Blog

Kích thích đổi mới trong doanh nghiệp?

Khuyến khích và Quản lý sự tò mò

Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu đội nhóm hay tổ chức bạn có thể hành động hay suy nghĩ khác nhau? Hay bạn và mọi người bị mắc kẹt trong một lối mòn, làm mọi thứ theo cách cũ, theo cách họ luôn thực hiện?

Nếu vậy, bạn cần kích thích sự đổi mới. Và bạn có thể làm điều này với một sự tò mò, được cân bằng bởi một số hệ thống và quy trình mới nghiêm ngặt.

Nhiều người nghĩ rằng đổi mới chỉ dành riêng cho bộ phận nghiên cứu và phát triển. Nhưng bất kể vai trò của bạn là gì, đều có thể tham gia vào quá trình tạo ra thứ gì đó mới mẻ và có giá trị.

Bài viết này xem xét các bước thực tế mà bạn có thể làm để tạo và hỗ trợ văn hóa đổi mới, thông qua sự tò mò có kỷ luật.

Mục lục

Tại sao đổi mới và tò mò lại quan trọng

Nhìn vào một số các doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất hiện nay, chẳng hạn như Google hay Twitter – họ đi trước, phát triển thị trường mới thông qua đổi mới liên tục. Và cách tiếp cận dựa trên ý tưởng, năng lượng cao này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ. Đổi mới là chìa khóa thành công cho tất cả các loại hình tổ chức.

Đổi mới không giới hạn ở sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng. Nó có thể là phát triển cách làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn, cho phép nhân viên nổi trội trong vai trò của họ – và điều đó có thể dẫn đến một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Các nhà lãnh đão thành công ưu tiên cho tính đột phá, sáng tạo và tò mò và hành động theo những điều họ phát hiện ra. Tương tự, những người nổi trội trong nhóm tìm kiếm cơ hội cải thiện kỹ năng, thể hiện sự chủ động và chia sẻ năng lượng tích cực với đội nhóm.

Lợi ích của sự tò mò gồm:

  • Xác định cơ hội phát triển tốt hơn: bằng cách quan tâm đến thị trường và cách nó đang phát triển.
  • Hoạt động hiệu quả hơn: thông qua việc hiểu rõ hơn về quy trình, sẵn sàng thay đổi và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
  • Doanh thu cao hơn và lòng trung thành của khách hàng lớn hơn: bằng cách phát triển các sản phẩm và dịch vụ được cải thiện và xây dựng danh tiếng quan tâm tới nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 
  • Phát triển tầm nhìn và quan hệ đối tác chiến lược: thông qua việc kết hợp tinh thần sáng tạo, tìm hiểu với kế hoạch và cởi mở học hỏi và hợp tác.
  • Các thành viên trong nhóm gắn kết hơn, có kỹ năng cao hơn và linh hoạt hơn: bởi vì bạn trao quyền cho họ suy nghĩ một cách sáng tạo và độc lập và phát triển một cách tiếp cận phù hợp hơn để học tập và phát triển phù hợp với họ và nhu cầu của họ.

Tạo một nền văn hóa đổi mới

Đổi mới liên quan đến việc tạo ra, phân tích và quản lý ý tưởng. Không phải mọi ý tưởng đều có ý nghĩa tốt. Và sẽ chẳng có ích gì cho tổ chức nếu mọi người chỉ câu hỏi mà không ai thực hiện! Vì vậy, bạn cần áp dụng kỷ luật.

Là một lãnh đạo, nhà quản lý, cố gắng khuyến khích nhân viên tò mò. Có nghĩa quan tâm nhiều hơn tới con người hay quy trình, cả trong và ngoài tổ chức. Đặt ra những câu hỏi mở như: “Làm thế nào chúng ta có thể phục vụ khách hàng tốt hơn?” và “Tại sao chúng ta làm điều đó theo cách này?” – và sẵn sàng để đối phó một cách cởi mở với một câu trả lời trung thực!

Ngoài ra còn có một số bước mà bạn có thể thực hiện để tiếp cận mọi khu vực trong tổ chức:

  • Giới thiệu đào tạo đổi mới. Hầu hết mọi người có thể học cách sáng tạo hơn, thông qua việc mở rộng và phát triển kỹ năng tư duy và quan sát.
  • Thành lập đội tự giải quyết vấn đề. Khiến họ chịu trách nhiệm đánh giá một vấn đề cụ thể, sau đó đề xuất và nếu thích hợp, triển khai thực hiện một giải pháp.
  • Phần thưởng cho các ý tưởng tuyệt vời. Thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy được khuyến khích đưa ra ý tưởng mới nếu họ biết bạn sẽ công nhận và khen thưởng cho những nỗ lực đó. 
  • Thiết kế công việc linh hoạt. Cho phép mọi người chia sẻ công việc và đào tạo chéo, nhờ đó họ có được quan điểm mới và có thể đưa ra các câu hỏi có liên quan. 

