Blog

Công cụ thu thập phản hồi SKS

Dừng lại – Tiếp tục – Bắt đầu.

Những câu hỏi đơn giản giúp bạn nâng cao hiệu suất.

Phản hồi rất cần thiết cho sự phát triển chuyên nghiệp: nó giúp chúng ta xác định và xây dựng kỹ năng cần thiết để đạt được thành công. Nhưng yêu cầu phản hồi có thể khiến chúng ta nản lòng đặc biệt khi lo ngại rằng những thông tin đó không hoàn toàn tích cực.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét phương pháp “SKS” để tập trung và hành động dựa trên phản hồi.

Mục lục

Tổng quan

Quy trình SKS (Stop/Dừng lại – Keep Doing/ Tiếp tục- Start/ Bắt đầu) là tên gọi chính thức cho bộ câu hỏi ngắn được sử dụng khi yêu cầu thông tin phản hồi. Câu hỏi rất đơn giản như:

  • Tôi nên ngừng làm gì?
  • Tôi nên tiếp tục làm gì?
  • Tôi nên bắt đầu làm gì?

Phil Daniels, giáo sư tâm lý học tại Đại học Brigham Young, là người đưa ra quy trình này. Có rất nhiều lý do chứng minh tính hiệu quả của quy trình này.

  • Trước hết, hãy yên tâm: Những câu hỏi trên thúc đẩy mọi người suy nghĩ về những điều cụ thể mà bạn làm tốt đồng thời khuyến khích họ nói ra những điều mà bạn có thể làm tốt hơn.
  • Quá trình này tập trung vào hành động: Phản hồi cho bạn cái nhìn thực tế về tác động của hành vi tới người khác và giải thích chính xác những gì bạn cần làm để cải thiện.
  • Cuối cùng, đưa ra câu hỏi nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp, quá trình mọi người cung cấp phản hồi có chất lượng chỉ mất khoảng vài phút.

Mẹo 1:

SKS được tạo ra với mục đích chính là yêu cầu trợ giúp và phản hồi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng nó khi đưa ra phản hồi.

Mẹo 2:

Quy trình hoạt động tốt nhất khi hỏi câu hỏi trực tiếp bằng lời. Nó không nhằm thay thế các quy trình phản hồi chính thức như đánh giá hiệu suất.

Làm thế nào để sử dụng quy trình

Tôi nên dừng làm gì?

Xem xét kỹ những hành vi mà bạn được yêu cầu ngừng thực hiện.

  • Bạn có hiểu phản hồi và tầm qua trọng của nó đối với người đưa ra phản hồi không? Nếu không, hãy yêu cầu làm rõ.
  • Những hành vi này có liên quan chặt chẽ đến tính cách của bạn không (ví dụ: nếu bạn là người hướng nội và mọi người khuyến khích bạn mở lòng nhiều hơn)? Nếu có, bạn cần phải cố gắng rất nhiều để thay đổi vì những hành vi mới có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái như lúc đầu.
  • Cân nhắc thực hiện bài kiểm tra tính cách để hiểu cá tính của bản thân tốt hơn và xem xét tầm ảnh hưởng của nó đến cách làm việc của bạn với người khác.
  • Những cơ hội nào sẽ thay đổi hành vi của bạn và sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn như thế nào? Suy nghĩ về tác động tích cực mà thay đổi có thể mang lại sẽ giúp bạn có thêm động lực.

Có thể khó chịu khi biết rằng bạn đang làm điều gì đó mà mọi người xung quanh (sếp, đông nghiệp, bạn bè,…) muốn bạn dừng lại. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng họ hy vọng điều này được nhìn nhận từ góc độ doanh nghiệp chứ không phải là lời chỉ trích cá nhân. Cố gắng quản lý cảm xúc của bạn và tập trung vào những giá trị mà họ đang nói.

Tôi nên tiếp tục làm gì?

Đây là những hành động và hành vi mà đồng nghiệp của bạn đánh giá cao. Để hiểu làm thế nào kết hợp những nhiệm vụ này với vai trò của mình, hãy suy nghĩ về những câu hỏi sau:

  • Có đề xuất nào khiến bạn ngạc nhiên không? Nếu có, tại sao?
  • Có hành vi nào cộng hưởng với cảm xúc của bạn? Ví dụ, bạn có trải nghiệm trạng thái dòng chảy? Chú ý những điều bạn quan tâm và sử dụng Quy trình MPS bổ sung thêm chúng vào công việc của bạn.
  • Bạn đang phát triển những kỹ năng cụ thể nào? Bạn có đang sử dụng những thế mạnh mà chính bản thân còn chưa nhận ra? Nếu có, làm thế nào để sử dụng chúng cho những dự án khác?

Tôi nên bắt đầu làm gì?

Phản hồi bạn nhận được với câu hỏi cuối cùng này sẽ chỉ ra những khoảng trống hiện tại trong hiệu suất làm việc của bạn. Những đề xuất này có thể giúp bạn xem xét vấn đề chưa được giải quyết cho đến hiện tại.

  • Hãy xem xét cẩn thận những điều mà đồng nghiệp nghĩ bạn nên bắt đầu làm. Chúng sẽ mang lại cho bạn và những người khác lợi ích gì?
  • Có công việc, dự án hay hoạt động nào khiến bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi không? Nếu vậy, bạn có tránh chúng vì sợ thất bại hay một số điểm mù khác?
  • Hãy suy nghĩ cẩn thận về lý do tại sao bạn chưa giải quyết những việc này trong quá khứ và có thể làm gì để vượt qua sự lưỡng lự để bắt đầu. (Nếu bạn vừa “buông bỏ mọi thứ”, hãy học cách vượt qua sự trì hoãn và hoàn thiện nhiều hơn).
  • Có bất kỳ hoạt động mới nào đòi hỏi kỹ năng hoặc thông tin mà bạn chưa có không? Nếu có, lên kế hoạch học hỏi những kỹ năng bạn cần để thành công.
  • Nếu sau khi suy nghĩ, bạn vẫn không hiểu tại sao cần bắt đầu làm một việc gì đó mới lại quan trọng, hãy yêu cầu người cung cấp thông tin phản hồi làm rõ. Bạn cũng có thể đạt được lợi ích từ việc huấn luyện về chủ để này

Mẹo:

Nếu khối lượng công việc của bạn đã quá nhiều, việc đưa thêm nhiệm vụ hoặc dự án mới vào có thể khiến bạn cảm thấy quá tải. Nếu vậy, hãy đảm bảo rằng bạn ưu tiên một cách hiệu quả để có thể đưa ra những đề xuất có giá trị nhất vào lịch trình của bạn.

Những điểm chính

SKS là một cách đơn giản giúp thu thập hướng dẫn và phản hồi bằng cách sử dụng ba câu hỏi đơn giản:

  • Tôi nên dừng làm gì?
  • Tôi nên tiếp tục làm gì?
  • Tôi nên bắt đầu làm gì?

Bạn có thể sử dụng công cụ này để yêu cầu phản hồi về công việc của mình. Tuy nhiên, nó cũng hữu ích khi đưa ra phản hồi cho người khác hoặc để tăng cường mối quan hệ cố vấn, huấn luyện.

Hpo Banner