Blog

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đem lại lợi ích cho cả Doanh nghiệp và Cộng đồng

Xã hội ngày nay thường đòi hỏi nhiều hơn từ các tập đoàn, thay vì chỉ là kiếm lợi nhuận và nộp thuế.

Có một kỳ vọng chung đó là các công ty nên làm tốt nhất để thương mại công bằng, bảo vệ nhân quyền và bảo vệ môi trường. Và không chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn: các công ty nhỏ thường được yêu cầu hỗ trợ địa phương và sử dụng vai trò của họ trong phát triển cộng đồng.

Vậy, làm thế nào để một doanh nghiệp có thể quản lý những kỳ vọng này, nhưng vẫn đạt lợi ích tốt nhất cho nó? Một chiến lược về trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility – CSR) thành công có thể giúp ích

Mục lục

Hiểu CSR

Không có công ty nào có thể tự nó tồn tại trong một khoảng không. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong xã hội, dù là ở quy mô toàn cầu hay địa phương. Tác động và hành vi của nó – đạo đức, xã hội, kinh tế, và môi trường – đều mở ra vấn đề kiểm tra và phê phán, điển hình là từ các chính trị gia, giới truyền thông và những người vận động khác, cũng như từ khách hàng của mình.

Lịch sử công ty cho thấy nhiều ví dụ về những công ty bị tổn hại thương mại khi họ có những hành vi không được công chúng chấp nhận. Các nhà sản xuất quần áo đã bị thiệt hại do bị phát hiện lao động trẻ em trong chuỗi cung của họ, trong khi các công ty dầu mỏ đã bị buộc tội gây ra thiệt hại về môi trường và đồng lõa với những vi phạm nhân quyền. Và tất nhiên, đã có nhiều lời buộc tội gần đây (một số tàn phá) rằng các nhà tài chính phố Wall và thành phố London không thực hiện bất kỳ hoạt động “hữu ích nào cho xã hội”.

Những trường hợp này cho thấy nhiều loại rủi ro với danh tiếng mà có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của một tổ chức. CSR giúp quản lý rủi ro như vậy. Nó không chỉ là việc làm từ thiện hay lòng thương người. CSR hiệu quả là về chiến lược định vị một công ty trong xã hội, nhờ đó nó thực sự có thể tận dụng các mối quan tâm công chúng, như nghèo đói hay nóng lên toàn cầu, thay vì tổn hại chúng.

Chương trình CSR cần xem xét tác động xã hội và môi trường của doanh nghiệp. Tất nhiên, nó cần giải quyết mối quan tâm của các bên liên quan trực tiếp nhất – bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng nơi văn phòng của công ty hoặc các nhà máy đặt tại. Đồng thời, bất kỳ chiến lược CSR nào cũng phải xem xét bức tranh lớn hơn.

Rà soát lại quá khứ và nghĩ xem các nhà cung cấp của công ty và các nhà thầu phụ. Tiêu chuẩn môi trường và mã số lao động nào họ làm theo? Nguyên liệu thô từ đâu? Chúng từ các nguồn bền vững? Tác động môi trường của chuỗi phân phối là gì? Ai có thể truy cập vào sản phẩm và ai là người bị từ chối sản phẩm? Cái gì vứt đi và nó đi đâu?

Danh tiếng của một tổ chức đang bị đe dọa ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất. Nhiều tập đoàn lớn hiện nay có các chương trình CSR rộng lớn vượt ra ngoài những vấn đề cơ bản về kinh doanh để quản lý những rủi ro này không chỉ thành công mà còn mang lại lợi nhuận. Ý tưởng là đem lại lợi ích cho cả công ty và xã hội mà nó hoạt động.

