Blog

Mô hình PERMA – Phát triển bản thân và tìm thấy hạnh phúc

Khi hạnh phúc, chúng ta sẽ làm việc hiệu quả.

Tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc. Khi hạnh phúc, năng suất làm việc tăng lên, chúng ta xây dựng được mối quan hệ có ý nghĩa với những người xung quanh và cảm thấy tuyệt vời!

Tuy nhiên, nếu tập trung quá nhiều vào nó chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy đủ.

Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét mô hình PERMA. Mô hình này giúp ta suy nghĩ về những việc cần làm để phát triển – và thực sự hạnh phúc với nó!

Mục lục

Giới thiệu về mô hình

Mô hình PERMA được phát triển bởi nhà tâm lý học Martin Seligman và đã được xuất bản rộng rãi trong cuốn sách “Flourish” của ông vào năm 2011.

“PERMA” là viết tắt của năm yếu tố cần thiết mà chúng ta cần có để trải nghiệm cuộc sống hạnh phúc. Đó chính là:

1. Cảm xúc tích cực – Positive Emotion(P)

Để tận hưởng hạnh phúc, chúng ta cần phải có cảm xúc tích cực trong cuộc sống. Bất kỳ cảm xúc tích cực nào như yên bình, biết ơn, hài lòng, niềm vui, nguồn cảm hứng, hy vọng, sự tò mò, hoặc tình yêu đều rơi vào nhóm này – và điều thực sự quan trọng là hãy tận hưởng ngay tại đây và ngay bây giờ.

 2. Sự tham gia, gắn kết- Engagement (E)

Khi chúng ta thực sự tham gia vào một sự kiện, công việc hoặc dự án, chúng ta bị cuốn vào nó: thời gian dường như dừng lại, chúng ta mất ý thức về bản thân và tập trung mạnh mẽ vào hiện tại.

Điều này thực sự rất tốt! Chúng ta càng gắn kết thì càng có nhiều khả năng trải nghiệm hạnh phúc.

3. Mối quan hệ tích cực – Positive Relationships (R)

Là con người, chúng ta là “những cá thể xã hội” và những mối quan hệ tốt là cốt lõi của hạnh phúc. Có thể thấy rằng người có nhiều mối quan hệ ý nghĩa, tích cực sẽ hạnh phúc hơn những người không có.

4. Ý nghĩa cuộc sống – Meaning (M)

Ý nghĩa cuộc sống xuất phát từ việc phục vụ cho một mục đích lớn lao hơn chính bản thân mình. Mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về ý nghĩa cuộc sống, đó có thể là xuất phát từ tôn giáo hay từ mong muốn một cuộc sống tốt đẹp cho mọi người tuy nhiên chúng ta đều cần có ý nghĩa cuộc sống để trở nên hạnh phúc hơn.

5. Thành tựu / Thành tích – Accomplishment/Achievement (A)

Nhiều người trong chúng ta luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân theo một cách nào đó – có thể là phát triển kĩ năng, thăng tiến trong công việc hay chiến thắng ở một cuộc thi. Không lời nào có thể diễn tả được niềm vui sướng lẫn tự hào khi đạt được những thành tích trên. Vì vậy, thành tích là một phần quan trọng giúp ích cho khả năng phát triển của mỗi người.

Sử dụng mô hình PERMA

Một khi nhận thức được điều gì tạo nên hạnh phúc (thay vì tập trung vào hạnh phúc cá nhân), thật dễ dàng để sống một cuộc sống phong phú và có ý nghĩa.

Hãy xem xét làm thế nào để có thể thực hiện điều này.

Cảm xúc tích cực

Mặc dù không phải lúc nào cũng hạnh phúc nhưng chúng ta cần phải trải qua những cảm xúc tích cực như niềm vui, hạnh phúc, mãn nguyện, bình an, thích thú…

Nếu bạn cảm thấy không có đủ cảm xúc tích cực trong cuộc sống, hãy dừng lại và suy nghĩ về lý do.

Trước tiên, hãy nhìn vào sự nghiệp của bạn. Bạn có sử dụng đúng tài năng và thế mạnh của mình trong vai trò hiện tại không?

Nếu bạn không chắc chắn về thế mạnh của bản thân, bài viết của chúng tôi về kỹ năng phát triển sự nghiệp có thể giúp bạn. Bạn cũng có thể sử dụng bài viết Khám phá sức mạnh để khám phá 5 điểm mạnh nhất của mình hoặc thực hiện Phân tích SWOT cá nhân.

Ngoài ra, hãy dành thời gian để xác định những người hay sự kiện hoặc những thứ tạo ra niềm vui cho bạn. Ví dụ, tưởng tượng bạn thích được ở ngoài trời, bao quanh bởi thiên nhiên nhưng làm việc trong văn phòng hiếm khi mang đến cho bạn niềm hạnh phúc này. Tại sao không đặt cây xanh tại bàn làm việc hoặc trong phòng để tận hưởng nó?

Mục đích ở đây là mang lại những cảm xúc tích cực và hưởng thụ trong công việc hàng ngày để đảm bảo rằng bạn không tiếp tục trì hoãn chúng đến một tương lai … không bao giờ xảy ra.

