Blog

Ý tưởng kinh doanh di sản của Elvis Presley

Elvis Presley được xem là ngôi sao giải trí nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Hiện thời, hàng triệu USD vẫn được thiên hạ đổ vào các đĩa nhạc, phỉm ảnh, các buổi hòa nhạc tưởng niệm và các cuộc đấu giá kỷ vật của ông dù ông đã qua đời từ lâu. Tài sản mà ông vua nhạc rock này để lại chỉ có 4,9 triệu USD và đang bị vơi dần vì chi phí bảo quản chúng.
Trước khi qua đời vào năm 1977, Elvis lâm vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính do các vụ mua bán bản quyền với giá rẻ mạt và thói quen chi tiêu bừa bãi. Elvis đã bán khoảng một tỷ đĩa hát trong suốt sự nghiệp của mình nhưng chỉ nhận được những khoản tiền bản quyền còm cõi. Ông bầu của ông, “đại tá” Tom Parker, đã nhận được 50% trên tổng số tiền thu được trong một vụ thương lượng bản quyền thành công năm 1957, trong khi Elvis chỉ nhận được 10%.
Với tất cả các khoản phí quản lý mà Elvis đã trả, lẽ ra ông phải được bảo vệ trước một thương vụ ngu ngốc đến mức khó tin vào năm 1973. Lúc bấy giờ, do bế tắc về tiền bạc. Elvis yêu cầu Parker bán 700 đĩa gốc mà ông đã ghi âm trong suốt sự nghiệp của mình (bao gồm cả quyền bản quyền cũng như khả năng sử dụng các đĩa gốc để biên soạn trong tương lai). RCA (Radio Corporation of America) đã mua được cả 700 đĩa này với giá rẻ mạt là 5,4 triệu USD. Sau khi trả cho Parker 2,7 triệu USD cho những đĩa hát được nhìn nhận là có giá trị nhất trong lịch sử âm nhạc. Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với nhạc Elvis sau cái chết của ông, 30 năm sau khi qua đời, hàng năm, Elvis vẫn mang lại một khoản lợi nhuận cho RCA lớn hơn bất kỳ một nghệ sĩ nào khác.
Chính thói quen chi tiêu vô độ của Elvis đã làm ông phải bán đi các đĩa hát gốc của mình. Elvis sở hữu ít nhất năm dinh thự xa hoa, bốn máy bay và rất nhiều ô tô đắt tiền. Ông sẵn sàng mua hàng trăm xe hơi để làm quà tặng, vùng tiền qua cửa sổ cho bạn bè và những kẻ xu nịnh lúc nào cũng vây lấy ông.
Ngày ấy, mức thuế thu nhập rất cao và Elvis chẳng bao giờ nhận được một sự  cố vấn nào về thuế. Ông luôn trả mức cao nhất và không hề tận dụng những chiến thuật giảm thuế hợp pháp có sẵn vào thời đó. Chẳng hạn, ông sẵn sàng đóng góp 50.000 USD cho các nhà thờ địa phương vào mỗi dịp giáng sinh mà không hề yêu cầu chiết trừ thu nhập chịu thuế.
Elvis tiêu pha phung phí suốt cuộc đời mình vì ông nghĩ rằng ông có thể kiếm nhiều tiền hơn nữa. Ông được trả 1 triệu USD cho mỗi bộ phim ông tham gia (dù có những phim rất tệ), 250.000 USD cho một buổi ghi âm và hơn 100.000 USD cho một buổi hòa nhạc. Vậy mà, những năm gần cuối đời, ông đã phải đi lưu diễn khắp nơi vì sự bức bối thường trực về tiền bạc.
Tuy nhiên, khối tài sản trị giá 4,9 triệu USD ông để lại sau khi mất không hề sinh lời. Vernon Presley – cha của Elvis – quản lý khối tài sản trên trong hai năm cho đến khi ông qua đời vào năm 1979. Priscilla Presley – vợ cũ của Elvis và là mẹ của Lisa Marie Presley (con gái của Elvis, đồng thời là người thừa kế tài sản), trở thành người quản lý tài sản dưới sự trợ giúp của viên kế toán Joseph Hanks và đại diện của một ngân hàng Memphis.
Theo di chúc của Elvis, tài sản của ông sẽ được bảo quản dưới hình thức giám hộ cho Lisa Marie cho đến khi cô được 25 tuổi. Tuy nhiên, Priscilla đã choáng váng khi nhận ra rằng số tài sản này đang bị hao mòn và có thể trở thành con số không vòa năm 1993, khi Lisa Marie tròn 25 tuổi. Biệt thự Graceland của Elvis ở Memphis tuy ngừng hoạt động nhưng vẫn ngốn một khoản chi phí 500.000 USD mỗi nwam cho việc duy trì an ninh và mua bảo hiểm (những người hâm mộ Elvis luôn quanh quẩn ngoài cổng chính là một sự phiền toái và gây khá nhiều tốn kém). Tiền bản quyền sau năm 1973 của Elvis (sau khi trừ 50% phần thụ hưởng của Tom Parker) là một triệu USD vào năm 1978, nhưng đến năm 1981 chỉ còn lại một nửa. Điều tồi tệ nhất là chính quyền liên bang đã tính lại giá trị tài sản bằng cách tính cả khoản tiền kiếm được sau khi Elvis qua đời là 22,5 triệu USD và thu thêm một khoản thuế trên tài sản thừa kế là 10 triệu USD.
