Blog

Lý thuyết hy vọng của Snyder

Nuôi dưỡng hy vọng trong cuộc sống

Bạn thường làm gì khi đối mặt với trở ngại trong cuộc sống? Sớm bỏ cuộc hay vẫn kiên trì, tích cực tìm cách giải quyết nó? Nếu có thể tìm thấy con đường khác đi đến mục tiêu, bạn sẽ nhìn thấy viễn cảnh đầy triển vọng về cuộc sống của mình.

Theo nhà tâm lý học Charles Richard “Rick” Snyder (1944-2006), những người có nhiều hy vọng thường đạt được nhiều hơn, khoẻ mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần hơn so với những người ít hy vọng.

Bài viết này xem xét Lý thuyết hy vọng của Snyder và và làm thế nào giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Bài viết cũng đưa ra một số chiến được hữu ích giúp bạn có cách tiếp cận tích cực khi gặp khó khăn.

Mục lục

Giới thiệu về lý thuyết

Snyder bị cuốn hút bởi những khái niệm về hy vọng và sự tha thứ. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã xuất bản 6 cuốn sách về Lý thuyết hy vọng và 262 bài viết về tác động mà hy vọng có thể mang lại cho những khía cạnh trong cuộc sống như sức khoẻ, công việc, giáo dục và ý nghĩa cá nhân.

Lý thuyết hy vọng cho rằng có 3 yếu tố chính tạo nên tư duy đầy hy vọng:

  1. Mục tiêu – Tiếp cận cuộc sống theo hướng mục tiêu.
  2. Con đường – Tìm các cách khác nhau để đạt được mục tiêu
  3. Hành động – Tin rằng bạn có thể tạo ra thay đổi và đạt được những mục tiêu này.

Snyder mô tả những người có tư tưởng đầy hy vọng là những người có thể thiết lập mục đích rõ ràng, tưởng tượng ra con đường đi đến những mục tiêu đó và kiên trì, ngay cả khi gặp trở ngại.

Tầm quan trọng của hy vọng

Ngay cả những kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cũng có thể sai hướng là một thực tế đơn giản trong cuộc sống. Bất kể bạn có tài năng hay kỹ năng gì, hy vọng là trạng thái tâm trí giúp bạn vượt qua vòng xoáy của cuộc sống và tiến lên phía trước khi khó khăn.

Hơn nữa, như chúng ta thấy, hy vọng không chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc – đó là cơ chế sống còn của con người và chúng ta không thể phát triển mà không có nó.

Khả năng hy vọng bắt đầu phát triển từ thời thơ ấu. Từ khi sinh ra, chúng ta bắt đầu phân chia mối quan hệ (cái gì đi với cái gì) cho đến khi phát triển sự hiểu biết về nguyên nhân – hoặc quan niệm rằng điều này có thể dẫn đến điều khác. Đây là nền tảng trong cách suy nghĩ về “con đường”, tạo thành một phần của Lý thuyết hy vọng của Snyder.

Vào khoảng một tuổi, “tâm lý” xuất hiện và chúng ta bắt đầu biết nhận dạng. Đây cũng là lúc chúng ta nhận ra rằng mình có thể thực hiện nhiều thứ. Đó là “hoạt động tư duy”.

Con đường và hoạt động tư duy cung cấp cho chúng ta những công cụ cần thiết để theo đuổi mục tiêu. Theo nghiên cứu năm 1999 của Snyder, những người có điểm Quy mô hy vọng cao có khuynh hướng thành công hơn trong việc đạt được mục tiêu với lĩnh vực thể thao và học thuật hơn so với những người có điểm số thấp. Ông lập luận rằng điều này góp phần giúp họ đạt được cấp độ cao hơn về sự tự tin và hạnh phúc.

Áp dụng Lý thuyết hy vọng

Bạn có thể sử dụng lý thuyết hy vọng giúp mọi người tận dụng cơ hội tốt nhất, sử dụng tài năng của mình và khiến cuộc sống trở nên trọn vẹn hơn bằng cách thiết lập và theo đuổi những mục tiêu có ý nghĩa.

Bước 1: Khuyến khích tư duy định hướng mục tiêu

Mục tiêu và tư duy định hướng mục tiêu là nền tảng của Lý thuyết hy vọng.

Mục tiêu có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn. Chúng có thể là những câu khẳng định chẳng hạn như “Tôi muốn thăng chức” hoặc là những hình ảnh tinh thần như hình dung bản thân đạt được thành công.

Khi phỏng vấn một số nghiên cứu sinh của mình, Snyder thấy rằng họ cảm thấy hy vọng nhất khi đạt được mục tiêu, nhưng vẫn còn ở mức độ không chắc chắn.