Sự tham gia, gắn kết

Bạn có cảm thấy gắn kết với sự nghiệp của chính mình? Bạn có theo đuổi sở thích và tham gia những hoạt động khiến bạn bị cuốn vào như chúng ta đã đề cập phía trên không?

Sự tham gia gắn liền với hoạt động sáng tạo, nhưng bạn cũng có thể trải nghiệm sự gắn kết sâu sắc khi tham gia vào các hoạt động thể thao, dành thời gian với bạn bè hoặc làm việc trong các dự án mà bạn cảm thấy hứng thú.

Bạn có thể gia tăng sự tham gia trong công việc bằng cách giảm thiểu phiền nhiễu cải thiện khả năng tập trung. Sau đó, hãy tập trung vào các dự án thách thức kỹ năng của bạn càng nhiều càng tốt.

Tiếp theo, hãy nhìn vào sở thích của bản thân. Bạn có đủ thời gian thực hiện sở thích cá nhân không? Nhiều người trong chúng ta bỏ quên điều này đặc biệt khi bị căng thẳng hoặc quá tải với công việc. Hãy cố gắng dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

Mối quan hệ tích cực

Bạn có nhiều mối quan hệ tích cực trong cuộc sống không? Đó có thể là mối quan hệ với bất cứ ai: gia đình, bạn bè, hàng xóm hoặc đồng nghiệp. Bạn có muốn có nhiều mối quan hệ như thế không?

Bạn dành nhiều thời gian tại nơi làm việc vì vậy việc xây dựng mối quan hệ tốt tại nơi làm việc là vô cùng quan trọng.

Tiếp theo, hãy xem xét cuộc sống cá nhân của bạn. Bạn có thích cuộc sống gia đình, mối quan hệ với bạn bè và cảm thấy họ hỗ trợ tích cực cho bạn không?

Nếu không thì hãy dành thời gian để hiểu lý do tại sao. Bạn có dành thời gian để củng cố mối quan hệ này không? Bạn có cần cố gắng nhiều hơn để kết nối với bạn bè và gia đình mình không?

Hãy dành thời gian để tiếp xúc với bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình thường xuyên. Mối quan hệ trở nên gắn kết, tăng cường chỉ khi chúng ta cố gắng kết nối với người khác. Mặt khác, bạn không thể thay đổi mọi người: nếu mối quan hệ của bạn không tích cực, bạn nên làm gì để bảo vệ nó?

Ý nghĩa cuộc sống

Bạn có cảm thấy cuộc sống và công việc của mình có ý nghĩa không? Hầu hết chúng ta đều muốn tin rằng mình đang phục vụ cho một mục đích lớn lao hơn chính bản thân. Vì vậy việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống rất quan trọng để tạo ra hạnh phúc. Để cảm thấy công việc của mình thật sự có ý nghĩa, hãy đọc bài viết của chúng tôi về Làm việc có mục đíchTạo ra sự hài lòng trong công việc.

Việc tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống cá nhân rất quan trọng – các hoạt động nhất định chẳng hạn như dành thời gian cho gia đình, công tác tình nguyện hoặc thực hiện các hoạt động nhân ái có thể giúp chúng ta cải thiện suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy cuộc sống của mình vô nghĩa, hãy làm những việc trên – bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều.

Thành tựu / Thành tích

Thành tích có thể là yếu tố khó khăn nhất trong mô hình PERMA vì đôi khi chúng ta có xu hướng đặt ra những kỳ vọng quá cao.

Ví dụ, ở nhiều xã hội, thành tựu được đánh giá cao và nếu không bận rộn thì chúng ta không đáp ứng được kỳ vọng và hoàn thiện cuộc sống. Tuy nhiên, nếu liên tục thúc đẩy bản thân, chúng ta có thể dễ dàng “chạy trốn” khi theo đuổi thành tựu tiếp theo.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn không dành đủ thời gian và sức lực để hoàn thành ước mơ thì hãy bắt đầu ngay bây giờ.

Trước tiên, hãy xác định những gì bạn thực sự muốn đạt được trong cuộc sống. Bài viết lập trình thành công có thể giúp bạn khẳng định sự thành công trong tương lai mà bạn hướng tới.

Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang dành quá nhiều thời gian để đạt được thành công (và do đó khiến cuộc sống mất cân bằng), thì đã đến lúc tập trung vào các yếu tố khác của mô hình PERMA. Bạn có thể sử dụng Mô hình hạnh phúc của Ben-Shahar, Cầu vồng cân bằng sự nghiệp và cuộc sống Bánh xe cuộc sống để tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.

Những điểm chính

Mô hình PERMA là một lý thuyết về hạnh phúc được phát triển bởi nhà tâm lý Marin Seligman. Mô hình xác định năm yếu tố cần thiết tạo ra hạnh phúc. Đó là:

  1. Cảm xúc Tích cực (P).
  2. Sự tham gia, gắn kết (E).
  3. Mối quan hệ Tích cực (R).
  4. Ý nghĩa cuộc sống (M).
  5. Thành tích / Hoàn thiện (A).

Bằng cách tập trung vào cả năm yếu tố trên, chúng ta có thể phát triển bản thân và tìm thấy hạnh phúc. Mô hình PERMA là xuất phát điểm giúp chúng ta tạo ra một cuộc sống tuyệt vời.

Hpo Banner