công.

Vậy, làm thế nào bạn hướng công ty qua quy trình này?

Ở giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của chúng, các công ty kinh doanh cần có những hành động nhất định và đưa vào hệ thống chính thức, nếu chúng phát triển xa hơn.

Đây là nơi mô hình Kim tự tháp phát triển tổ chức hữu ích. Mô hình này tạo ra một bản đồ lộ trình mà các công ty trẻ và đang phát triển có thể sử dụng để quản lý các hoạt động cần thiết cho sự tăng trưởng hay phát triển. Bằng cách sử dụng kim tự tháp, các nhà lãnh đạo đảm bảo giải quyết vấn đề quan trọng và đôi khi có thể tránh được những vấn đề nghiêm trọng đi kèm.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kim tự tháp phát triển tổ chức và suy nghĩ xem làm thế nào giải quyết từng bước trong kim tự tháp.

Mục lục

Về Mô hình

Sau hai thập kỷ kinh nghiệm và nghiên cứu về các hệ thống quản lý, Eric Flamholtz và Yvonne Randle đã phát triển mô hình Kim tự tháp phát triển tổ chức và công bố nó trong cuốn sách năm 2000 của họ, “Growing Pains.”

Mô hình kim tự tháp này gồm 7 bước phát triển quan trọng mà các tổ chức cần thực hiện để phát triển thành một doanh nghiệp thành công.

7 bước là:

  1. Xác định khái niệm kinh doanh.
  2. Xác định thị trường.
  3. Phát triển sản phẩm và dịch vụ.
  4. Tiếp cận nguồn lực.
  5. Phát triển hệ thống hoạt động.
  6. Phát triển hệ thống quản lý.
  7. Quản lý văn hóa doanh nghiệp.

Bạn có thể thấy kim tự tháp trong hình 1 bên dưới:

Hình 1 – Kim tự tháp Phát triển tổ chức

Trích từ “Growing Pains” của Eric G. Flamholtz và Yvonne Randle.

Nếu các nhà lãnh đạo hiểu được các bước trong kim tự tháp, họ có thể giúp công ty tăng trưởng với một tốc độ ổn định và đảm bảo không bỏ sót bất kỳ nhiệm vụ quan trọng nào.

Lưu ý:

Xem thêm bài viết Đường cong Greiner và Vòng đời doanh nghiệp của Adizzes – cung cấp cho bạn các quan điểm khác nhau về sự phát triển của doanh nghiệp. Bạn sẽ làm điều tốt nhất với vai trò lãnh đạo nếu bạn hiểu và sử dụng những mô hình này cùng một lúc.

Áp dụng bảy bước

Hãy xem xét từng bước chi tiết hơn và xem xét làm thế nào bạn có thể áp dụng chúng.

1. Xác định khái niệm kinh doanh

Theo Flamhotz và Randle, các công ty nên bắt đầu bằng việc xác định khái niệm kinh doanh, hay nói cách khác đó là lý do họ kinh doanh. Khái niệm kinh doanh xác định tổ chức bạn muốn làm gì và cũng làm rõ nó đại diện cho cái gì.

Ứng dụng

Cho dù bạn bắt đầu với một tổ chức mới hay dẫn dắt một tổ chức hiện có, bạn cần có khái niệm kinh doanh rõ ràng và một chiến lược được tư duy tốt. Chúng thường được thể hiện trong kế hoạch kinh doanh của một công ty và chúng cung cấp cho nhóm bạn sự tập trung và mục đích cần để thành công.

Nếu chưa có, hãy tạo một tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn cho tổ chức. Theo một cách đơn giản và dễ hiểu, tuyên bố sứ mệnh xác định điều tổ chức bạn muốn đạt được và mục tiêu của nó là gì. Tuyên bố Tầm nhìn xác định giá trị và mục đích của tổ chức.

Điều quan trọng là thường xuyên trao đổi với nhân viên, đảm bảo mọi người có một cái nhìn rõ ràng và đầy đủ về điều bạn đang cố gắng đạt được và mục tiêu của tổ chức là gì.

