Blog

Tự kỷ luật

Kiên trì cho đến khi đạt được mục tiêu

Trâm thường dậy sớm mỗi sáng để tập thể dục. Cô làm việc rất hiệu quả tại văn phòng làm việc, bỏ qua sự phiền nhiễu và dành tất cả sự chú ý của mình vào các dự án có giá trị cao. Vào buổi tối, cô tham dự lớp học trực tuyến; Cô sẽ tốt nghiệp trong vài tháng tới với bằng MBA.

Làm thế nào mọi người có thể đạt được như Trâm? Và làm thế nào chúng ta có thể đạt được nhiều thành tích trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của mình? Một phần của câu trả lời nằm trong tự kỷ luật. Đây là điều thúc đẩy chúng ta thực hiện tốt mục tiêu. Nếu chúng ta có tự kỷ luật, chúng ta có thể dập tắt niềm vui ngắn hạn (hoặc chịu đựng sự khó chịu ngắn hạn) để theo đuổi lợi ích lâu dài.

Đó là lý do tại sao tự kỷ luật lại rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét tự kỷ luật là gì, tại sao nó lại hữu ích và làm thế nào để phát triển nó.

Mục lục

Tự kỷ luật là gì?

Tự kỷ luật là khả năng tự đẩy mình về phía trước, luôn động viên và hành động, bất kể bạn cảm thấy thế nào. Nó xuất hiện khi bạn cố ý chọn theo đuổi một cái gì đó tốt hơn cho chính mình và bạn làm điều đó mặc dù có nhiều sự phân tâm và các bất lợi khác.

Tự kỷ luật  khác với tự lực hoặc ý chí. Tự lực và ý chí cũng đóng góp vào tự kỷ luật, đó là sự kiên trì để theo đuổi công việc khó khăn.

Tại sao bạn cần tự kỷ luật khi làm việc?

Tự kỷ luật  rất hữu ích trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta.

Ví dụ, đó là điều thúc đẩy bạn làm việc có chất lượng cao hơn, ngay cả khi bạn không cảm thấy hào hứng. Nó mang lại cho bạn sức mạnh để giữ được sự chuyên nghiệp với khách hàng, ngay cả khi bạn đã sẵn sàng để thể hiện thái độ tiêu cực. Nó giúp bạn gắn bó và đạt được những mục tiêu khó khăn mà bạn đặt ra cho chính mình.

Tự kỷ luật cũng cho phép bạn tiếp tục đi đến thành công lớn mặc dù mọi người dường như có thể thấy rằng bạn không thể làm được. Nó cũng có thể cải thiện việc học và nâng cao hiệu suất. Các nghiên cứu cho thấy những sinh viên có mức độ tự kỷ luật cao có khả năng giữ lại kiến thức nhiều hơn những người khác. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các sinh viên có khả năng tự kỷ luật mạnh mẽ thường cẩn thận hơn trong công việc, điều này đã cải thiện hiệu suất của họ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đo mức độ tự kỷ luật của một người là yếu tố tiên đoán thành công chính xác hơn so với IQ của họ.

Làm thế nào để phát triển khả năng  tự kỷ luật

Tự kỷ luật giống như cơ bắp: bạn càng làm việc để phát triển nó và sử dụng nó, nó càng trở nên mạnh hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên bắt đầu với những mục tiêu quá tham vọng. Thay vào đó, hãy đặt những mục tiêu nhỏ và tăng mức thách thức dần dần theo thời gian. Bạn càng luyện tập nhiều thì bạn càng trở nên tốt hơn.

