Blog

Đột phá Năng suất Làm việc của Đội nhóm với Coaching

Điều gì khiến một doanh nghiệp thành công? Sếp? Quản lý? Cá nhân xuất chúng? Hay là kết quả của sự cố gắng bởi các đội nhóm?

Một đội nhóm tạo ra kết quả làm việc tốt không chỉ dựa vào kỹ năng, kiến thức mà quan trọng hơn đó chính là sự gắn kết và cách họ làm việc với nhau. Giống như một bức tranh với hàng ngàn mảnh ghép chẳng thể hoàn thiện nếu như các mảnh ghép không khớp lại với nhau.

Nếu đã từng chứng kiến hay thậm chí lãnh đạo một đội nhóm với sự hiềm khích xảy ra giữa các thành viên, xung đột mục đích và các nguyện vọng không rõ ràng. Bạn sẽ biết rất rõ hệ quả của nó.

Để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực này, bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về việc phát triển đội nhóm.

Vậy, làm sao bạn có thể khiến đội nhóm của mình cải thiện hiệu suất? Tạo ra kết quả vượt trội? Với kỹ thuật Coaching bạn sẽ đưa đội nhóm của mình lên một tầm cao mới. Đây là một hoạt động có giá trị lớn, và là một kỹ năng phải có của một nhà quản lý chuyên nghiệp.

Mục lục

Coaching đội nhóm (Huấn luyện đội nhóm)

Huấn luyện đội nhóm giúp nhân viên hiểu cách để làm việc tốt hơn với người khác. Đây là một cách thức rất hiệu quả để giảm thiểu xung đột và cải thiện mối quan hệ làm việc của nhân viên. Từ đó đội nhóm có thể toàn tâm toàn ý chinh phục mục tiêu chung.

Để huấn luyện đội nhóm, bạn cần tập trung vào kỹ năng tương tác giữa các cá nhân thay vì tập trung vào một cá thể. Các nhân viên ứng xử với đồng nghiệp, cách họ giao tiếp với mọi người – là điều quyết định trực tiếp tới hiệu suất của đội nhóm. Sau tất cả, luôn luôn có các vấn đề xảy ra nhưng chẳng phải sẽ dễ dàng giải quyết hơn khi các thành viên trong đội nhóm thấu hiểu lẫn nhau?

Thấu hiểu động lực của đội nhóm

Để huấn luyện nhân viên hiệu quả, điểm đầu tiên bạn cần bắt đầu chính là thấu hiểu động lực của đội nhóm. Quá trình này giúp bạn thấy được cách mọi người liên kết với nhau. Phong cách làm việc của họ ra sao? Phong cách giao tiếp như thế nào? Điểm mạnh của họ là gì? Còn điểm yếu?

Như Nhất đã nói ở trên, một bức tranh có hàng ngàn mảnh ghép, tuyệt nhiên không có mảnh nào giống mảnh nào. Tất cả đều có sự khác biệt. Đôi khi người này nghĩ mọi chuyện đang rất tuyệt vời, nhưng đồng nghiệp của họ với một góc nhìn khác lại chẳng thấy vậy. Điều gì sẽ xảy ra nếu 2 người nhìn về 2 hướng? Có bao giờ họ gặp được nhau?

Để khám phá động lực của đội nhóm, bạn có thể sử dụng các công cụ, mô hình như Myers-BriggsDiSC.

Là người quản lý, hay nói cách khác là một huấn luyện viên, vai trò của bạn là giúp đội nhóm của mình nhìn về cùng một hướng và tìm ra cách tốt nhất để kết hợp với nhau.

Ví dụ:

Hương biết rằng Giang khá nhút nhát, đó là lý do anh ấy thích làm việc độc lập hơn. Do đó, thay vì trách móc Giang không làm việc với cố ấy, Hương tìm cách liên kết với Giang. Tương tự, Giang nhận thấy rằng sự chấp nhận xã hội rất quan trọng đối với Hương, nên anh đã nỗ lực để thân thiện và quan tâm hơn đến những gì cô ấy đang làm.

