Blog

Tìm kiếm nhà lãnh đạo tương lai

Làm thế nào bạn nhận ra tiềm năng lãnh đạo của một người?

Tổ chức cần các nhà lãnh đạo – không chỉ ở các vị trí cấp cao.

Các nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn và truyền “sinh lực” cho nhân viên để họ trở nên xuất sắc.

Tìm kiếm và phát triển tiềm năng lãnh đạo ở tất cả các cấp của tổ chức, giúp bạn dễ dàng xây dựng một doanh nghiệp mạnh mẽ và thịnh vượng.

Tuy nhiên, tìm được những người có tiềm năng lãnh đạo không phải là việc dễ dàng.

Để đảm bảo mức hiệu suất cao liên tục cho doanh nghiệp, bạn phải tìm ra những người này và nuôi dưỡng tiềm năng lãnh đạo của họ. Đây chính là một nguồn lực quý giá nếu để lãng phí.

Vậy, làm thế nào bạn nhận ra tiềm năng lãnh đạo ở người khác?

Mục lục

Tìm kiếm nhà lãnh đạo tiềm năng

Mọi người thường mặc định rằng: Những người có thành tích cao sẽ là nhà lãnh đạo tiềm năng.

Thật không may, nó không đơn giản như vậy:  

Nếu một người có hiệu suất cao, thì chỉ cho thấy họ rất thích hợp với công việc của họ.

Hãy xem xét 2 ví dụ:

Cầm:

  • Chuyên gia R&D, đã nghiên cứu và phát hiện ra một loại gen mới, chắc chắn là một nhà khoa học vĩ đại. 
  • Đồng nghiệp ngưỡng mộ kết quả này, và rất có thể cô ấy sẽ được thăng chức vì cô giỏi chuyên môn. 
  • Nhưng Câm không chia sẻ kiến thức của mình, và cô ấy không giúp người khác biết cách làm.

Sinh: 

Bộ phận marketing, là một nhân viên tốt nhưng không phải là xuất sắc. 

  • Tuy nhiên, cô có mối quan hệ tuyệt vời với các đồng nghiệp ở tất cả các bộ phận của công ty. 
  • Bởi vậy, bất cứ khi nào thay đổi xảy ra, các nhà quản lý đều giao cho cô việc tìm kiếm những điểm tích cực của vấn đề.
  • Cũng như yêu cầu cô động viên các đồng nghiệp khác thích nghi với bối cảnh mới và thay đổi tích cực.

Lãnh đạo thực sự là ai?

  • Sinh là một nhà lãnh đạo hứa hẹn hơn Cầm.
  • Bạn sẽ không biết điều này, cho đến khi bạn nhìn sâu sắc và quan sát cách nhân viên của mình hành động.
  • Hiệu suất công việc không phải là một chỉ số đáng tin cậy trong việc tìm kiếm nhà lãnh đạo tiềm năng.

Để xác định các tài năng lãnh đạo tiềm ẩn – cần tìm hiểu một số mô hình phổ biến về lãnh đạo.

Các mô hình lãnh đạo phổ biến

  • Mô hình “Great man“: Cho rằng khả năng lãnh đạo do bẩm sinh, không thể đào tạo.
  • Mô hình Hành vi lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo có thể học được.
  • Mô hình Lãnh đạo tình huống: Mỗi nhà lãnh đạo có phong cách tự nhiên khác nhau, và mỗi phong cách lãnh đạo thích hợp với một số tình huống nhất định.

Tôi tin rằng Kỹ năng lãnh đạo có thể học hỏi và phát triển. Tôi cũng tin rằng, trong doanh nghiệp tip lãnh đạo đúng thường xuyên nhất là “Phong cách lãnh đạo đột phá”.

Nhà lãnh đạo đột phá là người có thể:

  • Tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai.
  • Thúc đẩy các thành viên để đạt được tầm nhìn.
  • Quản lý việc thực hiện tầm nhìn, và
  • Xây dựng một đội ngũ có khả năng vượt qua các thách thức để đạt được tầm nhìn.

Khi bạn tìm cách nuôi dưỡng các hạt giống lãnh đạo , bạn sẽ học được cách nhận ra đặc điểm của những người này.

Các hành vi, có thể quan sát, được liệt kê dưới đây giúp bạn tìm ra nhà lãnh đạo tiềm năng và phát triển họ: 

7 Tố chất của nhà lãnh đạo tiềm năng

1. Nhìn thấy một tương lai mở rộng:

Nhà lãnh đạo tiềm năng là những người không chấp nhận hiện trạng.

Bằng cách kết hợp khả năng kỹ thuật, cùng các kỹ năng mạnh mẽ, họ có thể tạo ra những ý tưởng mới và xây dựng một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai có thể đạt được.

  • Ai luôn nghĩ về những điều mới mẻ và thiết thực?
  • Ai sẽ cố gắng để hiểu động lực trong doanh nghiệp? Cách suy nghĩ logic và mang tầm chiến lược?
  • Am hiểu các vấn đề và xu hướng hiện tại? Từ đó, nhìn ra các cơ hội và thách thức.
  • Ai thích tham khảo ý kiến mọi người xung quanh và có suy nghĩ mở rộng?
  • Ai tạo ra những thay đổi mà không cần sự chấp thuận trước?
  • Ai luôn tìm kiếm những nhiệm vụ lớn hơn và cơ hội để học hỏi những kỹ năng mới?

