Blog

Lắng nghe đồng cảm

Vượt qua cả lắng nghe chủ động.

Lắng nghe đồng cảm là một kỹ thuật nghe và đặt câu hỏi giúp bạn phát triển và cải thiện các mối quan hệ thông qua sự hiểu biết tốt hơn những điều đang được truyền tải cả về trí tuệ và cảm xúc. Như vậy, nó giúp bạn đạt đến một cấp độ lắng nghe chủ động mới.

Tại sao cần sử dụng công cụ?

Sử dụng lắng nghe đồng cảm một cách trung thực và hiệu quả sẽ giúp bạn giành được lòng tin của nhân viên trong nhóm, giúp bạn giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề hơn là những triệu chứng hời hợt nhưng có thể gây tổn hại.

Làm thế nào để sử dụng công cụ

Kiên nhẫn lắng nghe những điều người khác nói, ngay cả khi bạn không đồng ý với nó. Điều quan trọng là thể hiện được sự đồng ý với người nói, không nhất thiết phải đồng ý đơn giản bằng cách gật đầu mà bạn có thể chèn các cụm từ như “Tôi hiểu” hoặc “Tôi thấy”. 

Cố gắng cảm nhận cảm xúc mà người nói diễn đạt, trong khi lưu tâm đến nội dung đang được truyền đạt.

Hãy nghĩ bản thân bạn như một tấm gương. Lặp lại suy nghĩ và cảm xúc của người nói.

Trong khi khuyến khích người nói tiếp tục thông điệp của họ, xen giữa những phản hồi tóm tắt. Ví dụ như “Vì vậy mà bạn không cảm thấy bạn đóng vai trò đủ mạnh trong nhóm?” hoặc “Bạn cảm thấy tài năng và kinh nghiệm của mình phù hợp hơn ở vị trí khác” hoặc “Có phải bạn cảm thấy như bạn bị đánh giá giá thấp trong dự án này không”. Bạn nên cung cấp nó một cách trung lập, để không dẫn người nói đến kết luận của bạn.

Một người lắng nghe đồng cảm sẽ biết cách giữ cho người nói tránh cảm giác phòng thủ. Để làm điều này, cố gắng không hỏi các câu hỏi trực tiếp, không tranh luận những điều đang được nói hoặc thâm chí trang chấp tình huống. Bằng chứng có thể được xem xét sau. Bây giờ, hãy tập trung hoàn toàn vào những gì đang được nói và cảm xúc của người nói lúc này.

Khi người nói nói điều gì đó đòi hỏi bổ sung thông tin, bạn chỉ cần lặp lại câu nói như là một dạng câu hỏi. Ví dụ, nếu người nói nói: “Tôi không vui vẻ với vị trí hiện tại của tôi.” Bạn có thể thăm dò thêm bằng cách trả lời: “Bạn nói rằng bạn không vui vẻ với vị trí hiện tại của bạn?” Câu nói khuyến khích nhỏ này có thể là tất cả để thuyết phục người nói phải làm rõ hơn.

Hãy chú ý đến những điều không được nói. Thông thường, những điều người nói giữ lại cũng quan trọng như những điều người đó nói ra.

Nếu người nói hỏi ý kiến của bạn, hãy trung thực. Tuy nhiên, hãy cố gắng không nói ra những điều có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ hoặc ngăn cản việc nói chuyện tiếp theo.

Mẹo:

Kiểm soát cảm xúc bạn và không cho phép cảm xúc của bản thân bị ảnh hưởng

Hãy nhớ: Hiểu đầu tiên, đánh giá sau.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bằng cách tạo được sự tự tin cho người nói, bạn sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp. Bằng cách này, bạn đảm bảo kết quả tốt hơn cho nhân viên, cho chính bạn, cho nhóm và cho toàn bộ công ty.

Khi bạn đã dành được sự tin tưởng này hãy chắc chắn rằng bạn không phản bội nó.

Ví dụ

Là một người quản lý, Mạnh rất tự hào về bản thân vì đã luôn luôn có mặt khi đội nhóm của mình cần và duy trì một chính sách mở cửa. Anh cảm thấy mình biết rằng mỗi thành viên trong nhóm đều rất giỏi và thường xuyên trò chuyện với những người khác, họ làm việc để luôn cập nhật những điều mới mẻ cả trong cuộc sống công việc và ngoài công việc.

