Blog

Quy tắc vàng thiết lập mục tiêu

Năm quy tắc giúp bạn thành công

Bạn có nghĩ tới những điều mình muốn làm trong 5 năm tới? Bạn có rõ ràng về những mục tiêu chính trong công việc hiện tại? Bạn có biết những điều mình muốn đạt được vào cuối ngày hôm nay?

Nếu bạn muốn thành công, bạn cần phải đặt mục tiêu. Không có mục tiêu bạn sẽ bị thiếu tập trung và hướng đi. Thiết lập mục tiêu không chỉ cho phép bạn kiểm soát được định hướng trong cuộc sống, nó còn cung cấp cho bạn một điểm đến chuẩn xác, xác định xem bạn có thực sự thành công hay không. Hãy suy nghĩ: Có một triệu đô la trong ngân hàng chỉ là bằng chứng của sự thành công nếu một trong những mục tiêu của bạn là tích lũy nhiều tiền. Còn nếu mục tiêu thực hiện từ thiện, giúp đỡ mọi người thì việc giữ tiền cho bản thân đột nhiên trái ngược với cách bạn định nghĩa thành công.

Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu của mình, bạn cần biết cách thiết lập chúng. Bạn không thể chỉ đơn giản nói, “Tôi muốn” và mong đợi điều đó xảy ra. Thiết lập mục tiêu là một quá trình bắt đầu với việc xem xét cẩn thận những điều bạn muốn đạt được và cuối cùng là những công việc khó khăn để đạt được điều đó. Ở giữa có một số bước xác định chi tiết cụ thể mỗi mục tiêu. Biết những bước này sẽ cho phép bạn xây dựng mục tiêu có thể đạt được.

Dưới đây là 5 quy tắc vàng khi thiết lập mục tiêu.

Mục lục

Năm quy tắc vàng

1. Thiết lập mục tiêu để tạo động lực cho bạn

Khi bạn thiết lập mục tiêu cho chính mình, điều quan trọng là chúng khuyến khích bạn: điều này có nghĩa là đảm bảo chúng quan trọng với bạn và có giá trị để đạt được chúng. Nếu bạn ít quan tâm đến kết quả hoặc chúng không liên quan đến một bức tranh lớn thì cơ hội biến chúng thành hành động sẽ mỏng manh hơn. Tạo động lực là chìa khóa để đạt được mục tiêu.

Thiết lập mục tiêu liên quan đến những ưu tiên cao trong cuộc sống. Nếu không có loại tập trung này, bạn có thể kết thúc với quá nhiều mục tiêu và bạn hầu như không có thời gian riêng. Muốn đạt được mục tiêu đòi hỏi sự cam kết, vì vậy để tối đa hóa khả năng thành công, bạn cần cảm thấy khẩn cấp và có thái độ “Tôi phải làm điều này”. Khi bạn không có điều này, bạn có nguy cơ loại ra những điều cần làm để mục tiêu trở thành hiện thưc. Điều này lại khiến bạn cảm thấy thất vọng và nản lòng với chính mình, cả hai đều khiến bạn mất đi động lực. Và bạn có thể kết thúc trong suy nghĩ tự phá hoại rằng “tôi không thể làm bất cứ điều gì hoặc thành công trong bất cứ điều gì”

Mẹo:

Để đảm bảo mục tiêu đang thúc đẩy mình, hãy viết ra lý do tại sao nó có giá trị và quan trọng với bạn. Hãy tự hỏi mình: “Nếu tôi chia sẻ mục tiêu với người khác, tôi sẽ nói gì với họ để thuyết phục rằng đó là một mục tiêu đáng giá?” Bạn có thể sử dụng tuyên bố giá trị tạo động lực này nếu bạn bắt đầu nghi ngờ chính mình hoặc mất tự tin vào khả năng đạt được mục tiêu.

2. Thiết lập mục tiêu SMART

Bạn có thể đã nghe nói về mục tiêu SMART. Nhưng bạn có luôn áp dụng quy tắc này? Rất đơn giản, mục tiêu muốn trở nên mạnh mẽ thì chúng nên được thiết kế theo mục tiêu SMART. Có rất nhiều biến thể của SMART, nhưng bản chất của nó là:

  • Cụ thể (Specific)
  • Có thể đo được (Measurable)
  • Có thể đạt được (Attainable)
  • Liên quan (Relevant)
  • Thời gian ràng buộc (Time Bound)

Đặt ra Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu phải rõ ràng và được xác định tốt. Mục tiêu mơ hồ hoặc khái quát sẽ không có ích bởi vì chúng không cung cấp sự chỉ dẫn đầy đủ. Hãy nhớ rằng, bạn cần mục tiêu để giúp mình thấy rõ con đường đến. Xác định chính xác nơi bạn muốn dừng chân sẽ giúp bạn dễ dàng hơn.

Đặt các mục tiêu có thể đo lường được

Sủ dụng số lượng chính xác, ngày, tháng…v…v trong mục tiêu, từ đó bạn có thể đo được mức độ thành công của mình. Nếu mục tiêu đơn giản chỉ là “Giảm chi phí” thì bạn sẽ không biết khi nào mình thành công? Trong thời gian một tháng nếu bạn cắt giảm được 1% chi phí hoặc trong thời gian 2 năm nếu bạn giảm được 10%? Nếu không có một cách đo lường thành công, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội ăn mừng khi biết mình đã thực sự đạt được điều gì đó.

