Blog

Lãnh đạo dựa trên Thế mạnh

Lãnh đạo không nhất thiết là một người hoàn hảo, nhưng đội nhóm vẫn chạm đích thành công.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ:

  • Tìm hiểu về mô hình “lãnh đạo dựa trên thế mạnh”,
  • Phát triển bản thân và nhân viên.

Mục lục

1. Tình huống

Tấn đã gia nhập nhóm của bạn 18 tháng trước, và anh ấy đã chứng minh mình là một nhân viên bán hàng Tài năng và thành công. Tên của anh ấy gắn với thương vụ thành công nhất, mang lại doanh thu Kếch sù, và Tấn đã xây dựng được những mối quan hệ Tuyệt vời với khách hàng của mình.

Vì vậy, khi tìm kiếm người phù hợp cho vị trí quản lý ở một bộ phận khác, bạn đã tin vào khả năng của Tấn, trưởng nhóm bán hàng, và Thăng chức cho anh ấy.

Tuy nhiên, một vài tuần sau đó, bạn đang bắt đầu Hối tiếc về quyết định của mình.

Kỹ năng hiện có của Tấn đã Không đủ cho nhiệm vụ lãnh đạo: anh ấy trở nên thiếu kiên nhẫn, cực kỳ cầu toàn, thậm chí anh ấy hầu như Thất bại trong việc chỉ rõ những gì anh ấy muốn nhân viên của anh thực hiện.

Giờ đây, bạn nhận ra rằng bạn đã chỉ tập trung vào những thành công của Tấn khi bạn thăng chức cho anh ấy, và bỏ qua những điểm yếu của anh.

Nhẽ ra, bạn nên sử dụng lý thuyết “lãnh đạo dựa trên thế mạnh” và tập trung phát triển thế mạnh sẵn có của anh ấy, và tạo cơ hội thăng tiến cho một người có kỹ năng quản lý thì sẽ hiệu quả hơn với vị trí trưởng nhóm.

2. Lãnh đạo dựa trên thế mạnh

Lãnh đạo dựa trên thế mạnh là

  • Tập trung vào những điểm mạnh,
  • Chuyển giao những công việc mà bạn không có khả năng làm tốt cho những người có nhiều kỹ năng hoặc kinh nghiệm hơn.

Nhà lãnh đạo cũng có thể sử dụng phương pháp này để:

  • Xác định thế mạnh của nhân viên,
  • Và khuyến khích họ phát triển những mặt mạnh đó hướng về lợi ích chung.

Lưu ý:

  • Người có khả năng lãnh đạo, có thể, sẽ vượt trội ở nhiều phương diện, và có rất ít điểm yếu.
  • Trong thực tế, một cá nhân
    • Không có nhiều bằng cấp
    • Không có nhiều kinh nghiệm
    • Vẫn có thể là một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó,
    • Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng thành công trong một vài lĩnh vực khác nữa.
  • Khi một cá nhân ham muốn mình làm giỏi mọi việc,
    • Dễ dẫn tới cái gì cũng biết một chút nhưng không chuyên sâu,
    • Và như vậy thường không đem lại kết quả như mong muốn.

Vì vậy, điều quan trọng là:

  • Xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân,
  • Và giao việc cho những người có khả năng hoàn thành việc đó xuất sắc hơn 

3. Những ưu điểm:

Hãy cùng xem xét các ưu điểm của nó:

Biết cách đồng thuận và rèn luyện kỹ năng giao việc:

  • Làm việc với chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn còn ít kinh nghiệm là một dấu hiệu của sức mạnh, không phải là yếu điểm.
  • Bạn đang thừa nhận rằng chính bạn đang cần sự giúp đỡ, biết chấp nhận sự vượt trội của người khác,
  • Bạn đang phát triển một phong cách lãnh đạo tạo đồng thuận, biết tập trung vào những gì bạn làm tốt nhất, và biết cách giao việc hiệu quả.

Nhân viên cảm thấy được khuyến khích cống hiến:

  • Việc khuyến khích nhân viên tập trung vào những điểm mạnh của họ sẽ làm họ phấn chấn và tích cực tham gia hơn.
  • Khảo sát đã cho thấy chỉ có 1% số nhân viên trở thấy bị gò bó nếu lãnh đạo của họ lưu ý đến sở trường sở đoản của nhân viên,
  • Trong khi có đến 40 % số nhân viên cảm thấy thích thú nếu nhà lãnh đao khuyến khích họ phát huy thế mạnh của mình.

Tuyển dụng hiệu quả:

  • Bạn có thể áp dụng lý thuyết lãnh đạo dựa trên thế mạnh để phát triển đội của bạn.
  • Cách tiếp cận này khuyến khích bạn dụng người dựa trên những điểm mạnh cá nhân của người đó, không phải vì kỹ năng và tính cách của con người này hợp với bạn.
  • Vì vậy, bạn có thể phát triển một đội ngũ đa dạng, với một loạt các điểm mạnh, làm thành một bộ kỹ năng, nhiều thái độ, và đa dạng văn hóa.

Khuyến khích sự sáng tạo:

  • Theo cách tiếp cận này, cũng có nghĩa là bạn tự tin trong giao việc và trao quyền cho nhân viên,
  • Và ít tạo ra những nhân viên “biết nghe lời”, kém sáng tạo và ngại đổi mới

4. Nhược điểm là:

Mặc dù có nhiều ưu điểm, vẫn có những nhược điểm tiềm tàng trong lý thuyết lãnh đạo dựa trên thế mạnh. Ta có thể thấy:

Tình trạng “phân vai”:

  • Cách tiếp cận này có thể làm tăng nguy cơ “xếp xó” một ai đó.
  • Ví dụ, nếu bạn chỉ khuyến khích mọi người tập trung vào những điểm mạnh của họ mà thôi, họ rất có thể sẽ thấy: 
    • phát ngán,
    • thất vọng
    • Và bực bội với việc phải làm mãi một việc
    • Trong khi những người khác cứ tiến lên và phát triển ở những vùng đất mới.

