Blog

Nâng cao động lực cho bản thân

Lý thuyết tự quyết

Trong một khoảnh khắc, hãy suy nghĩ xem động lực của bạn ở những thời điểm khác nhau trong vài năm gần đây ở mức nào. Tại một số thời điểm, động lực của bạn có thể cao – nếu có, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tràn đầy mục đích. Ở những thời điểm khác. bạn có thể cảm thấy thờ ơ hay lãnh đạm và đó có thể là một cuộc đấu tranh thực sự để giữ mọi thứ tiến lên phía trước.

Nhiều người trong chúng ta nhận ra rằng động lực đến và đi. Nhưng điều gì khiến động lực lúc cao, lúc thấp? Tại sao một số người tham gia tích cực và có động lực cao, trong khi số khác cảm thấy mất tinh thần và bất lực?  Và tại sao chúng ta không thể có động lực và tham gia một cách tốt nhất ở mọi thời điểm, giúp chúng ta làm việc hiệu quả nhất?

Đây chỉ là một số câu hỏi mà Lý thuyết Tự quyết nêu ra. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét làm thế nào bạn có thể sử dụng nó để tăng cường động lực và cải thiện sự hài lòng trong công việc của bạn.

Mục lục

Giới thiệu về Lý thuyết

Richard Ryan và Edward Deci, các nhà tâm lý học tại Đại học Rochester, đã xuất bản Lý thuyết Tự quyết của họ vào tháng 1 năm 2000 trong tạp chí Tâm lý học Mỹ. Nó xem xét lý do tại sao một số người có động lực và tham gia cao, trong khi những người khác cảm thấy thờ ơ và chán nản.

Lý thuyết cho rằng con người tự nhiên phấn đấu để đạt một trạng thái có động lực và sự tham gia cao. Nói một cách đơn giản, bản chất của chúng ta là theo đuổi sự tăng trưởng và phát triển.

Ryan và Deci đã xác định 3 nhu cầu tâm lý phổ biến thúc đẩy chúng ta cư xử một cách tích cực. Đó là:

  • Năng lực
  • Mối quan hệ
  • Sự tự chủ

Khi bạn thỏa mãn những nhu cầu này, động lực của bạn sẽ tăng lên. Bạn cảm thấy tò mò, sáng tạo, đam mê hơn và vui mừng về những điều bạn đang làm. Tất cả điều này dẫn đến hiệu suất được cải thiện và có ý thức hơn về mục đích trong cuộc sống.

Khi bạn không đáp ứng một số nhu cầu này, động lực của bạn có thể giảm xuống và nó có thể là một cuộc đấu tranh để theo kịp nhiệm vụ của bạn.

Tại sao lý thuyết tự quyết lại quan trọng

Ưu điểm lớn nhất của Lý thuyết Tự quyết là nhận thức mà nó tạo ra. Một khi bạn nhận ra tầm quan trọng của năng lực, mối quan hệ và sự tự chủ, đến động lực và năng suất, bạn có thể thực hiện các bước để đảm bảo rằng nhu cầu của mình được đáp ứng.

Áp dụng lý thuyết

Hãy xem xét từng nhu cầu cụ thể hơn và thảo luận về những điều bạn có thể làm để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

1. Năng lực

Cho dù bạn làm gì đi chăng nữa, bạn cũng có một khát vọng bẩm sinh để làm nó thật tốt. Về cơ bản, nhu cầu về năng lực là, mong muốn nắm vững kiến thức và các kỹ năng bạn cần để thành công. Đó là cảm giác tốt khi làm một công việc tuyệt vời và trở thành một chuyên gia.

Để đáp ứng nhu cầu về năng lực, bạn hãy chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự phát triển của bản thân. Bắt đầu bằng cách suy nghĩ về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tiến hành phân tích SWOT cá nhân và xác định bất kỳ thiếu sót nào về kỹ năng hoặc kiến ​​thức.

Tiếp theo, hãy xem xét các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn muốn đạt được gì trong 1 năm, 5 năm tới? Bạn cần phải có kiến ​​thức và kỹ năng nào để đạt được điều đó? Viết ra những mục tiêu học tập mà bạn sẽ cần phải thiết lập và đạt được để đến được nơi bạn muốn.

Nếu bạn cảm thấy rằng mình quá bận rộn để xây dựng chuyên môn, hãy nhớ rằng có rất nhiều cách tìm kiếm thời gian để phát triển chuyên môn. Sử dụng giờ ăn trưa để học một cái gì đó mới, tham dự đào tạo online buổi tối hoặc yêu cầu tổ chức cung cấp cơ hội đào tạo trong giờ làm việc.

Điều quan trọng là nhận được phản hồi về công việc của bạn. Thông tin phản hồi tích cực, xây dựng sẽ giúp bạn trở nên có năng lực hơn, vì vậy hãy học hỏi cách yêu cầu phản hồi nếu bạn không thường xuyên nhận được nó từ sếp.