Hãy suy nghĩ về mục tiêu của bạn. Bạn có thể đạt được chúng và vượt qua thử thách? Sử dụng SMART để thiết lập mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, liên quan và ràng buộc với thời gian. Bạn cũng có thể sử dụng chương trình thành công hình dung những điều mình muốn đạt được trong cuộc sống và tưởng tượng thành công trong tương lai.

Nếu bạn là lãnh đạo, khuyến khích mọi người thiết lập mục tiêu bằng cách sử dụng những phương pháp đã được đề cập ở trên hoặc cùng họ tạo ra Tuyên bố sứ mệnh cá nhân xác định những điều họ nên đạt được.

Bước 2: Tìm ra con đường đi đến thành công

“Định hướng tư duy” thể hiện niềm tin của bạn, có thể tìm thấy một con đường khả thi đi đến mục tiêu của mình. Càng sáng tạo và xác định rằng bản thân đang tìm kiếm hướng đi, bạn càng có nhiều hy vọng. Nếu có gì đó vượt ra ngoài tầm kiểm soát, bạn hãy tìm một con đường khác!

Nhìn vào mục tiêu bạn muốn đạt được đầu tiên. Cần phải làm gì để biến tầm nhìn này thành hiện thực? Lên danh sách các bước cần thực hiện.

Bây giờ, xác định rào cản có thể gặp phải, những biến cố hoặc rủi ro có thể phát sinh và tạo ra kế hoạch dự phòng chuẩn bị cho những rủi ro có khả năng nhất xảy ra nhất. ( Phần bài viết về Giải quyết vấn đềsáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết những vấn đề này.)

Bước 3: Thực hiện thay đổi

Với niềm tin dai dẳng biến con đường bạn đã xác định dẫn tới mục tiêu mong muốn, nếu bạn tiếp tục di chuyển theo nó.

Tư duy hành động đặc biệt quan trọng khi bạn bị chặn đường. Nó đem lại cho bạn sự linh hoạt và sẵn sàng di chuyển đến một con đường khác thành công hơn.

Thông thường, rào cản lớn nhất để đạt được mục tiêu là thiếu thời gian. Bài viết Tìm kiếm thời gian để phát triển chuyên môn hướng dẫn bạn dành thời gian theo đuổi mục tiêu của mình.

Dành thời gian phát triển thói quen tốt cho phép bạn tiếp tục tiến lên. Ví dụ, bạn có thể cần dậy sớm để tham gia khóa học từ xa hoặc ngừng xem truyền hình dành thêm thời gian tập thể dục. Dành thời gian cần thiết cho những mục tiêu quan trọng nhất bằng cách ngăn chặn khe hở trong lịch trình của bạn.

Nếu cảm thấy bị giảm động lực, hãy tạo bản đồ kho báu nhắc nhở liên tục về những điều bạn đang làm.

Mục tiêu dài hạn đòi hỏi bạn cần kiên trì hơn nữa. Hãy tìm hiểu làm thế nào phát triển khả năng tập trung dài hạn để duy trì động lực ngay cả khi chưa biết được kết quả cuối cùng. Hãy giúp cho bản thân có thêm sức mạnh bằng cách áp dụng một số chiến lược như hình dung, khẳng định và tư duy tích cực.

Cho phép các thành viên trong nhóm tự quyết định làm thế nào để theo đuổi mục tiêu của họ và đảm bảo có nguồn lực để hỗ trợ họ. Sau đó, thiết lập một vài chiến thắng nhanh chóng cho chính bạn và nhóm để xây dựng sự tự tin.

Những điểm chính

Hy vọng là niềm tin có thể thay đổi tương lai theo hướng tốt hơn hoặc đạt được mục tiêu mong muốn. Nó khiến chúng ta tiến lên phía trước khi hành trình trở nên khắc nghiệt.

Theo lý thuyết của nhà tâm lý học Charles Snyder, viễn cảnh đầy hy vọng được tạo thành từ ba yếu tố chính:

  1. Mục tiêu – Tư duy theo hướng mục tiêu.
  2. Con đường tư duy – Tìm những cách khác nhau để đạt được mục tiêu của bạn.
  3. Hành động – Tin rằng bạn có thể tạo ra thay đổi.

Snyder nhận thấy rằng tư duy hy vọng là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định thành công – thậm chí còn hơn cả trí thông minh, kỹ năng hoặc thành công trước đó.

Bất cứ ai cũng có thể cải thiện tư duy hy vọng của mình bằng cách thiết lập mục tiêu đúng đắn, lập kế hoạch và sử dụng phương pháp tạo động lực.

Hpo Banner