Các yếu tố của CSR

Các chương trình CSR thường gồm 3 yếu tố chính:

  1. Từ thiện – Nhiều doanh nhận có trách nhiệm với xã hội và họ muốn hỗ trợ những người thiệt thòi thông qua việc từ thiện. Mặc dù về cơ bản từ thiện, bạn có thể phát triển hình ảnh công ty bằng cách lựa chọn những người được nhận quà từ bạn.
  2. Đầu tư vào cộng đồng – Nhiều tổ chức cũng thấy lợi thế của việc phát triển cộng đồng địa phương theo cách mang lại lợi nhuận thực cho doanh nghiệp. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có thể muốn tài trợ truy cập Internet trong các trường học. Trên thực tế, họ đang giúp tạo ra các điều kiện xã hội lâu dài phù hợp cho sự thành công của doanh nghiệp bằng cách nâng cao danh tiếng với người tiêu dùng và là một người được lựa chọn trong khu vực.
  3. Các sáng kiến thương mại – Các sáng kiến thương mại được lựa chọn cẩn thận giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh, góp phần đáng kể vào sự thành công. Làm việc với một tổ chức từ thiện có uy tín về một vấn đề có liên quan đến sản phẩm của bạn, theo cách sẽ có lợi cho cả hai bên. Chẳng hạn, một chuỗi cửa hàng mắt kính “Main Street” có thể hỗ trợ một sáng kiến cải thiện chăm sóc mắt ở các nước đang phát triển. Ý tưởng về kỹ thuật marketing liên quan tới nguyên nhân này nhằm quảng bá thương hiệu và danh tiếng của bạn như một công ty có trách nhiệm xã hội, với người tiêu dùng muốn được liên kết.

CSR có thể làm gì cho bạn

Rõ ràng, các chương trình CSR gây tốn kém về tiền bạn và cần sự chú ý của một số nhân viên khỏi hoạt động kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên, một chương trình CSR tốt có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích kinh doanh, bao gồm:

  • Cải thiện danh tiếng của công ty bạn và khả năng quản lý rủi ro danh tiếng.
  • Giúp quảng bá thương hiệu và hình ảnh. Cho phép bạn tạo ra môi trường thích hợp để kinh doanh được thành công
  • Cung cấp cho bạn một cách hiệu quả để quản lý áp lực với việc từ thiện. CSR cho phép bạn đảm bảo bất kỳ khoản chi tiêu nào cho từ thiện đều hiệu quả và liên kết với mục tiêu doanh nghiệp và nó có thể được tính toán, đo lường và quảng cáo đúng cách.
  • Nâng cao động lực và tỷ lệ giữ chân nhân viên hoặc mở rộng các bộ kỹ năng – ví dụ khi nhân viên tham gia trực tiếp vào hoạt động tình nguyện trong cộng đồng địa phương hoặc trong các hoạt động tài trợ khác.

Các chương trình CSR không cần và không nên, tách ra khỏi các mục tiêu kinh doanh chính của bạn. Nếu được thực hiện tốt, chúng có thể là một tài sản thực sự và có thể đo lường được cho một công ty – và chúng có thể giúp bạn hiểu, hình thành và tận dụng bối cảnh rộng hơn cho hoạt động kinh doanh của bạn.

CSR trong Thực tiễn

Chiến lược CSR toàn diện là gì?

BT, công ty viễn thông, có một chương trình hợp tác với cộng đồng là một ví dụ điển hình.

  • Về cơ bản, mục tiêu của BT là gắn kết công ty với hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm kinh doanh của nó, vì vậy nó sẽ thể hiện cam kết của mình với xã hội đồng thời giới thiệu công nghệ của mình.
  • BT thiết lập và tiếp tục hỗ trợ, một đường dây bí mật cho trẻ em dễ bị tổn thương, chúng có thể gọi điện miễn phí để thảo luận về mối quan tâm của mình và nhận được tư vấn thích hợp.
  • Là một phần của sáng kiến tương tự, công ty đã tài trợ cho một sự kiện “bơi lội quốc gia” mà công chúng có thể tham gia vào việc gây quỹ cho dịch vụ tư vấn cho trẻ em và lựa chọn các tổ chức từ thiện khác của những người trẻ tuổi. Một số lượng lớn người có thể tham gia vào hoạt động này, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn tới tổ chức, truyền đạt thông điệp rằng BT cam kết về mặt xã hội.