3. Xác định thị trường

Tổ chức bạn không thể làm mọi thứ cho mọi người. Bạn cần xác định thị trường mục tiêu và nghĩ xem làm thế nào đáp ứng nhu cầu của thị trường này. Bạn cũng cần tạo ra một chiến lược xác định xem làm thế nào đánh bại các nhà cung cấp cạnh tranh.

Ứng dụng

Bắt đầu bằng cách nghĩ về những người muốn mua sản phẩm của bạn. Nhóm nào muốn, cần và trả tiền cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Độ tuổi của họ? Nơi sống? Nếu chưa có, sử dụng kỹ thuật phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu và đặc điểm của họ.

Ví dụ, một trong những sản phẩm của bạn có thể hướng tới đàn ông lớn tuổi, trong khi sản phẩm khác có thể phù hợp với nhu cầu của phụ nữ trẻ. Bạn có thể phát triển các sản phẩm khác nhau cho mỗi nhóm và thị trường khác nhau cho chúng, theo một cách giải quyết nhu cầu cụ thể của họ và triển vọng khác nhau.

Sau khi xác định các phân đoạn mục tiêu, bạn cần hiểu làm thế nào để cạnh tranh. 5 yếu tố cạnh tranh của Porter giúp bạn hiểu được ai có quyền lực trong phân khúc, trong khi các bài viết về Phân tích giá trị cốt lõi, phân tích USP, phân tích SWOT giúp bạn suy nghĩ xem làm thế nào để cạnh tranh hiệu quả.

3. Phát triển Sản phẩm và Dịch vụ

Bước thứ ba là phát triển sản phẩm và dịch vụ hữu ích, từ đó bạn có thể đáp ứng nhu cầu của phân khúc mục tiêu.

Nếu tổ chức bạn đã được thiết lập, bạn sẽ có sản phẩm và dịch vụ tại chỗ. Tuy nhiên, bạn có chắc rằng những sản phẩm và dịch vụ này giải quyết đầy đủ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong từng phân khúc? Sản phẩm có thể quá tổng quát, không phù hợp với các nhóm khác nhau?

Ứng dụng

Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phải đáp ứng mong muốn một số lượng đủ lớn người mua trong từng phân đoạn và chúng phải đáp ứng một nhu cầu quan trọng. Trước tiên, nói chuyện với đủ số người trong mỗi đối tượng mục tiêu, tìm hiểu xem họ nghĩ gì và họ muốn gì, một cách chi tiết. Hãy cố gắng có được các thông tin càng chi tiết càng tốt.

Bạn có thể sử dụng phỏng vấn nhóm hoặc khảo sát, cũng như phỏng vấn để thu thập dữ liệu. Ngoài ra, thử nghiệm sản phẩm của bạn với những người này và xem phản ứng của họ ra sao.

Để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu, đổi mới thành công là điều cần thiết. Sử dụng 10 loại đổi mới của Doblin, xác định các khu vực khác nhau trong tổ chức mà bạn có thể tập trung đổi mới. Quy trình đổi mới 4 bước giúp bạn tạo ra giải pháp sáng tạo cho vấn đề và công cụ Phân tích Mô hình Kano giúp bạn cải thiện sản phẩm và dịch vụ hiện tại phù hợp với mong muốn của khách hàng.

4. Tiếp cận nguồn lực

Trong bước này, bạn xác định và tiếp cận các nguồn lực mà tổ chức cần cho sự tăng trưởng. Chúng có thể là máy móc thiết bị, vốn lưu động, hàng tồn kho, không gian bán lẻ hoặc các nguồn lực kinh doanh quan trọng khác. Nó cũng bao gồm tuyển đúng người đúng việc.

Khi đánh giá nguồn lực, hãy xem xét những thứ mà bạn cần bây giờ và trong tương lai. Đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đúng đắn.

Ứng dụng

Để xác định nguồn lực tài chính bạn cần, Lập Dự báo dòng tiền mặt cho 24 tháng tiếp theo. Sử dụng kỹ thuật thẩm định dự án phù hợp xác định các yêu cầu về tiền mặt liên quan đến dự án.