2. Luôn mong muốn dẫn đầu

Nhà lãnh đạo tiềm năng có khát vọng đảm nhận vai trò lãnh đạo:

  • Họ có khả năng nhìn thấy một “bức tranh lớn” hơn.
  • Và lập được kế hoạch sơ bộ (với một số giải pháp ban đầu) để đạt mục tiêu lớn.
  • Tiên phong hành động đầu tiên.
  • Truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp xung quanh.
  • Cam kết khi làm việc.
  • Thích bắt đầu các dự án mới.

3. Hiểu về bản thân:

Nhà lãnh đạo tiềm năng có khả năng tự nhận thức về bản thân, biết khai thác thế mạnh và quản lý điểm yếu của họ.

  • Học các kỹ năng để hiểu về bản thân.
  • Thích thú trao đổi và tiếp nhận phản hồi từ người khác.
  • Yêu cầu phản hồi và đưa ra phản hồi có tính xây dựng.
  • Biết lắng nghe: không cố gắng để biện minh hay tâm lý phòng bị.
  • Hành vi của họ có thể tác động đến người khác.
  • Biết cách điều chỉnh hành vi cho phù hợp với tình huống.
  • Rút kinh nghiệm từ các sai lầm.
  • Khuyến khích những người khác học hỏi và hiểu chính mình.

4. Chính trực 

Nhà lãnh đạo tiềm năng công bằng và đáng tin cậy, và họ mong đợi những người khác cũng vậy. Điều này giúp họ được tôn trọng và tin tưởng. Họ cũng tôn trọng người khác, mà không phân biệt cấp vị.

  • Giao tiếp cởi mở với tất cả mọi người.
  • Làm đúng bất chấp áp lực.
  • Không sợ bị sai hay có ý kiến trái chiều khác nhau.
  • Chia sẻ những sai lầm cá nhân một cách cởi mở và trung thực.
  • Không đổ lỗi khi có sai sót.
  • Cung cấp phản hồi có giá trị cho người khác.
  • Phản đối việc phán xét về người khác khi chưa quan sát và kiểm chứng về những việc người đó thực hiện.
  • Thường hoàn thành tốt nhiệm vụ và mang lại kết quả nổi bật.

5. Tôn trọng người khác 

Nhà lãnh đạo tiềm năng thực sự để ý và quan tâm đến phúc lợi, và hỗ trợ các đồng nghiệp đạt hiệu suất cao.

  • Đầu tư vào các mối quan hệ với đồng nghiệp?
  • Thấy điểm tốt ở những người khác và muốn mọi người làm tốt nhất trong khả năng của họ.
  • Dễ dàng yêu cầu trợ giúp khi cần và sẵn sàng hỗ trợ người khác, khuyến khích cộng tác trong công việc.
  • Nuôi dưỡng các tài năng khác.
  • Ý kiến họ đưa ra thường được mọi người ủng hộ.

6. Biết cách truyền cảm hứng 

Nhà lãnh đạo tiềm năng mang trong mình năng lượng tích cực và động lực cao. Họ mang theo một “sự nhiệt tình” lây lan đến nơi làm việc.

  • Là người vui vẻ, tích cực và thường “bắt nhịp” nhanh với các hoạt động.
  • Được mọi người tin cậy.
  • Ghi nhận thành công của người khác và làm lan truyền không khí vui vẻ.
  • Sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và giúp người khác thành công.
  • Giúp người khác nhìn thấy vai trò của mình trong đội nhóm.
  • Tập trung vào mặt tích cực, và cố gắng đem lại kết quả tốt nhất.

7. Tố chất đặc biệt 

Nhà lãnh đạo tiềm năng thường có tố chất đặc biệt, rất dễ nhận thấy:

  • Quyết đoán ngay cả trong tình huống rủi ro.
  • Đơn giản hóa các vấn đề phức tạp.
  • Tinh thần thép.
  • Chấp nhận và khuyến khích sự thay đổi.
  • Chủ động.
  • Kiên định.
  • Niềm tin vào bản thân và khả năng của mình.
  • Mục đích rõ ràng và luôn cố gắng hoàn thành công việc.

Nếu bạn nhận ra một số kỹ năng, thái độ và đặc điểm ở những người xung quanh, bạn có thể bắt đầu giúp họ phát triển tiềm năng lãnh đạo.

Mẹo:
Phát triển lãnh đạo liên quan chặt chẽ với kế hoạch kế nhiệm, đó là kế hoạch giúp doanh nghiệp chủ động – khi các cá nhân chủ chốt rời khỏi tổ chức.

Những điểm chính

Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ và bền vững cần tìm được các nhà lãnh đạo tương lai tiềm năng.

  • Nhà lãnh đạo tiềm năng không nhất thiết phải là người có năng suất làm việc cao nhất.
  • Họ có thể không là người bán hàng giỏi nhất hoặc có chuyên môn kỹ thuật xuất sắc nhất. 

Các nhà lãnh đạo tiềm năng thường là những người muốn nhiều hơn và làm nhiều hơn nữa.

Họ là những người nắm lấy những thay đổi và cố gắng để giúp đỡ người khác. Họ giúp cho công ty nâng cao hiệu suất và lên tầm cao mới.

Chủ động tìm kiếm những người trong tổ chức có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo giỏi, và rèn luyện để giúp họ trở thành ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo. Đây chính là bước chuẩn bị cho tương lai của công ty không bị đe dọa và có phương hướng phát triển phù hợp với thời đại mới.

Bởi vì nhà lãnh đạo đích thực sẽ làm tất cả những gì họ có thể để phát triển công ty.

Hpo Banner