Blog

8 cách tạo Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Nếu bạn không có lợi thế cạnh tranh, đừng cạnh tranh.

Jack Welch, Cựu CEO của General Electric

Để tăng trưởng doanh thu và giá trị lâu dài, điều tối quan trọng là tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

  • Nếu một công ty không có bất kỳ lợi thế nào, thì khó có thể nhân rộng và tăng trưởng dài hạn.
  • Và sẽ bị đối thủ nhai ngấu nghiến trên đấu trường cạnh tranh. 

Một số công ty đã từng rất thành công, nhưng cuối cùng chết vì họ không tìm ra được: Đâu là lợi thế cạnh tranh bền vững của mình?

Mặc dù có rất nhiều việc phải làm trong ngắn hạn, các nhà lãnh đạo cũng nên để mắt tới việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài.

Vì vậy, hãy lướt qua 8 nguồn lợi thế cạnh tranh và cách để tạo ra chúng.

Mục lục

Lợi thế cạnh tranh bền vững là gì?

Sự kỳ diệu thực sự của một tổ chức là mọi người làm hàng trăm và hàng ngàn thứ mỗi ngày mang sản phẩm và dịch vụ theo cách nào đó cải thiện cuộc sống của khách hàng.

Và, khi thực hiện hàng trăm, hàng ngàn thứ đó mỗi ngày, hy vọng, theo thời gian, một tổ chức sẽ phát triển một lợi thế cạnh tranh bền vững, bao gồm những yếu tố mang lại lợi thế cho tổ chức so với đối thủ cạnh tranh và được duy trì theo thời gian.

Lợi thế cạnh tranh bền vững thường khó tạo ra và không dễ nhân rộng.

Có 8 nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững chính, bao gồm:

  1. Lòng trung thành với thương hiệu,
  2. Vị trí,
  3. Quy mô, 
  4. Sở hữu trí tuệ,
  5. Đổi mới,
  6. Thông tin độc quyền,
  7. Ảnh hưởng của Network,
  8. Khóa nguồn cung. 

Hãy lướt qua về 8 loại này:

Lòng trung thành với thương hiệu được thúc đẩy bởi thế mạnh về thương hiệu (Disney), thiết kế (Apple), sản phẩm (Gillette) và các chương trình khách hàng thân thiết (Target REDcard).

Vị trí trọng yếu cho các phân khúc khách hàng nhất định (Starbucks) hoặc số lượng địa điểm (7 Eleven).

Quy mô so với các đối thủ cạnh tranh giúp giảm chi phí và giá cả, dựa trên đòn bẩy mua hàng (Walmart), sản xuất khối lượng (Samsung), marketing (Coca-Cola), chi phí cố định (Costco) và đối tác (AT & T).

Sở hữu trí tuệ dưới dạng công thức độc quyền (công ty dược phẩm), quy trình (Toyota) và bằng sáng chế (Priceline).

Đổi mới dựa trên tính độc đáo liên tục và sử dụng công nghệ (Google) và thiết kế mới (Dyson). 

Thông tin độc quyền, có thể ở dạng kiến thức (nghiên cứu thuốc Glaxo Smith), quy trình (sản xuất pin Tesla) khách hàng (lịch sử mua hàng của Amazon) và nhiều loại khác.

Ảnh hưởng của Network nơi giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ tăng theo số lượng người dùng hoặc sản phẩm. Điển hình là các mô hình kinh doanh xã hội (Facebook), công nghệ (Salesforce.com) và dựa trên thị trường (Ebay).

Khóa nguồn cung xảy ra khi có ít hoặc không có lựa chọn thay thế nào khác để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ (DeBrage Diamonds).

Bây giờ,

Làm thế nào tạo ra Lợi thế cạnh tranh bền vững?

Dưới đây là một số cách giúp bạn phát triển 8 nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững:

1. Lòng trung thành thương hiệu

Đây thường là lợi thế của hầu hết các tổ chức.

Làm mọi thứ trong khả năng của bạn mang tới cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, khiến họ yêu thích sản phẩm và thương hiệu của bạn.

Nếu bẻ được mã khóa này, bạn sẽ phát triển như vũ báo bằng cách:

  • Tạo ra những người ủng hộ thương hiệu,
  • những người sẽ trung thành với cuộc sống
  • và thúc đẩy marketing miễn phí, khi họ nói với mọi người về thương hiệu của bạn.

