Blog

Lắng nghe chủ động

Lắng nghe toàn bộ thông điệp bằng cách sử dụng kỹ thuật lắng nghe chủ động.

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng bạn cần có. Việc bạn lắng nghe như thế nào có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc và chất lượng mối quan hệ của bạn với người khác.

Ví dụ:

  • Chúng ta lắng nghe để có được thông tin.
  • Chúng ta lắng nghe để hiểu.
  • Chúng ta lắng nghe vì thích thú.
  • Chúng ta lắng nghe để học hỏi.

Với tất cả những gì chúng ta nghe được, chúng ta sẽ làm tốt. Thực tế hầu hết chúng ta đều không nghe được trọn vẹn một thông điệp nào đấy và nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta nhớ từ 25 – 50% những gì chúng ta nghe. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, đồng nghiệp, khách hàng hoặc vợ/chồng của bạn trong 10 phút, họ chú ý ít hơn một nửa cuộc trò chuyện. Điều này thật ảm đạm.

Nó cho thấy rằng khi bạn nhận được hướng dẫn hoặc thông tin nào đấy, bạn cũng không nghe được toàn bộ thông điệp. Bạn hy vọng những phần quan trọng nhất của thông điệp sẽ nằm ở trong khoảng 25-50% này, nhưng nếu chúng không nằm trong phần đấy thì sẽ như thế nào?

Rõ ràng, lắng nghe là một kỹ năng cần thiết đem lại rất nhiều ích lợi cho chúng ta. Bằng cách trở thành người có kỹ năng nghe tốt hơn, bạn sẽ cải thiện năng suất cũng như khả năng ảnh hưởng, thuyết phục và đàm phán của bản thân. Hơn nữa, bạn sẽ tránh xung đột và hiểu lầm. Tất cả những điều này là cần thiết cho sự thành công tại nơi làm việc!

Mẹo:

Kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi mức độ tự nhận thức cao. Bằng cách hiểu phong cách giao tiếp cá nhân bạn sẽ có nhiều cơ hội tốt tạo ra ấn tượng tốt đẹp và lâu dài với người khác.

Mục lục

Lắng Nghe chủ động

Để nâng cao kỹ năng nghe bạn cần thực hành “lắng nghe chủ động”. Đây là nơi bạn nỗ lực có ý thức để nghe không chỉ những từ mà người khác đang nói mà quan trọng hơn là cố gắng hiểu được đầy đủ thông điệp được gửi đi.

Để làm được điều nay bạn phải chú ý đến người khác thật cẩn thận.

Bạn không thể để mình trở nên bị phân tâm bởi bất cứ điều gì khác xảy ra xung quanh hoặc bằng những lập luận phản bác bạn sẽ đưa ra khi người khác ngừng nói. Bạn cũng không được để cho bản thân chán nản và mất tập trung vào những điều người khác nói. Tất cả những điều này góp phần giảm thiểu sự lắng nghe và hiểu biết.

Mẹo:

Nếu bạn cảm thấy khó tập trung vào những điều người khác đang nói, hãy thử lặp lại từ ngữ của họ như cách họ nói – điều này sẽ củng cố thông điệp và giúp bạn tập trung.

Để nâng cao kỹ năng lắng nghe bạn cần phải cho người khác biết bạn đang lắng nghe những gì họ đang nói. Để hiểu được tầm quan trọng của việc này, hãy tự hỏi bản thân, nếu bạn tham gia vào một cuộc trò chuyện và người kia có đang lắng nghe những gì bạn đang nói hay không. Bạn tự hỏi nếu thông điệp của bạn bị bỏ qua hoặc nó không đáng để tiếp tục cuộc trò chuyện. Bạn sẽ cảm thấy như đang nói chuyện với một bức tường và đó là điều bạn nên tránh.

Lời cảm ơn có thể là một cái gì đó đơn giản như một cái gật đầu hoặc một câu “uh uh” đơn giản. Bạn không nhất thiết đồng ý với người đó, bạn chỉ đơn giản cho biết rằng bạn đang lắng nghe. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu khác để thừa nhận bạn đang lắng nghe cũng nhắc nhở bản thân bạn chú ý và không để tâm trí đi lang thang.

Bạn cũng nên cố gắng trả lời người nói theo cách mà khuyến khích cả hai tiếp tục nói chuyện để bạn có thể lấy thêm thông tin nếu cần. Trong khi gật đầu và “uh huh” thể hiện bạn quan tâm thì một câu hỏi hoặc bình luận phản hồi những điều đang nói cũng cho thấy rằng bạn hiểu thông điệp này.

