Blog

Tránh lối ngụy biện Logic

Ngụy biện logic là gì và làm thế nào để tránh nó

“Một nghiên cứu được đưa ra nhằm kiểm tra tác động của những hình ảnh thú vị đến động lực, nhân viên đã được xem hình ảnh của động vật sơ sinh và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp trong năm phút đầu tiên trước khi làm việc.

“Thật đáng kinh ngạc, kết quả cho thấy lợi nhuận trong quý đầu tiên tăng lên 10% và đạt được thu nhập kỷ lục trong năm. Qua đó cho thấy việc để nhân viên xem những hình ảnh thú vị là cách tuyệt vời để tăng động lực và nâng cao năng suất làm việc”

Bạn nghĩ gì về lập luận mà mình vừa đọc? Bạn có tin kết luận đó đúng không?

Trên thực tế, lập luận được trình bày ở trên có chứa sự ngụy biện hợp lý (theo Từ điển Merriam-Webster, ngụy biện là “một lý lẽ hợp lý sử dụng lý do giả mạo hoặc vô lý”.)

Có thể phân biệt được lập luận có giá trị từ lập luận sai lầm là một kỹ năng quan trọng. Có rất nhiều người muốn bạn tin vào những gì họ đang nói, mặc dù họ không đưa ra bằng chứng cho thông điệp của mình. Và nhiều người có động cơ ít bị nghi ngờ hơn nhưng vẫn đưa ra lý luận phi lý, bởi vì họ không hiểu được ý nghĩa của những sự kiện đang diễn ra.

Dù bằng cách nào, nếu bạn biết cần tìm điều gì để xác định mức độ tin cậy của lập luận, bạn có thể tránh trở thành nạn nhân của những lập luận không có giá trị.

Mục lục

Cơ sở của một lập luận

Để phát hiện ra lối ngụy biện hợp lý, bạn nên có hiểu biết cơ bản về cấu trúc của một lập luận. Lập luận hợp lý là tập hợp các câu lệnh, trong đó một câu lệnh được suy ra từ một hoặc những câu khác. Có hai loại câu:

  1. Giả thiết – những câu cung cấp bằng chứng để đi đến kết luận của một lập luận.
  2. Kết luận – những câu được suy ra từ bằng chứng đã được cung cấp.

Đối với một lập luận hợp lý, giả thiết phải cung cấp, hỗ trợ đầy đủ cho kết luận. Chúng được thể hiện bằng một trong hai cách sau:

1. Sử dụng lập luận diễn dịch

Trường hợp này bạn bắt đầu với những giả thiết có tính chất chung và đi đến một kết luận cụ thể.

Ví dụ:

Giả thiết 1: Giám đốc quyết định giảm thiểu chi phí dự phòng dư thừa và trụ sở mới ở Hà Nội không thể tránh khỏi việc sa thải nhân viên

Giả thiết 2: Nam nhận được thông báo sa thải.

Kết luận: Nam làm việc tại cơ sở Hà Nội.

2. Sử dụng lập luận quy nạp

Trường hợp này, bạn bắt đầu với những giả thiết cụ thể và đi đến kết luận tổng quát.

Đọc bài viết Lập luận quy nạp để biết thêm về điều này.

Ví dụ:

Giả thiết 1: Chương trình khuyến mãi vào tháng 4 trong 5 năm qua đã giúp tăng doanh số bán hàng lên 15%

Khái niệm 2: Trong giai đoạn này, việc tổ chức các chương trình khuyến mãi vào mùa hè không tạo ra bất kỳ sự gia tăng doanh thu nào.

Kết luận: Để tăng doanh số bán hàng, nên khuyến mãi vào tháng 4 hơn là mùa hè.

Lối ngụy biện LOGIC

Ngụy biện hợp lý là một kết luận có thể đúng khi xuất hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng sau khi áp dụng quy tắc logic lại không còn đúng nữa. Ngụy biện hợp lý thường được dùng để cố gắng đánh lừa người khác, khiến họ tin vào một điều gì đó không nhất thiết phải đúng sự thật.

Nếu sử dụng lối ngụy biện hợp lý, bạn sẽ đánh mất uy tín vì không trung thực. Bạn cũng sẽ không muốn trở thành nạn nhân của lối ngụy biện hợp lý vì những kết luận sai lầm có thể khiến bạn đưa ra quyết định khiến bản thân phải hối hận.

Bạn cần phải biết những loại ngụy biện phổ biến và làm thế nào để tránh chúng nhằm bảo vệ bản thân. Chúng ta sẽ xem xét một số loại sau đây.

