Blog

Lãnh đạo là Làm gương

Ngày nảy ngày nay, ở một công ty nọ, có một ông tên là Sếp. Hôm nay Sếp yêu cầu mọi người ở lại làm việc muộn thêm 2 tiếng để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng ngày mai. Và sau khi ngắt lời, đồng hồ báo 5 giờ chiều, Sếp phủi đít ra về để còn kịp đi chơi Golf.

Còn một vị tên là Quản lý luôn chỉ trích nhân viên về việc dành quá nhiều thời gian trên Internet, nhưng lại vô tình bị phát hiện đang mua quần áo, đồ ăn các kiểu Online vào lúc 3 giờ chiều.

Vị thứ ba tên là CFO người luôn miệng giảng giải đạo lý về việc ngừng “mua những thứ không cần thiết,” nhưng ngay sau đó lại mua ngay cho mình một chiếc bàn làm việc siêu sang trọng bằng gỗ lim trị giá hơn trăm triệu.

Bạn có quen ai trong 3 người trên không?

Có lẽ không gì tồi tệ hơn việc công ty có một ông Sếp “tiền hậu bất nhất”, nói một đằng làm một nẻo. Lúc nào cũng yêu cầu nhân viên phải làm thế này, phải làm thế kia nhưng tuyệt nhiên bản thân lại chẳng làm gì, thậm chí còn làm ngược lại. Điều này khiến nhân viên mất hết tinh thần làm việc. Đặc biệt họ sẽ mất sạch niềm tin vào lãnh đạo. Người đáng lẽ ra phải là tấm gương cho họ noi theo.

Không quan trọng tình huống là gì, khi ai đó nói một đằng rồi lại làm một nẻo khiến cho đối phương cảm thấy như bị phản bội vậy. Nếu đã từng trải qua việc này ít nhất một lần trong đời bạn sẽ thấu hiểu sự thất vọng mà nó gây ra.

Ở vị trí của một người lãnh đạo, bạn biết rõ rằng mình phải có trách nhiệm với đội nhóm. Họ đang trông chờ vào bạn. Và có lẽ không điều gì tốt hơn việc bạn dẫn dắt họ thông qua những hành động của mình.

Vậy, dẫn dắt bằng ví dụ có thực sự quan trọng? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không trở thành hình mẫu?

Tại sao dẫn dắt bằng ví dụ lại quan trọng?

Có một câu nói nêu sự khác biệt giữa người quản lý và người lãnh đạo: “Quản lý là người làm đúng việc. Lãnh đạo là người làm việc đúng.”

Là một người lãnh đạo, một phần công việc của bạn là truyền cảm hứng cho nhân viên khiến họ phát huy tối đa tiềm năng và hiệu suất. Từ đó đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Để làm được điều này, bạn cần cho họ thấy cách thức bằng hành động.

Hãy nghĩ về những người đã thay đổi thế giới bằng hành động của chính họ. Ví dụ như Mahatma Gandhi người dành phần lớn quãng đời của mình để chống lại sự bất công cho dân tộc. Cũng chính vì thế mà mọi người đi theo bước chân của ông, từ đó dành lại độc lập cho Ấn độ.

Mặc dù tình huống của Gandhi khác xa với bạn, nhưng nguyên tắc thì đều giống nhau. Khi dẫn dắt bằng ví dụ, bạn tạo ra một bức tranh về những điều khả thi. Mọi người có thể nhìn vào đó và nói: “Nếu anh ta làm được, thì tôi cũng làm được.” Khi dẫn dắt bằng ví dụ, bạn sẽ khiến nhân viên dễ dàng đi theo hơn.

Một ví dụ khác về một doanh nhân huyền thoại, Jack Welch của General Electric. Welch biết rằng để GE tiến lên một tầm cao mới, ông ta cần phải đảo ngược mọi thứ. Và ông ta đã làm như thế.

Ông ta phát triển toàn bộ ý tưởng về một “tổ chức không rào cản.” Điều này có nghĩa tất cả mọi người đều có thể tự do thảo luận về các ý tưởng – tay vì chờ đợi ai đó phá bỏ rào cản để suy nghĩ cho họ. Ông ta muốn đội nhóm của mình cởi mở hơn, và hứa sẽ lắng nghe các ý tưởng từ bất cứ ai trong công ty. Và ông ta đã làm thế. Tất cả mọi người từ bảo vệ cho tới quản lý cấp cao đều được ông ta chú ý và lắng nghe.

Welch đã làm chính xác những gì mình nói và biết là đúng. Như một kết quả tất yếu, GE trở nên thành công vượt trội dưới chướng của Welch. Đội nhóm luôn luôn sẵn sàng nghe theo sự dẫn dắt của ông ta, bởi họ tin rằng Welch luôn giữ lời hứa của mình.

Vậy điều này có ý nghĩa gì với bạn? Đơn giản thôi, nếu bạn hy sinh bản thân vì đội nhóm, thì như điều tất nhiên, họ sẽ theo bạn tới bất cứ nơi đâu, chinh phục bất cứ mục tiêu thách thức nào.

Đây chẳng phải điều mà tất cả người làm lãnh đạo đều muốn?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nói một đằng làm một nẻo?

Cuộc sống luôn có 2 mặt trái ngược nhau. Nếu như trở thành hình mẫu tốt bạn sẽ khiến nhân viên cống hiến hết mình giúp đột phát hiệu suất và chinh phục mọi mục tiêu thách thức. Còn nếu trở thành một nhà lãnh đạo tiền hậu bất nhất sẽ khiến nhân viên quay lưng lại với bạn.

Làm sao có thể đặt niềm tin vào một người nói hướng Tây nhưng lại đi hướng Đông?

Nếu như Gandhi chỉ suốt ngày đi giảng đạo mà không hành động chính xác như những gì mình nói thì liệu có một Ấn Độ độc lập, vững mạnh như ngày hôm nay?

Và liệu Alexander có trở thành một chiến binh, một vị tướng vĩ đại được sử sách ghi nhận nếu ông ta ngồi trên đỉnh đồi uống rượu gái gú, nơi không ai có thể chạm tới một cọng lông? Chắc chắn là không. Và nếu ông ta làm thế, thì hôm nay trong bài viết này một cái tên khác sẽ được trích dẫn.

Tương tự với đội nhóm của bạn. Hãy nhớ, không cần biết tình huống là gì. Nhưng đã là người lãnh đạo, lời nói nặng tựa ngàn cân, bạn nói được phải làm được. Chỉ có như vậy mới khiến nhân viên theo bạn tới bất cứ nơi đâu.

Hpo Banner