Đặt Mục tiêu Có thể đạt được

Đảm bảo rằng bạn có thể đạt được mục tiêu đặt ra. Nếu bạn đặt mục tiêu mà lại không có hy vọng đạt được nó, nó sẽ làm bạn mất tinh thần và sự tự tin của bản thân.

Tuy nhiên, chống lại sự thôi thúc khi đặt mục tiêu quá dễ. Dễ dàng hoàn thành mục tiêu, không phải làm việc chăm chỉ để đạt được nó sẽ không giúp cho bạn về sau và cũng có thể khiến bạn sợ thiết lập những mục tiêu tương lai, mà có nguy cơ không đạt được. Bằng cách đặt ra các mục tiêu thực sự thách thức, bạn đạt được sự cân bằng cần thiết. Đây là những loại mục tiêu đòi hỏi bạn phải nâng cao nỗ lực và chúng sẽ đem lại cảm giác hài lòng cá nhân lớn nhất.

Đặt ra mục tiêu có liên quan

Mục tiêu cần phù hợp với định hướng trong cuộc sống và công việc. Bằng cách giữ mục tiêu phù hợp với điều này, bạn phát triển sự tập trung cần thiết để tiến lên phía trước và làm những điều mình muốn. Đặt mục tiêu quá rộng và không nhất quán sẽ gây ra sự đảo lộn thời gian và trong cuộc sống.

Thời gian ràng buộc

Mục tiêu phải có thời hạn. Một lần nữa, điều này có nghĩa là bạn biết khi nào bạn thành công. Khi làm việc trong một khung thời gian cụ thể, độ cấp bách mà bạn cảm thấy sẽ tăng lên và thôi thúc bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn.

3. Ghi lại mục tiêu

Việc ghi lại một mục tiêu sẽ khiến nó trở nên thực tế và hữu hình hơn. Bạn không có lý do gì để quên nó. Khi bạn viết, hãy sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hoặc “có thể”. Ví dụ: “Tôi sẽ giảm 10% chi phí hoạt động trong năm nay,” chứ không phải “Tôi muốn giảm 10% chi phí hoạt động trong năm nay”. Bản tuyên bố mục tiêu đầu tiên có sức mạnh hơn và bạn có thể thấy được bản thân mình cắt giảm chi phí, còn tuyên bố thứ 2 cảm giác như thiếu niềm đam mê và cho bạn một cái cớ nếu bạn lúng túng.

Mẹo 1:

Khung tuyên bố mục tiêu phải tích cực. Nếu bạn muốn cải thiện tỷ lệ giữ lại nhân viên, bạn sẽ nói “Tôi sẽ giữ tất cả nhân viên hiện tại trong quý tiếp theo” chứ không phải là “Tôi sẽ giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc”. Tuyên bố đầu tiên sẽ tạo được động lực, còn tuyên bố thứ 2 cho thấy vẫn có một sự cho phép bạn thành công ngay cả khi một số nhân viên nghỉ việc”

Mẹo 2:

Nếu bạn sử dụng Danh sách công việc cần làm, tạo cho bản thân một mẫu danh sách các công việc cần làm, trong đó mục tiêu của bạn ở đầu trang. Nếu sử dụng Chương trình Hành động, mục tiêu nên nằm ở đầu Danh mục Dự án.

Đặt mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy, nhằm nhắc nhở bản thân mỗi ngày về những điều bạn định làm. Đặt chúng trên tường, bàn, màn hình máy tính, gương phòng tắm hoặc tủ lạnh như một lời nhắc nhở liên tục.

4. Lập kế hoạch hành động

Bước này thường bị bỏ lỡ trong quá trình thiết lập mục tiêu. Bạn quá tập trung vào kết quả nên bạn quên lập kế hoạch tất cả các bước cần thiết cần làm. Bằng cách viết ra các bước riêng lẻ và sau đó gạch bỏ mỗi bước khi bạn hoàn thành nó, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang dần tiến bộ hướng tới mục tiêu cuối cùng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mục tiêu của bạn khá lớn và đòi hỏi nhiều thời gian hoặc dài hạn. Đọc bài viết Kế hoạch hành động để biết thêm về cách thực hiện việc này.

5. Gắn bó với mục tiêu!

Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là một hoạt động liên tục. Xây dựng sự nhắc nhở để  giúp bạn luôn đi đúng hướng và tạo thời gian xem lại các mục tiêu của mình. Điểm đến cuối cùng có thể vẫn tương đối giống nhau về lâu dài, nhưng kế hoạch hành động mà bạn đặt ra trên đường đi có thể thay đổi đáng kể. Đảm bảo tính liên quan, giá trị và sự cần thiết vẫn ở mức độ cao.

Những điểm chính

Thiết lập mục tiêu không chỉ đơn giản là nói rằng bạn muốn điều gì đó xảy ra. Trừ khi bạn xác định rõ ràng chính xác những điều bạn muốn và hiểu tại sao bạn muốn nó, nếu không tỷ lệ thành công sẽ giảm đáng kể. Bằng cách tuân theo 5 Nguyên tắc Vàng khi thiết lập Mục tiêu, bạn có thể đặt mục tiêu một cách tự tin và tận hưởng sự hài lòng khi bạn đạt được những điều bạn đặt ra.

Vì vậy, bạn sẽ quyết định mục tiêu ngày hôm nay của mình là gì?

Hpo Banner