Hãy làm theo năm bước sau để bắt đầu phát triển khả năng tự kỷ luật:

Bước 1: Chọn Mục tiêu

Bắt đầu bằng cách chọn một mục tiêu mà bạn muốn tập trung vào để phát triển khả năng tự kỷ luật

Ví dụ, có lẽ bạn muốn bắt đầu tập thể dục mỗi tối, hoặc bạn muốn đọc một cuốn sách về lãnh đạo trong một tuần để nâng cao kỹ năng. Bạn thậm chí có thể thực hành kỷ luật bản thân với những mục tiêu rất nhỏ như tập trung vào một tác phẩm trong một giờ mà không kiểm tra email hoặc tránh thức không ăn thức ăn không lành mạnh trong một ngày

Hãy nhớ rằng, bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ là cách tốt nhất để bắt đầu phát triển khả năng tự kỷ luật. Khi khả năng tự kỷ luật tốt hơn, bạn có thể tập trung vào nhiều lĩnh vực hơn trong cuộc sống.

Đảm bảo bạn thiết lập mục tiêu SMART – cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, liên quan và bị ràng buộc về thời gian – và phá vỡ mục tiêu thành các tiểu mục phụ nhỏ hơn bạn có thể làm được.

Bước 2: Tìm kiếm động lực

Khi bạn đã chọn được mục tiêu, liệt kê các lý do tại sao bạn muốn đạt được mục tiêu đó. Cố gắng thể hiện những lý do này một cách tích cực.

Vì vậy, thay vì nói rằng “Tôi muốn tập thể dục ba lần một tuần để giảm cân”, bạn hãy nói “tôi muốn tập thể dục để có sức khỏe chơi với lũ trẻ và làm việc thành công hơn” Hoặc thay vì nói “Tôi muốn đặt nhiệm vụ này trong Danh sách công việc của mình”, hãy nói “tôi muốn thực hiện nhiệm vụ này, để tôi có thể đạt được mục tiêu, nhận được lời khen ngợi từ sếp và cảm thấy hài lòng với công việc.”

Khi liệt kê các lý do tại sao bạn muốn đạt được điều gì đó, bạn sẽ dễ dàng thực hiện công việc hơn.

Mẹo:

Bài viết Tạo động lực bản thân cung cấp cho bạn các chiến lược bổ sung cho việc tìm kiếm và phát triển động lực.

Bước 3: Xác định trở ngại

Bây giờ bạn cần phải xác định những trở ngại sẽ phải đối mặt khi làm việc hướng tới mục tiêu và đưa ra một số chiến lược khắc phục.

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng mục tiêu của bạn là đọc một cuốn sách về lãnh đạo trong vòng một tuần để nâng cao kỹ năng. Trong quá khứ, bạn đã phải đối mặt với một số trở ngại trong việc đạt được mục tiêu này. Ví dụ: khi bạn tìm thấy một cuốn sách bạn thích, thật khó để bạn có thể dành thời đều đặn mỗi tối để đọc cuốn sách này. Công việc hằng ngày và việc gia đình khiến bạn chỉ có thời gian rảnh vào cuối mỗi buổi tối. Và, bạn sẽ bị phân tâm bởi email trong máy tính bảng khi bạn đang đọc.

Một khi bạn đã xác định được những trở ngại, hãy đưa ra một chiến lược để vượt qua từng trở ngại đó. Trong ví dụ này, bạn có thể làm như sau:

  • Thay vì đi đến hiệu sách, hãy dành một giờ để xem cuốn sách đó trực tuyến Tìm những cuốn sách bạn quan tâm và được đánh giá tốt. Hãy tìm chúng cùng một lúc và tải xuống 1 cuốn e-book, để bạn luôn có một cuốn sách để đọc.
  • Tìm kiếm thêm thời gian trong ngày để tập trung vào việc đọc sách. Có lẽ bạn có thể đọc trong giờ ăn trưa của mình hoặc trong khi bạn đang đợi đón con mình đi học. Giữ cuốn e-book luôn ở bên cạnh, bạn sẽ tìm được thời gian thích hợp để đọc trong ngày.
  • Tắt chế độ thông báo khi bạn muốn tập trung vào việc đọc.

Nhiều lần, việc tự kỷ luật bị đổ vỡ bởi vì chúng ta chưa xác định được những trở ngại sẽ phải đối mặt để đạt được mục tiêu của mình và chưa phát triển các chiến lược để vượt qua chúng. Khi những trở ngại này xuất hiện, chúng ta không chuẩn bị để đối phó với nó và điều này làm lay động quyết định của chúng ta. Nên nhớ đừng bỏ qua bước này!

