Blog

Làm thế nào để thay đổi sự nghiệp với tổ chức của bạn

Mục lục

Thay đổi hướng trong sự nghiệp của bạn có thể là một làn gió nếu bạn quản lý nó đúng.

Bạn đã làm việc cho công ty vài năm nay. Bạn yêu công ty, văn hóa, và con người. Nhưng vấn đề là bạn đang bắt đầu thấy chán công việc hiện tại của mình.

Những điều này hoàn toàn có thể biết trước được, bạn bạn không được thử thách như đã từng. Có lẽ bạn không được truyền cảm hứng bởi cơ hội để thăng tiến lên vị trí cao hơn, hoặc bạn đang nghĩ về việc thay đổi công việc, mà có khi cả sự nghiệp cũng nên.

Chúng ta sẽ thay đổi sự nghiệp một vài lần trong suốt cuộc đời. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta phải chuyển đến một công ty khác – chúng ta có thể thay đổi sự nghiệp trong chính công ty, tổ chức mà chúng ta đã làm việc cho.

Ví dụ, một quản lý IT với kỹ năng con người tốt có thể chuyển sang bộ phận HR, hoặc một đại diện bán hàng có thể chuyển sang bộ phận marketing. Cả 2 người họ đều xem xét để thay đổi công việc của mình trong tổ chức hiện tại của họ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các lợi ích của việc bắt đầu một sự nghiệp mới trong chính tổ chức hiện tại. Và làm thế nào để có thể chuẩn bị tốt nhất cho sự chuyển đổi đó.

Lợi ích

Có khá nhiều lợi ích của việc thay đổi sự nghiệp với tổ chức bạn đang làm việc hiện tại. Ví dụ:

  • Dễ dàng hơn so với tìm việc ở nơi khác.
  • Là một cách tuyệt vời để luôn cảm thấy được thử thách và khuyến khích.
  • Bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn.
  • Bạn sẽ mở rộng được kinh nghiệm của mình.

Làm thế nào để chuẩn bị

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn sẵn sàng cho việc thay đổi sự nghiệp:

  • Đánh giá mục tiêu nghề nghiệp của bạn – trước khi bạn quyết định bất cứ điều gì, hãy dành thời gian để nghĩ về sự nghiệp của mình và điều gì bạn muốn hoàn thành. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn sẽ đi đúng hướng với mục tiêu đó.
  • Xem xét cẩn thận các rủi ro của quyết định này – bạn cần phải nghĩ xem sự nghiệp mới có hoàn toàn phù hợp với bạn hay không? Hãy đọc bài viết về Ma trận Ansoff Matrix sẽ giúp bạn hiểu rủi ro của các quyết định thay đổi nghề nghiệp.
  • Ăn mặc cho công việc bạn muốn, không phải công việc bạn có – Ví dụ, nếu bạn muốn chuyển sang một công việc yêu cầu ăn mặc lịch sự, hãy bắt đầu ăn mặc như thể bạn đã ở trong vị trí đó rồi. Ăn mặc cho công việc bạn muốn giúp bạn hình dung dễ hơn trong vai trò đó.
  • Viết lại sơ yếu lý lịch của bạn – Bao gồm cả những thành công bạn đã đạt được trong quá khứ. Ví dụ, hiện tại bạn đang làm việc tại bộ phận IT và muốn chuyển tới bộ phận marketing, và nói về sự thành công trong việc thuyết phục ban quản trị nâng cấp lên máy chủ mới, hoặc thảo luận về những thành tựu đạt được nhờ vào khả năng giao tiếp của bạn.
  • Tìm kiếm các nhiệm vụ hay dự án có thể mở rộng các kỹ năng của bạn – Ngay cả khi bạn tình nguyện hay làm việc thêm giờ, thì những kỹ năng và thành quả này vẫn sẽ giúp bạn tiến lên. Bạn cũng có thể phân tích cá nhân SWOT để xác định điểm mạnh điểm yếu của mình.
  • Lên kế hoạch chuyển đổi – Viết xuống những cơ hội bạn sẽ có trong sự nghiệp mới. Xác định các kỹ năng hay chứng nhận mà bạn sẽ cần, và tạo một kế hoạch để thu thập chúng như một phần không thể thiếu trong hoạt động thiết lập mục tiêu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ ràng những gì thực sự quan trọng và giữ cho bạn cảm thấy áp đảo.
  • Hãy chú ý khi nói về kế hoạch của bạn – nếu bạn nói với đồng nghiệp rằng bạn có ý định chuyển đổi. Anh ta sẽ nói với sếp của bạn. Và lúc đó mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều đó. Vậy nên hãy chắc chắn rằng người nói điều đó với sếp của bạn đầu tiên chính là bạn. Giải thích cho họ hiểu tại sao bạn định thay đổi. Nếu bạn nhận được sự trợ giúp của họ, bạn sẽ có một sự chuyển dịch thuận lợi hơn rất nhiều.
  • Nói chuyện với bộ phận HR – ngồi xuống và nói chuyện với bộ phận HR để tìm kiếm các cơ hội là một ý tưởng tốt. Họ cũng có thể đưa ra các lời khuyên về đào tạo và các cơ hội phát triển khác.