Quá nhiều hướng đi:

  • Nếu ai cũng tập trung vào thế mạnh của mình và trở thành “đỉnh” trong lĩnh vực của mình,
  • bạn có thể phải vật lộn khi xác định hướng đi chung của đội nhóm và mỗi khi ra quyết định cuối cùng.

Quên mất những yếu điểm:

  • Phương pháp này tập trung vào việc tìm kiếm tài năng và phát huy thế mạnh,
  • Và như vậy, bạn sẽ có thể gặp phải trường hợp không có nhân sự
    • Đủ kỹ năng
    • Và kiến thức
    • để lo những mảng có hiệu suất còn thấp đang vô hình ngấm ngầm làm suy yếu sức mạnh của toàn đội.

5. Trọng tâm của Lý thuyết lãnh đạo dựa trên thế mạnh

Trong cuốn sách xuất bản năm 2009, “Lãnh đạo dựa trên thế mạnh: Nhà lãnh đạo vĩ đại, đội nhóm, và những nguyên nhân nhà lãnh đạo được nhân viên yêu thích”, chuyên gia tư vấn Tom Rath và Barry Conchie cho rằng các đội có nhiều thế mạnh là những đội thành công nhất.

Các thế mạnh được phân thành 4 nhóm như sau:

5.1 Thực hiện

Đây là khả năng hoàn thành công việc:

  • Kỹ năng sắp xếp và kiểm soát công việc,
  • Kiểm soát các mối quan hệ,
  • Nhất quán trong suy nghĩ-hành động
  • Và tập trung khi làm việc.

Những người này luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Nhận diện người này thông qua đặc điểm

  • Quản lý thời gian vô cùng hiệu quả,
  • Có năng suất làm việc cao,
  • Và muốn “làm mọi việc.”

5.2 Ảnh hưởng

Hay đơn giản, họ “biết cách bán”.

  • Họ biết tạo ảnh hưởng
  • Hoặc thuyết phục người khác ủng hộ cho ý tưởng, dự án, nhiệm vụ, thái độ, hoặc cách thức tổ chức của họ.

Những người này:

  • Có thể gây ảnh hưởng
  • Và tạo động lực cho người xung quanh để nhận được hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án của mà họ đang tiến hành.

Bạn có đủ can đảm và tự tin để đứng lên và lãnh đạo? Mục đích bạn hướng đến khi nỗ lực thúc đẩy sự thành công của toàn đội là gì? Kết quả sẽ cho biết bạn có khả năng là người “ảnh hưởng nhất”, và như vậy bạn nên hướng tới tập trung làm “ảnh hưởng” nhiều hơn.

5.3 Xây dựng mối quan hệ

Những người này có khả năng khuyến khích mọi người cùng làm việc để hướng tới một mục tiêu chung.

Có lẽ, bạn

  • Thích làm việc với những người khác để cùng hướng tới một mục tiêu chung,
  • Khá dễ dàng cho bạn trong việc nhận ra các mối liên hệ giữa các cá nhân, các dự án, những mục tiêu, hoặc giữa những tổ chức?

Nhóm người có thế mạnh này thường mang có trí tuệ xúc cảm ở mức cao, và thích làm việc như thể mình là một phần của một đội.

Nếu bạn được biết đến:

  • Là một người biết đồng cảm,
  • Là một người biết lắng nghe,
  • Và thấu hiểu được nhu cầu người khác,

thì chính là bạn – một “người xây dựng những mối quan hệ.”

5.4. Tư duy chiến lược

Một người có tư duy chiến lược là người

  • Có kỹ năng phân tích thông tin,
  • Nhận diện mối quan hệ giữa các yếu tố
  • Và biết kết nối chúng,

vừa hiểu sâu vừa nghĩ rộng nên sáng kiến hoặc ý tưởng mang tính đột phá.

Nhóm người có tư duy chiến lược thường rất sáng tạo, và thích làm việc với “mật độ cao” những ý tưởng, chứ không phải là trong các nội dung chi tiết của một nhiệm vụ. Hãy đánh giá trự sáng tạo trong bạn để xác định xem liệu có phải bạn có thuộc nhóm này?

Bạn không cần phải hoàn hảo với cả 4 đặc điểm mà vẫn có thể thành công, nếu

  • Bạn đảm bảo rằng trong đội của mình, tương ứng với mỗi nhóm đặc điểm bạn sở hữu ít nhất một người,
  • Tất yếu là họ sẽ bổ sung và hoàn thiện cho nhau.

6. Áp dụng như thế nào?

  • Hãy dừng lại một lúc và đánh giá những thế mạnh của riêng bạn. Bạn giỏi nhất cái gì đây? Điểm yếu của bạn là gì?
  • Hãy nghĩ xem liệu bạn có đang quá tập trung vào điểm yếu của các nhân viên, hoặc những gì họ đang làm “sai”, và bỏ qua những kỹ năng và thế mạnh của họ hay không. Bạn đã không khai thác thế mạnh của họ, hay thậm chí đã bỏ qua chúng?
  • Hãy xem xét xem bạn có cần cải thiện cách bạn giao việc hoặc quản lý dự án hay không. Bạn nên xem xét một lần nữa cách tuyển dụng của bạn, sau đó bạn có dự định tập trung đa dạng hóa các thế mạnh và các đặc tính cho đội của mình không?

Chúc bạn sớm đánh thức sức mạnh tiềm ẩn và tự tin tạo ra một đội nhóm hiệu quả!

Hpo Banner