Mẹo:

Bài viết 10 Loại đổi mới của Doblin tìm hiểu làm thế nào truyền bá đổi mới tới các khu vực trong tổ chức, như tài chính, quy trình, cung cấp sản phẩm và cung cấp dịch vụ.

Tầm quan trọng của Duy trì sự tập trung

Đổi mới cần được thực hiện “từ dưới lên”, cũng như “từ trên xuống” nếu nó trở thành lối sống của tổ chức. Vì vậy, cố gắng để thay đổi tích cực. Tuy nhiên, đảm bảo ghi nhớ nhu cầu và mục tiêu doanh nghiệp bạn, khi sự tò mò vô hướng hoặc quá nhiều “ý tưởng hoang dã” gây lãng phí thời gian và không tạo thêm bất kỳ giá trị nào cho những điều bạn làm.

Mẹo:

Bài viết Quy trình đổi mới bốn bước xem xét cách tiếp cận tạo ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp.

Tương tự như vậy, đảm bảo bất kỳ ý tưởng mới hoặc đổi mới nào đều được giới thiệu hiệu quả và thành công. Bạn có thể quản lý việc phát triển và triển khai của chúng bằng Vòng tròn đổi mới. Mô hình hoạt động như một checklist giúp bạn đảm bảo đổi mới thực sự tăng thêm giá trị cho tổ chức và khách hàng và nó có thể ngăn bạn nhìn ra bất kỳ khía cạnh quan trọng nào của quá trình đổi mới.

Ngoài ra, đừng ngại xem xét bên ngoài đội nhóm hay tổ chức để tìm kiếm cảm hứng hay ví dụ đổi mới đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Bài viết Chương trình đổi mới mở, có các chiến lược giúp bạn có được công nghệ và kiến thức bên ngoài. Nó cũng chỉ cho bạn cách chia sẻ ý tưởng và thông tin của tổ chức với bên ngoài, theo cách có lợi cho cả hai bên. Ví dụ: bạn có thể hợp tác với một tổ chức khác nhằm giảm chi phí một số yếu tố của R&D.

Khi bạn đang cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hoặc khám phá ý tưởng mới, một trong những câu hỏi hữu ích nhất là, “Why/ Tại sao?” Nếu bạn lặp đi lặp lại một công việc nhiều lần, bạn có thể khó từ bỏ thói quen đó. Vì vậy, cố gắng hiểu công việc của bạn ảnh hưởng tới mục đích của nhóm và tổ chức thế nào và tự hỏi bản thân tại sao bạn đang làm những công việc đang làm. Điều này giúp bạn nhìn xa hơn nhiệm vụ trước mắt và khám phá ra cách hiệu quả hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng “Why”mở ra những dòng suy nghĩ sáng tạo về động cơ và nhu cầu của người khác. “Tại sao khách hàng phản ứng như vậy?’ hay “Tại sao quá trình này rất khó sử dụng?” sẽ kích thích tranh luận và tư duy sáng tạo, miễn là bạn khéo léo!

Mẹo

Sử dụng Lý thuyết mở rộng và xây dựng tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và vui vẻ, thúc đẩy sự tò mò và hợp tác.

Những điểm chính

Đổi mới nhiều hơn so với phát triển sản phẩm hoặc thay đổi quy trình – cải tiến có thể có trong mọi lĩnh vực của một doanh nghiệp và thường đến từ sự tò mò.

Mọi người trong một tổ chức có trách nhiệm truyền tải văn hóa đổi mới nhưng để điều đó xảy ra, cần có sự hỗ trợ từ tất cả các cấp trong tổ chức. 

Thiết lập một ví dụ bằng cách hỏi những câu hỏi mở và cởi mở với câu trả lời trung thực. Sau đó giới thiệu đào tạo đổi mới,hình thành các nhóm giải quyết vấn đề tự quản lý, khen thưởng cho ý tưởng tuyệt vời và thiết kế công việc linh hoạt.

Hpo Banner