Vượt qua các chướng ngại

Bạn sẽ phải vượt qua một số chướng ngại trước khi thay đổi sự nghiệp.

  • Làm việc với sếp của bạn – chướng ngại lớn nhất của bạn có thể chính là sếp của bạn: anh ta hoặc cô ta có thể không muốn “mất bạn” sang một bộ phận khác. Nếu bạn đã thành công trong vai trò hiện tại, hãy tình nguyện để trở thành cố vấn cho sự thay thế.
  • Hãy kiên nhẫn – Bạn có thể bị thách thức với cơ hội việc làm không rộng mở, đặc biệt nếu bạn làm trong một tổ chức phẳng. Đừng bỏ cuộc – chuyển đổi sự nghiệp cần thời gian.

Hãy tiếp tục với kế hoạch chuyển đổi của bạn, và tiếp tục thu thập các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho vai trò mới. Một lần nữa, hãy chắc chắn rằng bộ phận HR biết rằng bạn đang tìm cơ hội để chuyển đổi sang một sự nghiệp mới.

Nếu bạn không thể di chuyển

Nếu không có cơ hội nào trong tổ chức của bạn, hay nếu thay đổi sự nghiệp trong công ty là không thực tế, có một số cách khách để thêm thử thách và hứng thú vào những việc bạn làm hiện tại – cho tới khi cơ hội xuất hiện.

  • Giữ việc hoạt động mạng lưới trong tổ chức của bạn – bạn sẽ không biết cơ hội nào sẽ mở ra trong tương lai. Mạng lưới của bạn càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội để nắm bắt được các thời cơ hiếm có.
  • Xác định xem điều gì khiến bạn cảm thấy hứng thú với sự nghiệp hiện tại – khi bạn nhận thức được điều đem lại cho bạn sự thỏa mãn, bạn sẽ nhìn thấy các cơ hội khác nhanh chóng hơn.
  • Thêm các thử thách bằng cách yêu cầu sếp của bạn – ví dụ, yêu cầu nếu bạn có thể dẫn dắt cho dự án tiếp theo, hoặc điều hành cuộc họp tiếp theo. Tìm kiếm cơ hội để thêm thách thức vào công việc thường ngày của bạn. Điều này không chỉ cải thiện kỹ năng của bạn, mà còn làm cho bạn hứng thú nữa.
  • Huấn luyện bản thân để thành công – nếu bạn đam mê về những gì mình muốn, bạn hết mình để đạt được nó, thì cơ hội sẽ có thể mở ra trước mắt. Huấn luyện bản thân để sẵn sàng khi nó đến.

Những điểm chính

Có rất nhiều lợi ích khi thay đổi sự nghiệp trong tổ chức của bạn, hơn là tìm kiếm cơ hội ở một nơi khác. Bạn đã hiểu công ty, và không phải rời nơi làm việc mà bạn thích. Nhưng thay đổi sự nghiệp cần thời gian, và cần phải chuẩn bị kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện.

Cân nhắc các rủi ro của quyết định, và phân tích các kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để thành công trong vai trò mới. Nói chuyện trung thực với sếp của bạn về kế hoạch, và tình nguyện trở thành cố vấn cho sự thay thế. Nếu chưa có cơ hội hiện tại, hãy tập trung vào công việc hiện tại, và tìm cách để thêm các thách thức cũng như mục đích vào công việc của bạn.

Hpo Banner