Lối ngụy biện thường gặp

Hãy nhớ lại ví dụ ở đầu bài viết này. Nó dựa trên 3 hình thức phổ biến nhất của lối ngụy biện hợp lý:

Tấm bình phong chuyên gia – là khi bạn dựa vào nguồn “chuyên gia” để tạo nền tảng cho lập luận của mình. Trong đoạn văn, nguồn thông tin chuyên gia đến từ “một học giả nổi tiếng.” Đề cập đến học giả cho thấy sự chuyên môn và kết quả nghiên cứu đã được ủng hộ. Và việc đưa ra một cái tên có thật sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn. Khi bạn đang tìm sự ngụy biện, hãy nhớ là bỏ qua những cái tên mà chúng không đủ bằng chứng để hỗ trợ lập luận.

Sai lầm khi quy nạp – Lối ngụy biện này khiến bạn kết luận mối quan hệ nhân quả khi không có bằng chứng. Chỉ vì một sự kiện gì đó đã xảy ra trước không có nghĩa là có một mối liên hệ hợp lý, nhân quả giữa hai sự kiện. Việc cho nhân viên xem những hình ảnh thú vị có thể hoặc không liên quan đến năng suất làm việc của công ty. Một số yếu tố khác có thể có liên quan. Hình ảnh thú vị có tạo ra tác động hay không, nó không được chứng minh trong cả đoạn văn.

Lý thuyết hóa – loại ngụy biện này dựa trên việc biến một giả thuyết hoặc lý thuyết tiềm năng thành một sự thật được biết đến. Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy động lực của nhân viên giúp cải thiện hiệu suất cá nhân nhưng đây vẫn chỉ là lý thuyết. Có nhiều yếu tố khác góp phần cải thiện hiệu suất. Không thể kết luận rằng động lực tăng lên phải dẫn đến kết quả là năng suất tăng.

Một số loại ngụy biện hợp lý khác như:

Nghiêng về rủi ro – đây là lập luận dựa trên suy nghĩ “điều tồi tệ nhất có thể xảy ra” sẽ thực sự trở thành sự thật. Nếu một hành động nhất định được thực hiện hoặc thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả.

Ví dụ: “Nếu để Linh nghỉ sớm, chiều thứ 6 mọi người sẽ được nghỉ” Nếu nhìn lại, bạn có thể thấy rằng thật vô lý khi kết luận rằng mọi người sẽ được nghỉ một buổi chiều mỗi tuần chỉ bằng cách cho phép một nhân viên đi về sớm hơn.

Dựa theo số đông/phong trào: Trường hợp này, ai đó trở nên tin tưởng vào một ý tưởng hoặc đề xuất đơn giản bởi vì nó phổ biến hoặc có nhiều sự hỗ trợ. Thực tế việc nhiều người đồng ý với một điều gì đó không có nghĩa là nó đúng.

Ví dụ: “Chúng ta đã khảo sát tất cả khách hàng trong cửa hàng và họ đồng ý việc mở cửa 24 tiếng đồng hồ sẽ là một ý tưởng tuyệt vời. Chúng ta cần phải lập kế hoạch hoạt động 24 giờ/ngày nhanh nhất có thể”. Những người này là ai? Họ có thực sự mua thứ gì đó từ cửa hàng lúc 2 giờ sáng không? Chi phí so với lợi ích của kế hoạch này như thế nào? Đây là những câu hỏi bạn phải hỏi trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào từ kết quả khảo sát không chính thức.

Liên quan chặt chẽ với lối ngụy biện Dựa theo số đông/phong trào là lối ngụy biện đi ngược lại với truyền thống. Ở đây, lập luận tập trung vào một điều gì đó luôn được thực hiện hoặc là chấp nhận rộng rãi.

Sai lầm khi phân đôi lựa chọn  tạo ra đồng thời hai lập luận, Để tạo ra lối ngụy biện logic này bạn cung cấp hai lựa chọn và buộc phải chọn một. Trên thực tế, không có sự lựa chọn nào là tốt nhất, nhưng lập luận cho thấy rằng lựa chọn được ưa thích là khả thi nhất.

Ví dụ: “Hội đồng Quản trị có thể chọn ủng hộ đợt IPO này hoặc chúng ta có thể bị đối thủ cạnh tranh chèn ép”. Ở đây, chắc chắn có những lựa chọn khác ngoài việc IPO. Và tăng vốn có phải câu trả lời cho việc cải thiện hoặc duy trì vị thế cạnh tranh của công ty không?