Mẹo:

Hãy lưu ý rằng lắng nghe chủ động có thể tạo ấn tượng cho người khác rằng bạn đồng ý với họ ngay cả khi bạn không. Điều quan trọng là tránh sử dụng lắng nghe chủ động như một danh sách để làm theo chứ không phải là thực sự lắng nghe. Nó có thể giúp bạn thực hành chuyên tâm lắng nghe nếu bạn thấy rằng bạn bắt đầu mấy tập trung.

Trở thành người lắng nghe chủ động

Có 5 kỹ năng nghe chủ động chính. Tất cả chúng đều giúp bạn đảm bảo rằng bạn nghe người khác nói và người kia biết bạn đang nghe những gì họ nói.

1. Chú ý

Cung cấp cho người nói sự tập trung chú ý của bạn và thừa nhận thông điệp.

  • Nhìn trực tiếp người nói
  • Gạt sang một bên những suy nghĩ xao lãng
  • Đừng chuẩn bị tinh thân để bác bỏ
  • Tránh bị phân tâm bởi các yếu tố môi trường. Ví dụ, các cuộc đối thoại xung quanh
  • Chú ý ngôn ngữ cơ thể của người nói

2.Cho thấy bạn đang lắng nghe

Sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ cơ thể của bạn để truyền đạt sự chú ý.

  • Sử dụng nụ cười hoặc các biểu hiện trên khuôn mặt
  • Lưu ý tư thế của bạn và đảm bảo trong tư thế cởi mở
  • Khuyến khích người nói tiếp tục với những lời bình luận nhỏ như vâng và uh, gật.

3. Đưa ra phản hồi

Những giả định, phán đoán và niềm tin của chúng ta có thể bóp méo những gì chúng ta được nghe. Là một người nghe, vai trò của bạn là hiểu những gì đang được nói. Điều này có thể yêu cầu bạn phản ánh những gì đang được nói và đặt câu hỏi.

  • Phản ánh những gì đã được nói bằng cách diễn giải. “Những gì tôi đang nghe là” và “Có vẻ như bạn đang nói,” là những cách tuyệt vời để phản ánh lại.
  • Đưa ra câu hỏi để làm rõ một số điểm nhất định. “Ý anh là gì khi nói.” “Ý bạn là vậy đúng không?”
  • Tóm tắt ý kiến ​​của người nói theo định kỳ.

Mẹo:

Nếu bạn muốn phản hồi với những gì người khác nói, hãy nói như vậy và hỏi thêm thông tin : “Tôi không hiểu ý bạn một cách chính xác, ý của bạn là …. phải không??”

4. Phán quyết

Ngắt quãng là một sự lãng phí thời gian. Nó khiến cho người nói bực bội và hạn chế sự hiểu biết đầy đủ về thông điệp.

  • Cho phép người nói kết thúc trước khi đặt câu hỏi
  • Không gián đoạn

5. Phản ứng thích hợp

Lắng Nghe chủ động là một mô hình thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết. Bạn đang tiếp thu thông tin và quan điểm. Bạn không nên chen ngang vào.

  • Hãy thẳng thắn, cởi mở và trung thực trong phản ứng của bạn.
  • Xác nhận các ý kiến của bạn một cách tôn trọng.
  • Đối xử với người khác theo cách mà bạn nghĩ họ muốn

Những điểm chính

Phải mất rất nhiều sự tập trung và quyết tâm để trở thành người lắng nghe chủ động. Thói quen cũ rất khó phá vỡ và nếu kỹ năng nghe của bạn tệ như nhiều người thì sẽ dẫn đến nhiều thói quen không nên làm khi lắng nghe người khác nói.

Cố gắng lắng nghe và nhắc nhở mình thường xuyên rằng mục tiêu của bạn là thực sự lắng nghe những gì người khác đang nói. Dành tất cả tư tưởng và hành vi tập trung vào thông điệp. Đặt câu hỏi, phản ánh và diễn giải để đảm bảo bạn hiểu thông điệp. Nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ thấy rằng những gì người khác nói với bạn và những gì bạn nghe có thể khác nhau.

Bắt đầu sử dụng kỹ năng nghe chủ động từ hôm nay để trở thành người giao tiếp tốt hơn, cải thiện năng suất làm việc và phát triển mối quan hệ tốt hơn.

Hpo Banner