Kể từ năm 1979, Priscilla cùng Jack Soden – một cộng sự cấp dưới của cố vấn tài chính của Priscilla (vừa chết trong một vụ rớt máy bay) – vạch ra một chiến lược mới. Thay vì bán Graceland để cắt giảm chi phí và thanh toán cho Cơ quan thuế, họ đầu tư khoản tiền mặt còn lại trong di sản (khoảng 560.000 USD) nhằm mở rộng Graceland thành một điểm thu hút khách du lịch. Để quản lý thương vụ này cũng nhưng những hoạt động kinh doanh mới ra đời khác, họ lập ra công ty Elvis Presley Enterprise, Inc. (EPE).
Bộ mặt mới của Graceland đã làm công chúng bất ngờ khi nó được khai trương vào tháng 7/1982 (một tháng trước khi kỷ niệm 5 năm ngày mất của Elvis). Priscilla và Soden chỉ mất 38 ngày để thu lại khoản đầu tư vào di sản này. Giờ đây, với phòng ốc sinh động, hai người cùng với các cố vấn và nhân viên của mình bắt đầu lập ra một chiến lược toàn diện. Trước hết, họ tận dụng tất cả những gì có thể từ các poster quảng cáo của Elvis. Kế đến, họ sẽ tiến hành thủ tục để vô hiệu hóa Parker và bản hợp đòng quái quỷ của ông ta. Tiếp theo, họ sẽ chi một số tiền để chống lại những người buôn bán đang lợi dung tên tuổi và hình ảnh của Elvis mà không phải thanh toán cho chủ di sản. Cuối cùng, họ sẽ tiếp tục nâng cấp và tận dụng tối đa mức sinh lợi của Biệt thự Graceland.
Parker rất khôn ngoan khi khăng khăng rằng các nhạc sĩ đã mời Elvis ghi âm bài hát của họ phải trả tiền cho Elvis, nhưng ông ta dã bất cẩn trong việc đăng ký và đặt được tiền bản quyền từ quyền xuất bản nhạc cho các bài hát đó. Vì thế, EPE bắt đầu đòi lại những quyền lợi này và đã tạo ra một dòng thu nhập đáng kể. Đáng tiếc là họ không thể làm gì với những quyền dành cho các buổi biểu diễn trước năm 1973.
Đến năm 1983, những tranh chấp với Parker đã được giải quyết dứt điểm. Một nguoiwf giám họ do tòa án chỉ định (áp dụng trong trường hợp này  vì Lisa Marie còn ở tuổi vị thành niên) nhằm bảo vệ các quyền lợi của Lisa đã kết luận rằng từ sau cái chết của Elvies, Parker đã “vi phạm nghĩa vụ của mình đối với cả Elvis lẫn di sản của Elvis”, bằng cách thực hiện những hành động “quá đáng, khinh suất… và vượt ra ngoài mọi giới hạn pháp lý của các tiêu chuẩn trong ngành”. Với tuyên bố này, Parker đã trở thành bị đơn.
Sau đó EPE thuê luật sư và những người vận động hành lang để giành quyền sử dụng chân dung và tên tuổi của Elvis. Khi một phiên tòa liên bang ra phán quyết chống lại EPE về vấn đề liệu có quyền tài sản trí tuệ đối với hình ảnh của một người đã chết hay không, EPE đã thuyết phục bang Tennessee thông qua một luật tương tự với luật của California cho phép tạo lập một quyền như thế. Luật này đã được tán thành ở tòa án, và chủ di sản vẫn tự tin kiểm soat chân dung của Elvis.
Cuối cùng, Priscilla Presley và Soden đã thận trọng khai thác sự quan tâm của công chúng đối với Elvis thông qua khu biệt thự Graceland. Trong năm đầu hoạt động, điểm du lịch này dã đón tiếp 300.000 du khách. Con số này là 500.000 người vào năm 1988 và tăng dần sau mỗi năm. Năm 1999, 750.000 người đã đến tham quan.
Graceland đang mang lại hơn 20 triệu USD mỗ năm. Giờ đây một du khách có thể tham quan không chỉ tòa biệt thự mà còn cả bảo tàng xe hơi của Elvis, một xe buýt du lịch và hai chiếc máy bay riêng của ông. EPE thậm chí còn trả cho đại tá Parker một khoản tiền ước tính 10 triệu USD cho bộ sưu tập những kỷ vật của Elvis, bao gồm cả một số bức thư tình Priscilla từng viết cho Elvis. Khi làm việc theo mô hình được phát triển và cải tiến bởi Disney, người chủ di sản này luôn thận trọng tìm hiểu những cách thức mới để mở rộng thương hiệu Elvis: một chuyến du lịch đến khu mua sắm các kỷ vật của Elvis mang lại 5 triệu USD mỗi năm; các khách sạn, nhà hàng, hộp đêm, công viên giải trí, và dự án mở rộng kinh doanh ngoài nước Mỹ đều được Priscilla để mắt tới.
Tạp chí Forbes ước tính thu nhập năm 1998 của Elvis quá cố vào khoảng 35 triệu USD. Điều này càng cho thấy Elvis sau khi qua đời kiếm được nhiều tiền hơn Elvis khi còn sống. Với mức thu nhập trên, ước tính tài sản thực tế của Lisa Marie Presley vào khoảng 600 triệu USD là không hề phi lý.
BÀI HỌC THÀNH CÔNG
Từ ý tưởng cho rằng các fan hâm mộ Elvis Presley thường đeo bám trước cổng khu biệt thự Graceland của Elvis có thể trả tiền để được vào tham quan bên trong, một đế chế kinh doanh mới đã ra đời. Priscilla và các cố vấn của mình đã đúng khi nhận diện giá trị của Elvis như một thương hiệu và luôn tối đa hóa giá trị đó với mức rủi ro tài chính thấp nhất.
(Michael Graig)

Hpo Banner