Blog

Lý thuyết cân bằng của Adams

1. Cân bằng đầu vào và đầu ra

Lý thuyết cân bằng của Adams cho rằng cần có một sự cân bằng hợp lý giữa “đầu vào” của một nhân viên như công việc khó khăn, trình độ kỹ năng, lòng khoan dung, sự nhiệt tình, và “đầu ra” của một nhân viên này như tiền lương, phúc lợi, tài sản vô hình như sự công nhận.
sự cần bằng
Khi đó việc tìm kiếm sự cân bằng hợp này phục vụ đảm bảo một mối quan hệ mạnh mẽ và hiệu quả giữa tổ chức với nhân viên, và kết quả tổng thể là nhân viên cảm thấy mãn nguyện, động lực làm việc cao

2. Giới thiệu lý thuyết

Lý thuyết cân bằng của Adams được đặt theo tên của nhà tâm lý học hành vi John Stacey Adams, người đã phát triển lý thuyết này từ năm 1963.
Lý thuyết cân bằng của Adams thừa nhận rằng có những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá và nhận thức về mối quan hệ của người lao động đối với công việc của họ và việc sử dụng lao động trong tổ chức.
Các lý thuyết được xây dựng trên niềm tin rằng: các nhân viên cảm thấy bị dao động, nếu họ cảm thấy như “đầu vào” của họ lớn hơn so với kết quả “đầu ra”. Khi nhận thức được sự chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra tồn tại theo hướng này, họ sẽ giảm nỗ lực, trở nên bất mãn, hoặc, trong trường hợp nặng hơn, thậm chí gây rối.

3. Làm thế nào để áp dụng lý thuyết này

Hãy xem xét các dự kiến về mất cân bằng sau:
đầu vào
“Đầu vào” thường bao gồm:

  • Sự cố gắng.
  • Lòng trung thành.
  • Công việc khó khăn.
  • Cam kết.
  • Kỹ năng.
  • Năng lực.
  • Khả năng thích nghi.
  • Sự mềm dẻo trong xử lý công việc
  • Lòng khoan dung.
  • Sự quyết tâm.
  • Hăng hái.
  • Tin tưởng vào cấp trên.
  • Hỗ trợ của các đồng nghiệp.
  • Hy sinh cá nhân.

 
Kết quả “đầu ra” thường bao gồm:

  • Phần thưởng tài chính (như tiền lương, phúc lợi, đặc quyền).
  • Tài sản vô hình mà thường bao gồm:
    • Công nhận.
    • Uy tín.
    • Trách nhiệm.
    • Ý nghĩa của thành tựu.
    • Khen ngợi.
    • Kích thích kinh tế.
    • Cảm giác thăng tiến, lớn lên, được trải nghiệm
    • Bảo đảm công việc.

Trong khi rõ ràng nhiều điểm không thể được định lượng và so sánh, lý thuyết này cho rằng các nhà quản lý nên tìm kiếm một sự cân bằng hợp lý giữa các yếu tố đầu vào mà nhân viên mang lại, và các kết quả họ nhận được.
 

Hpo Banner