Blog

Phong cách Quản lý Đông Tây kết hợp của William Ouchi

Trở lại thập niên của những năm 70 và 80, các doanh nghiệp Nhật Bản thường đứng đầu về năng suất và hiệu quả làm việc toàn thế giới. Và họ đã có tác động đáng kể đến thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu.

Bí mật cho sự thành công của họ không dừng lại ở sản phẩm họ cung cấp. Mà hơn thế, nó nằm ở cách họ quản lý con người của mình. Bạn có thể dễ dàng thấy rằng người Nhật Bản luôn làm việc hết mình với hiệu suất cống hiến mà khó có quốc gia nào sánh bằng.

Giáo Sư William Ouchi lập luận rằng các doanh nghiệp phương tây có thể học hỏi từ tấm gương Nhật Bản. Ông đã tạo ra Thuyết Z – một mô hình kết hợp các phong cách quản lý tốt nhất giữa phương Đông và phương Tây vào thực tế.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá mô hình này tác động tới hiện tại như thế nào. Và làm sao bạn có thể áp dụng vào chính doanh nghiệp của mình.

Mục lục

Vậy, Thuyết Z là gì?

Lần đầu tiên Ouchi viết về Thuyết Z trong cuốn sách của ông ấy năm 1981, “Theory Z: How American Management Can Meet the Japanese Challenge.” Ông tạo ra thuyết này dựa sau khi nghiên cứu cách các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhật Bản. Nó là sự kết hợp giữa hai phong cách quản lý Mỹ – Nhật.

Theo Ouchi, lợi ích của việc áp dụng Thuyết Z bao gồm:

  • Giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc.
  • Tăng cam kết.
  • Cải thiện niềm tin và sự hài lòng trong công việc.
  • Tăng năng suất vượt bậc.

Để có được các lợi ích trên, trước tiên các doanh nghiệp phải có:

Triết lý và Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ: Cần được thể hiện bởi tất cả nhân viên, và nhân viên cần tin vào những gì họ đang làm.

Phát triển nhân sự và việc làm dài hạn: Doanh nghiệp cần có các chương trình đào tạo nhân viên phù hợp. Cũng như tạo thuận lợi trong công việc và thăng tiến. Điều này khiến nhân viên trung thành hơn với doanh nghiệp.

Đồng thuận trong các quyết định: Nhân viên cần được khuyến khích tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.

Nhân viên là chuyên gia: Bởi nhân viên có trách nhiệm lớn hơn trong quá trình ra quyết định, và thấu hiểu tất cả các khía cạnh trong tổ chức, họ cần trở thành “các chuyên gia.” Tuy nhiên, nhân viên vẫn muốn mnột trách nhiệm nghề nghiệp cụ thể.

Quan tâm đúng mực tới hạnh phúc của nhân viên: Doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm tới sức khỏe, hạnh phúc của nhân viên cũng như gia đình của họ sẽ đạt được thành quả vượt trội.

Kiểm soát không chính thức và chính thức: Nhân viên làm việc tốt hơn khi theo cách họ thấy phù hợp. Tuy nhiên, nhà quản lý vẫn cần theo sát để đảm bảo chất lượng và hiệu suất.

Trách nhiệm cá nhân: Doanh nghiệp công nhận sự cống hiến của từng cá nhân, nhưng luôn đặt trong bối cảnh chung của cả đội nhóm.

So sánh với các mô hình khác

Bạn có thể đọc bài viết chi tiết về Thấu hiểu động lực làm việc của nhân viên với Thuyết X và Thuyết Y.

Áp dụng Thuyết Z vào doanh nghiệp

Thực tế, áp dụng tất cả các quy tắc của Thuyết Z có vẻ bất khả thi và thậm chí không cần thiết trong một số trường hợp. Tuy nhiên, dưới đây có một vài khía cạnh hữu dụng bạn có thể thử.

Văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp theo Thuyết Z có một nền văn hóa doanh nghiệp vững chãi, điều khiến nhân viên trung thành và thể hiện hết mình.

Hãy đảm bảo rằng từng con người trong doanh nghiệp của bạn thực sự thấu hiểu văn hóa. Hãy dành thời gian thảo luận với đội nhóm của mình. Nếu văn hóa doanh nghiệp đó không phải những gì đội nhóm của bạn hướng đến, hãy thay đổi nó.

Chương trình phát triển việc làm dài hạn cho nhân sự

Thật là vô lý khi mong đợi tất cả nhân viên ở lại với doanh nghiệp mãi mãi. Tuy nhiên, hãy thiết kế các chương trình giúp đội nhóm của bạn phát triển hết khả năng của mình. Biến họ thành chuyên gia, để họ có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Quan tâm tới hạnh phúc của nhân viên

Nhân viên của bạn có hạnh phúc? Vai trò của họ có phát huy được hết tài năng thực sự của họ? Là một nhà quản lý, bạn cần đảm bảo rằng nhân viên của mình mạnh khỏe và hạnh phúc.

Bạn có thể sử dụng Thuyết Động lực của Herzberg và McClelland để khám phá động lực của nhân viên, từ đó giao việc một cách hiệu quả.

Kiểm soát và đông thuận khi đưa ra quyết định

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chia sẻ việc ra quyết định với người khác. Tuy nhiên, bạn có thể khuyến khích nhân viên tự giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định của riêng họ. Bạn chỉ cần trở thành một người hướng dẫn nếu họ cần giúp đơn.

Lưu ý: bạn cần tránh việc quản lý vi mô càng sớm càng tốt. Và trở nên cởi mở với mọi thành viên trong tổ chức.

Trách nhiệm cá nhân

Bạn muốn nhân viên của mình chịu trách nhiệm trong hành động và lời nói? Hãy bắt đầu từ bạn. Hãy trở thành một tấm gương; nhận trách nhiệm về những gì bạn làm, đặc biệt khi mắc sai lầm.

Tạo một môi trường cởi mở và khuyến khích mọi người đứng lên chịu trách nhiệm về hành động, sai lầm và thành công của họ.

Những điểm chính

Thuyết Z ban đầu được tạo ra bởi Giáo sư William Ouchi trong đầu những năm 1980. Đó là một sự pha trộn triết lý quản lý của phương Đông và phương Tây.

Thuyết này cho rằng các tổ chức cần kết hợp các yếu tố sau đây để tạo ra một lực lượng lao động hạnh phúc, có năng suất, và trung thành:

  • Triết lý công ty và văn hóa doanh nghiệp
  • Phát triển nhân viên và đảm bảo công việc ổn định trong dài hạn
  • Tạo đồng thuận trong quá trình đưa ra quyết định.
  • Nhân viên hướng tới mục tiêu chung và bức tranh lớn.
  • Quan tâm tới tinh thần làm việc và phúc lợi của người lao động.
  • Kiểm soát thông qua các biện pháp chính thức.
  • Trách nhiệm cá nhân của nhà quản lý và nhân viên
Hpo Banner