Sai lầm “người rơm” – đây là kỹ thuật mà một lập luận sai được tạo ra và bác bỏ sau đó. Lập luận ngược lại được cho là đúng. Bằng cách cố tình miêu tả sai lệch vị trí đối lập và sau đó bác bỏ nó, bạn sẽ xây dựng vị thế của mình một cách sai lầm.

Ví dụ: Một chính trị gia kêu gọi cắt giảm thuế để thúc đẩy chi tiêu nhiều hơn và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Đối thủ của anh ta tuyên bố: “Điều này sẽ làm cho những người giàu giàu hơn, họ có thể lái bốn chiếc ô tô sang trọng thay vì hai chiếc, có hai nhà nghỉ thay vì một và gửi trẻ đến các trường nội trú tư nhân thay vì công lập ” Bằng cách khiến cho việc anh ta muốn cắt giảm thuế chỉ để chăm sóc những người giàu có, đối thủ của anh ta đã làm giảm vị thế của anh ta dễ dàng hơn nhiều so với việc chế nhạo chính sách cắt giảm thuế.

Góc nhìn 1 chiều – điều này xảy ra khi bạn thu hút sự chú ý đến những khía cạnh tích cực của một ý tưởng và bỏ qua khía cạnh tiêu cực. Bạn đang cố củng cố niềm tin của mình bằng cách chỉ trình bày một nửa câu chuyện.

Ví dụ: “Tôi biết quảng cáo truyền hình có hiệu quả hơn so với quảng cáo qua đài phát thanh. Những con số cho thấy lượng khán giả biết đến quảng cáo của chúng ta qua TV lớn hơn 38% so với qua đài phát thanh”. Những lập luận này không đề cập đến chi phí và lợi tức đầu tư khi quảng cáo truyền hình so với đài phát thanh. Mức tăng 38% có chuyển thành doanh số bán hàng được không? Tỷ lệ những người thực sự mua hàng khi nghe đài phát thanh so với theo dõi truyền hình là bao nhiêu?

Ngụy biện thống kê số lượng nhỏ là một khái niệm tương tự. Ở đây bạn quan sát và sử dụng nó để rút ra một kết luận chung. “Tôi sẽ không bao giờ sử dụng giấy in của công ty A. Công ty của vợ tôi đã sử dụng chúng và thấy rằng họ giao hàng không đúng hẹn và giấy in của họ cũng đặt mua lại từ công ty khác”. Trên thực tế, ý kiến này dựa trên trải nghiệm không tốt và điều này không có nghĩa là công ty A không đáng tin cậy.

Những điểm chính

Lối ngụy biện hợp lý là những cạm bẫy phổ biến. Đôi khi ngụy biện được tạo ra một cách cố ý để lừa dối. Những trường hợp khác là do người lập luận không suy nghĩ đầy đủ và hợp lý.

Nhưng bất kể động cơ đằng sau lối ngụy biện logic là gì, nếu bạn thực hiện hoặc tin tưởng nó, bạn có thể bị mất uy tín. Hãy lưu ý rằng những sai lầm trong lý luận xảy ra khá phổ biến vì vậy cần phải cảnh giác với chúng. Bằng cách đặt câu hỏi và liên tục kiểm tra lý do của những lập luận mình nghe thấy và trình bày, bạn sẽ có thể tránh được ngụy biện logic và nhận ra sự thật của vấn đề.

Áp dụng điều này vào cuộc sống

Lần tiếp theo đánh giá lập luận hoặc xây dựng lập luận của riêng mình, hãy sử dụng những câu hỏi sau để giúp bạn xác định xem những gì bạn sắp nói có hợp lý không.

  • Bạn có thể lý giải hoặc quy nạp điều gì từ giả thiết được trình bày?
  • Bạn có thể đưa ra ít nhất một kết luận đối lập nhưng hợp lý không?
  • Bạn có thể kết nối trực tiếp những sự kiện và thông tin được đưa ra với kết luận được trình bày không?
  • Nguồn thông tin độc lập nào có thể xác nhận những sự kiện bạn đã đưa ra?
  • Bạn có quá gắn bó với giả thuyết bởi vì đã tham gia trong quá trình tạo ra nó không?
  • Bạn đã từng tranh luận về bằng chứng và kết luận với người khác, những quan điểm khác chưa?
  • Bạn có dựa quá nhiều vào một chuyên gia hay một nguồn dữ liệu duy nhất mà không có xác nhận của bên thứ ba không?
  • Thông tin có được trình bày rõ ràng, với thuật ngữ hoặc thông tin không cần thiết để thu hút sự chú ý của bạn không?
  • Những giả định nào bạn dựa vào để ủng hộ lập luận? Liệu những giả định này có phải do sự thiên vị cá nhân không?
Hpo Banner