Blog

Có nên sử dụng biệt ngữ, tiếng lóng trong giao tiếp

Loại bỏ rào cản khi truyền thông

“Hãy nhìn vào những số liệu bán hàng này! Bạn biết đấy, Sam, bạn không thể đưa son môi lên con heo. Nếu tiếp tục mô hình đối tác chiến lược, chúng ta có thể vắt sữa từ một con chuột. Chúng ta phải cắt bớt mồi câu và trở lại nguyên mẫu khi sử dụng các giá trị định hướng theo khách hàng tùy ý để đưa ra quyết định tái cấu trúc lại sản phẩm. “

Bạn có hiểu gì sau khi đọc. Thủ phạm chính là biệt ngữ (thuật ngữ): Việc sử dụng tiếng lóng, thuật ngữ, thành ngữ, từ viết tắt mà chỉ một nhóm người trong ngành mới hiểu.

Tiếng lóng – ngôn ngữ chuyên ngành của một nhóm người. Nó có thể là cách viết tắt hữu ích giúp hiểu ý nghĩa một cách nhanh chóng. Nhưng tiếng lóng trở thành vấn đề khi người khác không hiểu thông điệp của bạn là gì. Khi bắt đầu sử dụng tiếng lóng (không chủ ý) với đối tượng không phù hợp, mọi người sẽ thấy bạn rất khó hiểu. Ngay cả trong nhóm, tiếng lóng có thể khiến người mới hiểu sai. Và nó nhanh chóng tạo ra rào cản trong đội nhóm.

Trong ví dụ trên, Đồng nghiệp Sam sử dụng tiếng lóng trong kinh doanh. Bạn có thể quen với một số từ và cụm từ, nhưng bạn có hiểu ý người nói? Chắc là không. Đó là vấn đề của tiếng lóng. Nó làm giảm hiệu quả truyền thông. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho Sam và bất cứ ai khác lắng nghe, nếu người nói đơn giản nói:

“Hãy nhìn vào những con số bán hàng này – chúng không tốt. Cách sắp xếp đối tác mới không hiệu quả. Chúng ta cần quay lại quyết định cải tiến sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng. “

Mục lục

Tiếng lóng được sử dụng khi nào

Mỗi nghề nghiệp, tổ chức và nhóm chuyên môn có một số từ độc đáo giúp tăng tốc độ giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm. Điều này không sao, miễn là họ hiểu rõ những điều đó. Thậm chí nó còn có một lợi ích đó là người bên ngoài nhóm không hiểu. Ví dụ, bệnh nhân đôi khi có thể tốt hơn nếu không biết một số thuật ngữ được sử dụng giữa các bác sĩ).

Tuy nhiên, tiếng lóng không có hiệu quả nếu đối tượng của bạn không hiểu nó. Một số người sử dụng thuật ngữ khó hiểu một cách vô ý. Những người khác sử dụng nó để trông có vẻ hiểu biết hơn.

Đôi khi mọi người thay thế những từ ngữ hoàn toàn có thể chấp nhận và dễ hiểu bằng các thuật ngữ chuyên ngành, tìm cách gây ấn tượng với đối tượng. Những từ chuyên ngành này dường như giữ một sức mạnh kỳ diệu, khiến người nói cảm thấy thông minh hơn hay có kiến thức hơn. Thật không may, ấn tượng mà cô ấy để lại có thể là tiêu cực, chứ không phải như dự định.

Bất kể lý do bạn sử dụng biệt ngữ là gì, nếu nó không ở đúng vị trí và khiến đối tượng không hiểu, hiểu nhầm, bạn phải giải quyết một vấn đề hai lần. Trong khi bạn không truyền tải được thông tin tới họ, bạn cũng có thể thành công khi truyền tải một thông điệp tinh tế, tiêu cực hơn: Bạn đã không để ý đến đối tượng Và có lẽ bạn không chân thành và không được tin cậy.

Tệ hơn, bạn không bao giờ có thể biết đối tượng đã không hiểu – mọi người thường không nói bất cứ điều gì nếu họ không tin tưởng bạn hoặc nếu họ sợ bị coi là không thông minh.

Bẫy biệt ngữ

Dưới đây là một số trường hợp sử dụng biệt ngữ phổ biến. Bạn có mắc phải?