2. Đổi mới

Chưa bao giờ Đổi mới thịnh hình như vậy trên thế giới.

Có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu, công nghệ và thiết kế đổ vào sản phẩm và dịch vụ.

Các tổ chức muốn tận dụng Đổi mới, cần đảm bảo họ liên tục khuyến khích, trao quyền, và kết hợp các ý tưởng Sáng tạo vào sản phẩm và dịch vụ.

3. Sở hữu trí tuệ

Các tổ chức có Sở hữu trí tuệ đặt các hệ thống quản lý phù hợp để liên tục quét, đánh giá và bảo đảm sở hữu trí tuệ.

Thậm chí, NIKE, một công ty thường không liên quan đến bằng sáng chế, đã có hơn 4.000 bằng sáng chế được cấp.

4. Quy mô

Lợi thế quy mô có thể được tạo ra ở cấp độ khu vực, địa phương, hoặc quốc gia.

Bạn có thể thấy nhiều lợi thế này với các nhà bán lẻ hoặc nhà hàng trong khu vực.

Những công ty có đủ số lượng địa điểm, từ đó họ có thể tối đa hóa chi tiêu quảng cáo, hàng tồn kho và sự tiện lợi của khách hàng trong khi giảm thiểu chi phí logistic.

Tuy nhiên, đôi khi quy mô khu vực bị đánh bại bởi quy mô quốc gia hoặc toàn cầu, điều Walmart đã và đang làm với các thương gia nói chung và IKEA với các cửa hàng nội thất khu vực.

5. Vị trí

Nếu bạn là doanh nghiệp dựa trên vị trí/ địa điểm, hãy dành nhiều thời gian và năng lượng để tìm ra vị trí lý tưởng.

Tiến hành khảo sát, tìm kiếm những người cho thuê nhà trong khu vực; và nếu tìm thấy địa điểm phù hợp hãy phân tích xem vị trí của đối thủ cạnh tranh ở đâu hoặc họ có thể ở đâu.

Và khi đã chọn một vị trí, đảm bảo cho vào hợp đồng thuê có điều khoản về việc không có đối thủ cạnh tranh hay doanh nghiệp tương tự nào khác trên vị trí khu đất của chủ nhà.

6. Thông tin độc quyền

Các tổ chức thường thu thập lượng dữ liệu khổng lồ về khách hàng, quy trình, phát triển hoặc nghiên cứu R&D, thị trường và sale…

Thẳng thắn mà nói, nhiều tổ chức không biến thông tin này thành một lợi thế cạnh tranh bền vững, mặc dù họ có thể.

  • Với thông tin khách hàng, bạn cần biến nó thành cách để thu hút tốt hơn và thúc đẩy lòng trung thành trong khách hàng.
  • Với nghiên cứu về R&D bạn cần bảo vệ những thông tin có được với mức độ bảo mật cao trong khi tiếp tục xây dựng chúng và tận dụng chúng trong kinh doanh.

Bất kể loại thông tin độc quyền mà bạn có là gì, hãy tìm cách xây dựng dựa trên nó và tận dụng nó để tạo ra nhiều giá trị hơn cho tổ chức.

7. Ảnh hưởng của Network

Một trong những lợi thế mạnh nhất là tạo ra tác động network.

Hãy xem Facebook đem lại tác động network mạnh mẽ như thế nào.

Càng nhiều người dùng sử dụng nền tảng, giá trị được tạo ra bởi nền tảng càng lớn.

Internet đã thúc đẩy sự tăng trưởng về lợi thế tác động của network.

Nhiều tổ chức có thể tận dụng sức mạnh internet để tạo ra hiệu ứng network, cho dù đó là xây dựng một cộng đồng người dùng trực tuyến hoặc thị trường cho một ngành.

8. Khóa nguồn cung

Mặc dù thường rất khó để khóa phần lớn nguồn cung của một thứ gì đó, các tổ chức có thể khóa các mối quan hệ với nhà cung cấp chính,  bằng cách:

Thỏa thuận phân phối và quan hệ đối tác độc quyền để phục vụ một thị trường cụ thể.

Nếu bạn là một doanh nghiệp phân phối, hãy khóa các nhà phân phối chính hoặc đối tác bán lẻ càng sớm càng tốt.

Một số công ty sản phẩm hàng tiêu dùng thành công nhất chỉ đơn giản là người đầu tiên khóa các nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối chính trong một thị trường.

Hpo Banner