Blog

Phát triển khả năng Tự nhận thức

Hiểu người là khôn ngoan, hiểu mình là giác ngộ.

(Lão Tử)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ:

  • Tìm hiểu về khả năng Tự nhận thức.
  • Và học cách phát triển khả năng này.

Bạn đã bao giờ nói chuyện với một người có khả năng tự nhận thức?

Người này hiểu nhu cầu và cảm xúc của người khác, nhận trách nhiệm cho những sai lầm của mình. Họ khiêm tốn, suy nghĩ sâu sắc và nhận thức được ảnh hưởng của lời nói của mình tới người khác.

Nói đơn giản, người này là một đối tác tuyệt vời!

Tự nhận thức là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo. 

Mục lục

1. Tự nhận thức là gì?

Các nhà nghiên cứu Shelley Duval và Robert Wicklund công bố lý thuyết quan trọng đầu tiên về tự nhận thức trong những năm đầu thập niên 1970. Họ cho rằng:

Tự nhận thức là khả năng nhìn vào bên trong bản thân mình, suy nghĩ sâu sắc về hành vi của mình và kết nối chúng với các giá trị của bản thân.

Họ lập luận rằng khi hành vi không phù hợp với các giá trị tiêu chuẩn của bạn, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, không hài lòng và xuất hiện cảm giác tiêu cực khác. Ngược lại, khi hành vi và giá trị của bạn được liên kết, bạn cảm thấy tích cực và tự tin hơn.

Tự nhận thức đôi khi bị nhầm lẫn với tự ý thức, nhưng có một khác biệt quan trọng:

  • Tự ý thức là mối bận tâm quá mức về cách cư xử riêng, hành vi riêng có của bản thân, và thường được xem là tiêu cực. 
  • Còn tự nhận thức là tập trung vào tác động của hành vi khi tương tác với người khác, và vì vậy, là tích cực hơn.

Tự nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ xúc cảm. Nó giúp bạn hiểu và kiểm soát cảm xúc của mình; Cũng như ảnh hưởng đến cảm xúc và hành động của người khác.

2. Tại sao tự nhận thức quan trọng?

Tự nhận thức rất có ích trong đời sống cá nhân và sự nghiệp của một người. 

Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy có mối liên kết mạnh mẽ giữa khả năng tự nhận thức và hiệu suất công việc. Ví dụ:

  • Nếu nhận thức được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn sẽ phát huy được thế mạnh để làm việc hiệu quả hơn. 
  • Hoặc nhà lãnh đạo sẽ ra quyết định tốt hơn, khi nhận thức được cảm xúc của mình, cũng như cảm xúc của nhân viên.
  • Khi nhận thức được những gì mình không biết, bạn trở nên khiêm nhường và sẵn sàng tiếp nhận sự giúp đỡ từ người khác.

Thứ hai, khả năng tự nhận thức giúp ích cho sức khỏe và hạnh phúc trong dài hạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có khả năng tự nhận thức sẽ tự tin hơn, có thu nhập cao hơn và hài lòng với công việc hơn.

3. Làm thế nào phát triển khả năng Tự nhận thức?

Có một số cách khác nhau để phát triển khả năng tự nhận thức:

3.1. Biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn

Bạn có thể bắt đầu rèn luyện khả năng tự nhận thức bằng cách đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Khi bạn hiểu về đặc điểm tính cách của bạn trong tương quan so sánh với tính cách của người khác, bạn có thể khám phá những gì thúc đẩy bạn, và làm thế nào bạn kết nối tốt nhất với thế giới. Cả hai đều là những khía cạnh quan trọng của sự tự nhận thức.

3.2. Ghi chép, suy nghĩ, và tự đánh giá về hoạt động của bạn

Khi bạn tự nhận thức được, bạn hiểu làm thế nào bản năng của bạn kết nối với những người khác, giao tiếp, và đưa ra quyết định.

Hãy tự viết “tạp chí”, cuốn “tự truyện” bạn viết về mỗi ngày làm việc của mình. Viết về những điều bạn đã làm, những cảm xúc bạn đã trải nghiệm và, và kết quả kéo theo của nó. Điều này giúp bạn suy nghĩ về những gì bạn làm được và không làm được, và giúp bạn nhận thức rõ hơn cách thức hành vi của mình lên tác động lên người khác.

Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi trong 05 hay 10 phút một ngày và thiền định. Thiền giúp mở rộng và tăng cường khả năng tự nhận thức trong bạn, và nó còn giúp giảm căng thẳng.

Hoặc dành thời gian vào buổi tối để suy nghĩ về cách bạn giao tiếp với người khác. Bạn đã làm gì thực sự tốt? Và những gì bạn có thể làm tốt hơn?

3.3. Đừng cố tác động vào người khác

Những người có khả năng tự nhận thức hiểu rõ về sự ảnh hưởng tới người khác thông qua ngôn từ và hành động của họ.

Để ý thức hơn về cách bạn có ảnh hưởng, thay vì tập trung vào người khác, hãy học cách quản lý cảm xúc của chính bạn.

  • Hãy dành thời gian để cân nhắc những gì bạn nói một cách cẩn thận, và suy nghĩ xem nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người mà bạn đang giao tiếp.
  • Nếu bạn thấy mình căng thẳng, giận dữ, hay thất vọng về những người khác, dừng lại ngay lập tức. Thay vào đó, xem bạn có thể tìm thấy điểm tích cực của vẫn đề. Hít thở sâu, hoặc thậm chí bỏ đi nếu bạn thấy rằng bạn không thể kiểm soát cảm xúc của bạn.
  • Khi bạn cẩn thận với ngôn từ hay hành động của bạn, nó không có nghĩa là bạn đang bị sai. Thay vào đó, nó cho thấy bạn quan tâm đến người khác không vội vàng nói hoặc làm điều gì đó mà có thể ảnh hưởng đến họ trong một cách tiêu cực.

3.4. Yêu cầu phản hồi

Nhận phản hồi rất quan trọng cho việc phát triển khả năng tự nhận thức. Đây thường là cách duy nhất để tìm hiểu về các vấn đề mà bạn không nhận thức được về chính mình.

Bạn có thể lấy phản hồi từ đồng nghiệp, người thân, bạn bè. Khi bạn yêu cầu những người xung quanh cho ý kiến phản hồi, bạn có cơ hội để nhìn nhận hành vi của mình từ quan điểm của họ. Hơn nữa, nó có thể giúp bạn xác định những điểm yếu mà bạn không thể nhìn thấy, hoặc là bạn muốn bỏ qua.

Những điểm chính

Bằng cách phát triển khả năng tự nhận thức, bạn có thể biết về suy nghĩ và hành vi của mình và cách bạn tác động đến người khác.

Người càng có khả năng tự nhận thức, sẽ càng quản lý hiệu quả hơn. Bởi vì, họ tương tác với người khác một cách tích cực, truyền cảm hứng và được nhân viên tin tưởng. Kết quả kéo theo là sự nghiệp thành công và thu nhập cao.

Để phát triển khả năng tự nhận thức, hãy tìm hiểu về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Hãy dành thời gian để phân tích các quyết định mà bạn thực hiện, tập trung vào việc quản lý cảm xúc, và khiêm tốn về thành tích của bạn.

Khi hành động của bạn phù hợp với những giá trị mà bạn coi trọng, bạn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cảm thấy tự tin hơn.

Hpo Banner