Bước 4: Thay thế Thói quen cũ

Khi chúng ta phát triển khả năng tự kỷ luật, chúng ta thường cố gắng để phá vỡ thói quen xấu và thay thế nó bằng một cái gì đó hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu thói quen đó bị ràng buộc vào một thời gian nhất định trong ngà, phá vỡ nó có thể để lại một lỗ hổng. Vì thế nếu không thay thế thói quen đó bằng một cái gì đó khác, thì sự vắng mặt của nó trở nên dễ nhận thấy hơn.

Một ví dụ điển hình là nếu bạn đang cố gắng ngừng mua sắm trực tuyến khi bạn nghỉ ngơi. Thói quen xấu này sẽ phá vỡ sự tập trung và chú ý của bạn, bởi vì bạn có thể online khoảng 20-30 phút mỗi lần.

Một khi bạn đã quyết định dừng lại, hãy xác định một hành vi mới mà bạn có thể  thay thế khi cần nghỉ ngơi nhanh. Thay vì lướt qua các cửa hàng trực tuyến, bạn có thể đi lấy một tách cà phê hoặc đi dạo bộ bên ngoài. Những hành vi này sẽ giúp hỗ trợ mục tiêu và củng cố kỷ luật của bản thân, thay vì  không làm gì khi nghỉ ngơi.

Bước 5: Theo dõi Tiến bộ

Khi làm việc với khả năng tự kỷ luật, bạn nên chú ý đến đến việc làm thế nào để cảm giác được sự phát triển từ việc đó. Bạn có thể cảm thấy tự do, hạnh phúc, tự hào, và tràn đầy sinh lực.

Ngoài ra, hãy nghĩ đến việc giữ một cuốn nhật ký để viết ra các mục tiêu tự kỷ luật và theo dõi sự tiến bộ của bạn. Điều này củng cố những thay đổi tích cực mà bạn đang thực hiện trong cuộc sống của mình và cung cấp cho bạn một bản tài liệu ghi lại sự tiến bộ mà mình đã thực hiện.

Theo thời gian, tự kỷ luật sẽ được củng cố và bạn có thể áp dụng nó vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Mẹo thêm:

  • Cố gắng tránh phiền nhiễu khi bắt đầu phát triển khả năng tự kỷ luật. Ví dụ. nếu bạn cần tự kỷ luật để tập trung vào công việc thay vì lướt các trang web mạng xã hội, hãy sử dụng các trình chặn Internet Freedom hoặc Anti-Social để các trang web này không hiện lên khi bạn làm việc.
  • Điều quan trọng là tự thưởng cho mình khi bạn trải nghiệm thành công một điều gì đó. Ăn mừng thành tựu sẽ giúp mọi thứ vui vẻ và củng cố quyết tâm hơn để tiếp tục.
  • Đừng để nỗi sợ thất bại ảnh hưởng đến bạn. Tất cả chúng ta đều cảm thấy thất bại và thất bại – đó là một phần của cuộc sống! Hãy nhớ rằng bạn có thể vượt qua nó, rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại và ghi nhớ để tiếp tục.

Những điểm chính

Tự kỷ luật giúp chúng ta làm việc chất lượng hơn, ngay cả khi chúng ta mệt mỏi. Nó giúp chúng ta theo đuổi mục tiêu trong những thời điểm khó khăn và giữ được sự chuyên nghiệp, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy tích cực.

Để phát triển khả năng tự kỷ luật, hãy làm theo các bước sau:

  • Chọn một mục tiêu.
  • Tìm kiếm động lực
  • Xác định những trở ngại.
  • Thay thế thói quen cũ.
  • Theo dõi sự tiến bộ .

Tự kỷ luật là một phẩm chất thiết yếu và đó là một sự khác biệt quan trọng giữa người thành công và người thất bại trong cuộc sống. Hãy chắc chắn rằng bạn phát triển nó!

Hpo Banner