2. Quan hệ

Bạn có thể làm việc một mình và không cần có bất kỳ kết nối nào với bất cứ ai? Mặc dù điều này có vẻ khá hấp dẫn trong những ngày bận rộn nhưng sự thật là tất cả chúng ta cần – và muốn – có mối hệ với người khác. Chúng ta muốn có mối quan hệ tốt nơi làm việc, chúng ta muốn giúp đỡ và quan tâm đến người khác và chúng ta muốn cảm thấy được kết nối.

Đây là lý do tại sao xây dựng mối quan hệ tốt nơi làm việc là rất quan trọng. Nếu bạn thấy rằng các mối quan hệ của mình tại nơi làm việc cần được chú ý, thì hãy cố gắng kết nối với đồng nghiệp. Hãy cùng những người bạn chưa biết đi ăn trưa, trở thành một cố vấn hoặc tình nguyện giúp đồng nghiệp giải quyết vấn đề khó khăn trong công việc. Bạn càng cho đi nhiều, bạn càng nhận được nhiều hơn.

Bạn cũng sẽ cải thiện mối quan hệ của mình bằng cách tăng cường trí tuệ cảm xúc. Khi bạn có thể kết nối với người khác và thể hiện sự đồng cảm, sự tử tế thì càng có nhiều người muốn ở bên bạn. Những kỹ năng này cũng sẽ hữu ích trong sự nghiệp, vì vậy rất có giá trị khi học hỏi nó.

Xây dựng mối quan hệ bằng cách kết nối với những người khác trong lĩnh vực của bạn. Có thể là tham dự hội nghị thương mại hoặc gia nhập một nhóm ngành. Bạn cũng có thể sử dụng các trang web như LinkedIn Twitter để kết nối với các đồng nghiệp hoặc để theo dõi các chuyên gia trong ngành.

Những mối quan hệ tích cực cũng là yếu tố thiết yếu tạo nên hạnh phúc cá nhân. Mối quan hệ chính là từ được viết tắt bởi chữ R trong mô hình PERMA – một mô hình nêu ra 5 yếu tố cần thiết cho sức khoẻ và hạnh phúc. Vì vậy, dành thời gian tăng cường các mối quan hệ xung quanh bạn: bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

3. Tự chủ

Tự chủ là sự độc lập cá nhân. Khi bạn có quyền tự chủ trong công việc của mình, nó có nghĩa là bạn có quyền tự do lựa chọn. Bạn có thể kiểm soát khi nào hoặc bằng cách nào bạn hoàn thành một dự án hoặc thậm chí chọn những đồng nghiệp mà bạn muốn làm việc cùng.

Tự chủ là một nhân tố dự báo quan trọng tạo nên sự hài lòng trong công việc. Vậy, làm thế nào để bạn có quyền tự chủ hơn trong công việc?

Bạn có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu nó. Hãy đến với một số ý tưởng hoặc dự án mà bạn cảm thấy thoải mái để yêu cầu được kiểm soát nhiều hơn.  Sau đó, tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với sếp, hãy thảo luận một cách cởi mở về ý tưởng này và nói về việc bạ có thể kết hợp đưa ra quyết định nhiều hơn vào vai trò của mình như thế nào. Nhấn mạnh anh ta sẽ được hưởng lợi ra sao khi cho bạn nhiều quyền tự chủ hơn.

Tiếp theo, với sự tự chủ trong tâm trí, sử dụng chiến lược định hình công việc để xác định lại vai trò hiện tại của bạn. Ví dụ: tìm các cách mới để thực hiện công việc hiện tại, ưu tiên nhiệm vụ và trách nhiệm hiện tại hoặc đưa ra dự án mà bạn cảm thấy sẽ tạo sự khác biệt thực sự trong tổ chức.

Mẹo 1:

Lý thuyết này tương tự như Lý thuyết tạo Động lực của McClelland, với sự khác biệt chính đó là việc bạn sử dụng lý thuyết của McClelland để khuyến khích người khác, trong khi bạn sử dụng Lý thuyết Tự quyết để tự thúc đẩy mình.

Bạn cũng có thể so sánh nó với Lý thuyết ERG của Alderfer, sử dụng “Tăng trưởng” như một yếu tố thúc đẩy hơn là “Năng lực”. (Nó cũng nói về nhu cầu “tồn tại”, tuy nhiên thường được đề cập trong hầu hết nơi làm việc hiện đại.)

Mẹo 2:

Xem bài viết thiết lập mục tiêu để có cách tiếp cận hiệu quả và bổ sung cho cách tiếp cận tự quyết này.

Những điểm chính

Richard Ryan và Edward Deci, các nhà tâm lý học tại Đại học Rochester, xuất bản Lý thuyết Tự quyết vào tháng 1 năm 2000.

Lý thuyết tập trung vào niềm tin, ở mức cơ bản nhất của chúng ta, mọi người luôn có động cơ và tính tò mò. Để đạt được trạng thái hiệu quả nhất, chúng ta phải đáp ứng được nhu cầu về:

  • Năng lực.
  • Mối quan hệ
  • Sự tự chủ

Khi chúng ta đáp ứng tất cả những nhu cầu này, chúng ta sẽ đạt được năng suất, động lực và sự tham gia. Nhưng khi thiếu một trong số chúng, chúng ta sẽ phải đấu tranh với chính động lực của bản thân.

Hpo Banner