Tiến hành phân tích VRIO để hiểu nguồn lực quan trọng nhất với bạn và đảm bảo bạn có quyền truy cập chúng. Sau đó, tập trung vào chuỗi cung ứng và đảm bảo nó theo dòng chảy, đồng thời đủ mạnh để tồn tại với rủi ro nhất định.

Trong trường hợp bạn cần gia tăng số lượng nhân viên một cách nhanh chóng, chỉ định một người quản lý làm công việc tuyển dụng và đưa ra quy trình tuyển dụng phù hợp.

Nhấn mạnh việc thu hút nhiều ứng cử viên xuất sắc- các ứng viên “đủ tốt” sẽ chỉ thất vọng. Thuê ngoài những hoạt động không cốt lõi và sử dụng nhân viên hợp đồng và người làm việc tự do, khi bạn cần chuyên môn, nhưng không muốn sử dụng ai đó toàn thời gian.

5. Phát triển hệ thống hoạt động

Nhiều tổ chức phát triển nhanh chóng bỏ qua tầm quan trọng của việc có hệ thống hoạt động vững chắc tại chỗ. Đây là những hệ thống chăm sóc hoạt động hàng ngày, bao gồm kế toán; thanh toán; quy trình làm việc, hàng tồn kho và hỗ trợ; hậu cần; tuyển dụng; huấn luyện; quản lý quan hệ khách hàng; sản xuất và quảng cáo. (Các hệ thống bạn cần rõ ràng phụ thuộc vào ngành bạn làm)

Nếu không có một cơ sở hạ tầng thích hợp tại chỗ, tổ chức có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn và nhầm lẫn. Cũng như hệ thống lắp đặt ban đầu, tổ chức được thành lập phải tăng trường và thay đổi những hệ thống này theo thời gian để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng. Trong một doanh nghiệp đang phát triển, con người và hệ thống có thể nhanh chóng trở nên quá tải, có nghĩa những phần then chốt bị “vỡ” cho đến khi bạn khắc phục chúng, đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Mẹo:

Hệ thống chuyên gia có thể gây tốn kém cho các doanh nghiệp nhỏ và trong ngắn hạn, bạn thường có thể quản lý các khu vực trên bảng tính. Điều này ổn – cho đến khi nó không dùng được. Bạn có thể muốn bắt đầu với các hệ thống không chính thức, nhưng, sau đó, hãy thử nâng cấp các hoạt động này trước khi bị quá tải.

Ứng dụng

Bài viết Sơ đồ làn bơi cho bạn thấy quy trình như thế nào, từ đó xác định nơi không hiệu quả và đảm bảo hệ thống thích hợp được đưa ra.

Tìm kiếm người bị stress và nút thắt cổ chai trong tổ chức; đây thường là những dấu hiệu cho thấy quá trình không phù hợp và cần chú ý. Bài viết Lý thuyết về Hạn chế giúp bạn xác định được nút cổ chai.

Bạn cũng có thể sử dụng Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, chuyển đổi quy trình hoặc thậm chí tạo ra những quy trình mới.

6. Phát triển hệ thống quản lý

Hệ thống quản lý của tổ chức xác định cách đội ngũ lãnh đạo quản lý tổ chức. Có bốn phần chính sau:

  • Hệ thống kế hoạch: gồm việc lên kế hoạch hoạt động, lịch trình, dự toán ngân sách và kế hoạch dự phòng.
  • Cấu trúc tổ chức: hệ thống phân cấp của tổ chức.
  • Hệ thống phát triển nhà quản lý: xác định cách tổ chức đào tạo và phát triển các nhà quản lý.
  • Hệ thống kiểm soát hoặc quản lý hiệu suất : bao gồm các hệ thống đánh giá hiệu suất và động lực của nhân viên. Nó cũng bao gồm các cơ chế kiểm soát chính thức, chẳng hạn như kiểm soát nội bộ.