Ngoài ra, BT đã kết hợp các dịch vụ truyền thông cho những người bị điếc, bằng cách tài trợ cho sự kiện thể thao dành cho người tàn tật. Nó cũng hỗ trợ các chương trình giáo dục liên quan đến việc mở rộng việc sử dụng hội nghị truyền hình và các công nghệ mới khác cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

Nhân viên của tổ chức được khuyến khích làm tình nguyện viên trong các hoạt động thể thao cho người tàn tật và tham gia vào các trường học địa phương. Nhân viên công ty có thể nhận được khoản tài trợ nhằm hỗ trợ hoạt động tình nguyện và gây quỹ và bất kỳ khoản tiền nào họ kết hợp được từ sự đóng góp thêm từ quỹ công ty.

Đo lường CSR

Khi ý tưởng CSR xuất hiện lần đầu, các tổ chức thường không có một bức tranh chính xác về sự liên quan của cộng đồng. Các khoản đóng góp thường không được ghi chép, có lẽ bởi chúng bằng “hiện vật” (tặng hàng thay vì tiền – ví dụ: cho máy tính cũ đến trường học hoặc tổ chức từ thiện địa phương) hoặc bởi vì thời gian nhân viên dành ra không được ghi chép hoặc bởi văn phòng địa phương đã đóng góp không được ghi lại tại trụ sở chính.

Tuy nhiên, giờ đây, các sáng kiến về CSR thường được đo lường cẩn thận như bất kỳ chiến dịch marketing và quan hệ công chúng nào. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều để thu thập thông tin về các hoạt động CSR, từ đó họ có báo cáo chính xác hơn thay vì chỉ là đầu vào – ví dụ như tiền bạc hay thời gian của nhân viên – mà còn là kết quả cuối cùng hoặc tác động của một chương trình.

Có một số cách để đo lường CSR:

  • Đòn bẩy – Đây là số tiền huy động thêm mà tổ chức bạn làm vì một nguyên nhân cụ thể. Nó có thể là kết quả khi tài trợ cho một chiến dịch marketing của một tổ chức từ thiện hoặc “kết hợp” các khoản đóng góp cho một dự án cộng đồng được tài trợ bởi một chương trình công (nơi cơ quan chính phủ cùng các nguồn tài trợ từ các nhà tài trợ bên ngoài bằng kinh phí của riêng mình)
  • Tác động xã hội – Gồm việc đo lường số người được hưởng lợi từ một hoạt động, dù là trực tiếp (bằng cách tham gia vào một chương trình) hoặc gián tiếp (số lượng việc làm được tạo ra hoặc các cơ sở bổ sung được cung cấp cho cộng đồng địa phương).
  • Lợi ích kinh doanh – Gồm những thứ như đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp, tăng cường tuyển dụng và duy trì, hoặc tăng doanh thu trong một chiến dịch marketing liên quan tới nguyên nhân.

Một số mô hình hoạt động kinh doanh đã được mở rộng vượt qua giới hạn của bảng cân đối kế toán, gồm đo lường tác động xã hội và môi trường.

Một ví dụ của điều này là mô hình Triple Bottom Line. Mô hình này kết hợp những đóng góp về 3 phương diện: Con người, Hành tinh và Lợi nhuận.

Những điểm chính

Người tiêu dùng ngày càng nhận thức cao hơn về triển vọng xã hội. Sự trung thành thương hiệu có thể được liên kết trực tiếp với một công ty được xem là hỗ trợ, thay vì khai thác, công đồng mà nó hoạt động.

Một chiến lược CSR được suy nghĩ cẩn thận không những phải giải quyết những rủi ro này, mà còn gắn kết với mục tiêu kinh doanh theo cách thực sự mang lại lợi ích cho công ty. Bằng cách đó, mọi người đều vui vẻ!

Hpo Banner