Gần đây, anh nhận thấy Hằng có vẻ tụt dốc so với các thành viên khác trong nhóm. Trong các cuộc họp, cô dường như bị phân tâm và không đáp ứng được kỳ vọng nhóm đã mong đợi.

Và Hằng trông có vẻ càng ngày càng không tốt. Cô hay đến trễ các cuộc hợp, đây là điều không giống cô ấy trước đây và dường như cô không quan tâm đến tập thể.

Mạnh đã tiếp xúc với Hằng và hỏi xem có điều gì xảy ra. Hằng đã có phần phòng thủ và nói “Tại sao sếp hỏi vậy?” và “Tôi vẫn ổn”.

Một vài tuần trôi qua và vẫn không hài lòng với cách làm việc của Hằng, Mạnh đã thể hiện sự quan tâm nhiều hơn, vì Hằng trước đây là một nhân viên tiềm năng, trụ cột của cả đội.

Để đạt được điều này, Mạnh đã dựa vào kỹ năng lắng nghe đồng cảm để khảm phá ra lý do hiệu suất làm việc không bình thường của Hằng. Và như anh ấy đã tìm thấy, câu trả lời không phải là do công việc.

Mạnh đã gọi Hằng vào văn phòng của anh ấy. Anh ấy chỉ đơn giản hỏi cô ấy làm thế nào có thể giúp Hằng, giữ cho Hằng khỏi phòng thủ và cung cấp hỗ trợ cần thiết. Sau đó, anh lắng nghe những gì Hằng nói, cẩn thận đặt mình vào trong câu chuyện và không làm gián đoạn câu chuyện, trong thời gian dài, Mạnh đã phát hiện ra rằng Hằng vừa mới ly hôn và đang phải chăm sóc cha mẹ ốm cùng một lúc.

Mạnh thường xuyên hành động như thể anh là cái gương của Hằng trong suốt cuộc trò chuyện, anh lặp đi lặp lại các câu nói để cô biết anh hiểu và nhắc lại các ý kiến của cô trong câu hỏi khi cô dừng lại và hỏi ý kiến từ anh.

Mạnh quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể của Hằng. Cô ấy vẫn cúi đầu và mắt  xuống khi nói chuyện. Nói chung, cô ấy dường như đã mệt mỏi rất nhiều.

Sau khi cho phép Hằng nói ra hết câu chuyện, Mạnh đã hỗ trợ chứ không phải nhận xét, đánh giá. Mạnh đã đề nghị Hằng tạm thời chỉ cần làm việc buổi sáng, đồng thời trấn an cô rằng nhiệm vụ của cô sẽ chờ cô khi cô đã sẵn sàng trở lại với tinh thần tốt hơn. Mạnh cũng đã khiến Hằng nhận thức được các nguồn lực sẵn có cho cô ấy tại phòng nhân sự chẳng hạn như tư vấn, lập kế hoạch tài chính…

Cũng quan trọng, Mạnh giữ cuộc trò chuyện với tính chất cá nhân giữa anh và Hằng. Anh để Hằng biết rằng những gì cô ấy nói sẽ chỉ 2 người biết. Và Mạnh khuyến khích Hằng cập nhật và dành thời gian tham gia các buổi tư vấn mà cô đã lên kế hoạch với phòng nhân sự của công ty. Mạnh chú ý đến nỗi đau của Hằng và lắng nghe đồng cảm. Kết quả: Hằng chỉ mất hơn một tháng để lấy lại tinh thần và quay trở lại công việc một cách mạnh mẽ, nhiệt huyết, công việc của cô đã trở nên tốt hơn bao giờ hết, sự tập trung làm việc của cô, sự trung thành của cô đối với Mạnh và cho nhóm, cho công ty. 

Những điểm chính

Vai trò của người lắng nghe đồng cảm là vai trò hỗ trợ. Trong việc lắng nghe đồng cảm, thành công được đo bằng khả năng rút ra các nội dung cốt lõi từ câu chuyện được kể hoặc chuỗi các sự và cho phép chúng biểu lộ ra bên ngoài.

Hãy lắng nghe cẩn thận và không phán xét, nếu thích hợp hãy lặp lại các cụm từ quan trọng để khuyến khích mọi người cởi mở khi nói chuyện. Chú ý nhiều đến những điều không được nói hoặc những điều đang nói với cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể.

Và khi bạn dành được lòng tin đảm bảo hãy tôn trọng nó.

Hpo Banner