Nhiều tổ chức trẻ không có những hệ thống quản lý này tại chỗ. Tuy nhiên, để duy trì sự kiểm soát khi tổ chức phát triển, điều quan trọng là phải phát triển các hệ thống này và duy trì chúng đúng cách khi tổ chức được thành lập.

Ứng dụng

Chia sẻ sơ đồ cấu trúc tổ chức để mọi người có thể thấy tổ chức được quản lý ra sao.

Sử dụng khung 7s của McKinsey đảm bảo tất cả các yếu tố trong doanh nghiệp đang làm việc với nhau hiệu quả. (Bạn cũng có thể sử dụng Cấu hình Tổ chức của Mintzberg hiểu cấu trúc tổ chức, phân tích sự phù hợp của cấu trúc và đảm bảo nó phù hợp với chiến lược tổng thể)

Tiếp theo, xem xét cách tổ chức bạn giải quyết vấn đề đào tạo và phát triển. Mọi người có các kỹ năng và nguồn lực họ cần để cải thiện? Bạn đã có một quá trình để giải quyết những nhu cầu này? (nếu không chắc chắc về vị trí của các thành viên trong nhóm, tiến hàng đánh giá nhu cầu đào tạo, tìm hiểu nhu cầu của họ)

Cuối cùng, đảm bảo bạn cung cấp phản hồi thường xuyên cho mọi người biết họ đang đi đúng hướng hoặc chỉ ra nơi họ cần cải thiện. Phản hồi này có thể là chính thức, như đánh giá hiệu suất hoặc không chính thức, như một cuộc trò chuyện nhanh hoặc hội thoại email. (Bài viết Công cụ thu thập phản hồi SKS chỉ ra một cách đơn giản, hiệu quả để làm việc này.)

7. Quản lý văn hóa doanh nghiệp

Nếu phải viết về “tính cách” của tổ chức, bạn sẽ viết gì? Giá trị, niềm tin và hành vi nào tổ chức mong đợi từ mọi người?

Văn hóa tổ chức cần phù hợp và đóng góp vào chiến lược của bạn. Lý tưởng nhất, văn hóa doanh nghiệp nên truyền cảm hứng và sinh lực cho nhóm và đây là lý do tại sao việc quản lý văn hóa là nhiệm vụ cuối cùng trong sự phát triển của tổ chức.

Ứng dụng

Đầu tiên, khám phá nền văn hóa hiện tại của tổ chức bạn với Khung giá trị cạnh tranh. Công cụ này giúp bạn xác định văn hóa doanh nghiệp và cải thiện nó hiệu quả.

Bạn cũng có thể sử dụng mô hình văn hóa của Kennedy và Deal, tìm hiểu văn hóa tổ chức và xem nó thuộc loại nào. Bài viết Thiết lập mạng lưới văn hóa hiệu quả cho tổ chức giúp bạn sắp xếp văn hoá của tổ chức với chiến lược tổng thể của bạn.

Cuối cùng, khi tổ chức phát triển, bạn có thể thấy một số người chống lại sự thay đổi. Quản lý thay đổi cho bạn biết làm thế nào vượt qua những rào cản này, từ đó bạn có thể cùng nhau phát triển.

Những điểm chính

Eric Flamholtz và Yvonne Randle phát triển mô hình Kim tự tháp Phát triển tổ chức gồm 7 bước và công bố trong cuốn sách năm 2000 của họ, “Growing Pains”.

7 bước trong kim tự tháp là:

  1. Xác định khái niệm kinh doanh
  2. Xác định thị trường.
  3. Phát triển sản phẩm và dịch vụ.
  4. Tiếp cận nguồn lực.
  5. Phát triển các hoạt động.
  6. Phát triển hệ thống quản lý.
  7. Quản lý văn hóa doanh nghiệp.

Mô hình kim tự tháp giúp nhà lãnh đạo quản lý các giai đoạn tăng trưởng và phát triển trong tổ chức.

Nó cũng được sử dụng để đánh giá xem liệu tổ chức có cần tăng cường hệ thống trong các lĩnh vực trọng điểm để phát triển thêm.

Hpo Banner