  • Giao tiếp với những người không cùng lĩnh vực với bạn

Bạn có thể sử dụng thuật ngữ trong trường hợp này, nhưng đảm bảo mọi người thực sự hiểu. Sử dụng thuật ngữ khi nó giúp truyền tải thông tin chuyên môn và tránh nó vào những thời điểm khác.

  • Không suy nghĩ

Mọi người thường sử dụng thuật ngữ đơn giản chỉ vì họ không suy nghĩ – nó trở thành thói quen (xấu). Thuật ngữ dùng trong đội nhóm hay trong nhóm chuyên gia thường người ngoài không thể hiểu nổi, chẳng hạn như khách hàng hay thành viên trong gia đình bạn.

  • Cố gắng gây ấn tượng

Biệt ngữ hiếm khi cho thấy bạn là người thông minh. Bạn có thể thường “cố tình gây ấn tượng” hơn là “gây ấn tượng”. Người khác có thể thấy nó không chân thành hoặc khó chịu.

  • Phân tâm do thực tế hoặc kiến thức

Một số người sử dụng biệt ngữ khi họ muốn che giấu sự thật, giảm bớt tầm quan trọng của một cái gì đó hoặc khiến nó trông ấn tượng hơn. Tốt nhất nên tránh vì nó dễ bị phát hiện. Những người có kinh nghiệm có thể từ chối giao tiếp biệt ngữ vì lý do này.

  • Phân tâm do thiếu kiến thức

Đôi khi không chủ ý nhưng khi bạn không chắc chắn hoặc bị áp lực, bạn có thể đưa ra một câu trả lời đầy tiếng lóng thay vì một câu trả lời thẳng thắn. Một lần nữa, tốt nhất là tránh điều này vì nó gây ấn tượng xấu.

  • Cố gắng thử cho phù hợp

Sử dụng cùng một ngôn ngữ với người khác là điều tự nhiên khi bạn cố gắng xây dựng mối quan hệ, vì vậy tiếng lóng có thể có một chỗ đứng ở đây. Nhưng hãy cẩn thận! Chỉ sử dụng thuật ngữ mà bạn biết và đối tượng hiểu rõ (không chỉ những người mà bạn muốn gây ấn tượng).

Loại bỏ biệt ngữ, tiếng lóng

Bước đầu tiên để tránh biệt ngữ không cần biết là phải nhận thức được khi nào bạn sử dụng nó. Check qua các bẫy biệt ngữ ở trên. Bạn có xu hướng rơi vào trường hợp nào trong số này? Nếu có, đó là khi nào?

Có lẽ đó là khi bạn đang trong một cuộc họp cụ thể, khi bạn đang chịu áp lực hay khi bạn nói chuyện với một người, một nhóm cụ thể. Có lẽ bạn sử dụng tiếng lóng trong công ty nói chuyện với những người bên ngoài.

Khi đã xác định được khi nào bản thân có khuynh hướng sử dụng biệt ngữ, hãy suy nghĩ về những điều bạn nói. Một cách tốt để làm việc này là xem lại thư, email hay bài phát biểu mà bạn đã viết; Hoặc nghĩ lại một cuộc trò chuyện cụ thể mà bạn đã có; Hoặc thậm chí hỏi ai đó bạn biết. Những từ chuyên ngành, cụm từ, từ viết tắt và chữ viết tắt nào bạn thường sử dụng? Chúng có cần thiết và dễ hiểu với đối tượng dự định của bạn?

Bước cuối cùng là suy nghĩ về các lựa chọn thay thế cho thuật ngữ không cần thiết mà bạn sử dụng: Hãy tự hỏi mình có thể nói gì khác để làm rõ hơn. Với những câu hỏi bạn thường xuyên trả lời bằng thuật ngữ, hãy luyện tập đưa ra câu trả lời thay thế một cách đơn giản và rõ ràng nhất có thể.

Những điểm chính

Khi nói đến giao tiếp hiệu quả, biệt ngữ thường gây cản trở. Nó tạo ra rào cản khiến mọi người không hiểu. Học cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản hàng ngày, bạn sẽ giao tiếp hiệu quả và chu đáo hơn với đối tượng.

Nguyên tắc đơn giản là: luôn luôn rõ ràng hơn là ngắn gọn hay ‘thông minh’.

Bằng cách giao tiếp mà không có thuật ngữ, không chỉ bạn sẽ được hiểu rõ hơn, bạn sẽ thể hiện được sự chân thành, đáng tin cậy và hòa hợp với đối tượng giao tiếp.

Hpo Banner