Với sự thấu hiểu, thành viên trong đội nhóm sẽ có nhìn nhận khác về đồng nghiệp của mình. Điều này giúp họ điều chỉnh hành vi của mình sau cho vừa tạo ra hiệu quả làm việc lại vừa thể hiện sự quan tâm và đồng cảm.

Xác định hành vi mong muốn

Hiểu quan điểm của người khác là một cách tuyệt vời để cải thiện mối quan hệ với họ. Tuy nhiên, đội vẫn cần phải tuân theo nguyên tắc cơ bản để họ có thể hoàn thành mục tiêu công việc.

Ví dụ, bạn biết rằng Hà thường tránh xung đột, tuy nhiên, nếu anh ta đồng thuận mà không phản đối gì khi ý kiến chuyên gia có thể không phù hợp, thì rủi ro sau đó có thể xảy ra.

Đây là lý do tại sao việc phát triển một hệ thống những hành vi và giao tiếp được mong đợi là một khía cạnh quan trọng trong huấn luyện đội ngũ. Những kỳ vọng này xây dựng sự đồng cảm và hiểu biết, và đảm bảo rằng mục tiêu chung của đội được coi trọng hơn sở thích cá nhân.

Trong điều lệ đội hoặc bản cam kết, bạn có thể phác thảo một tập hợp các hành vi mà các thành viên dự kiến sẽ tuân thủ và thực hiện. Ví dụ:

  • Tôn trọng đồng nghiệp.
  • Nêu ý kiến/quan điểm cá nhân khi cần thiết.
  • Trao đổi và trò chuyện trực tiếp với một người khi bạn cảm thấy bị đối xử bất công.

Tiến thêm một bước, bạn định nghĩa các quy trình mong đợi. Ví dụ:

  • Một quy trình giải quyết xung đột sẽ xác định các bước cần thực hiện khi một thành viên trong nhóm cảm thấy bị xúc phạm bởi một người khác.
  • Thông thường, quá trình này sẽ gồm: thông báo, nói chuyện với người ứng xử chưa phù hợp trước khi báo cáo người giám sát.

Đánh giá kết quả, thưởng và công nhận

Cạnh tranh là đặc điểm tự nhiên của mỗi cá nhân. Nhà quản lý có thể thúc đẩy các thành viên đặt ưu tiên cao hơn với những hoạt động được khuyến khích thông qua các phần thưởng cá nhân.

Tuy nhiên, khi các thành viên trong nhóm có mục tiêu cá nhân không phù hợp với mục tiêu của nhóm, điều này có thể dẫn đến hành vi ẩn. Là lãnh đạo đội và huấn luyện viên, nhiệm vụ của bạn là xác định các nguồn gốc gây cạnh tranh – và tìm cách khắc phục chúng.

Để biết chi tiết về cấu trúc hệ thống phần thưởng phù hợp giữa hiệu suất cá nhân với các mục tiêu chiến lược, bạn hãy tham khảo các bài viết Quản lý hiệu suất bằng KPIQuản lý bằng mục tiêu MBO.

Hỗ trợ phát triển cá nhân

Thành viên trong đội nhóm có thể cần được bạn giúp đỡ để học các kỹ năng mới, để đáp ứng những mong đợi của tập thể.

Là một huấn luyện viên, bạn cần nhạy cảm với những sự khác biệt trong nhu cầu phát triển cá nhân của từng thành viên; Và bố trí nguồn lực để hỗ trợ mục tiêu phát triển của họ.

Ngoài việc sắp xếp thời gian huấn luyện cá nhân, nếu có thể, hãy tìm cơ hội huấn luyện nhân viên trong các tình huống công việc thực tế hàng ngày.

Thường xuyên đưa ra phản hồi, giúp họ thiết lập các mục tiêu hiệu suất cá nhân, theo dõi và cung cấp các cơ hội đào tạo để hình thành hành vi mà bạn mong đợi từ họ.

Chúc bạn thành công!

Hpo Banner