Blog

Cân bằng phản hồi tích cực và tiêu cực

Tỷ số Losada – Còn được gọi với tên khác là cân bằng phản hồi tích cực/tiêu cực. Lưu ý rằng số liệu thống kê trong mô hình còn chưa chắc chắn – hãy đọc tiếp để biết chi tiết.

Tôi thực sự thích cách bạn giao tiếp với khán giả và những ví dụ bạn sử dụng rất rõ ràng và dễ hiểu. Ngoài ra, bài giới thiệu của bạn thực sự thu hút, khiến mọi người phải quan tâm ngay từ đầu

“Tuy nhiên, bạn đã bỏ lỡ một số thông tin quan trọng về dịch vụ sau bán hàng của chúng ta và tôi không thích cách bạn vội vã đi đến slide cuối cùng. Vì vậy, tôi nghĩ bạn cần rút kinh nghiệm cho lần tiếp theo”

Nếu nhận được phản hồi này, rất có thể bạn sẽ cảm thấy buồn, mặc dù có nhiều lời khen hơn chỉ trích.

Hầu hết chúng ta nhận ra ở mức độ bản năng rằng có một điểm mà phản hồi tiêu cực có thể làm hỏng năng suất làm việc và tỷ số Losada ủng hộ điều này.

Mục lục

Giới thiệu Công cụ

Tỷ số Losada (còn được gọi là Tỷ số phản hồi tích cực/ tiêu cực) được xác định bởi nhà tâm lý học Marcial Losada năm 1999.

Tỷ số này cho thấy số lượng tương tác tích cực với một cá nhân, chia cho số lần tương tác tiêu cực, trong cùng một khoảng thời gian. Vi dụ: nếu bạn đưa ra 5 nhận xét tích cực tương ứng mỗi nhận xét tiêu cực khi nói chuyện với một thành viên trong nhóm, tỷ lệ của bạn sẽ là 5: 1.

Ý tưởng đằng sau tỷ lệ này là nhằm tạo nhiều tương tác tích cực hơn để họ thực hiện tốt hơn. Và nghiên cứu của Losada cho thấy số lượng tương tác tích cực mà mọi người (hoặc nhóm) trải nghiệm càng cao, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và sẽ thực hiện tốt hơn.

Điều này cũng có thể áp dụng trong mối quan hệ bạn bè và  mối quan hệ khác nơi làm việc.

Lưu ý:

Trong bài báo của Losada và Fredrickson, họ đã tuyên bố tỷ lệ tương tác lý tưởng là 2.9: 1. Tuy nhiên, Fredrickson đã rút lại phần bài báo nêu rõ tỷ số này sau khi các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về việc cô sử dụng một mô hình thống kê đặc biệt trong nghiên cứu của cô.

Làm thế nào để tăng tính hiệu quả

Chúng ta đều biết rằng những cảm xúc và tương tác tích cực sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Và nó cũng mang lại nhiều lợi ích khác. Ví dụ, làm việc trong môi trường tích cực sẽ:

  • Gia tăng sự tập trung vì chúng ta không bị phân tâm bởi những suy nghĩ tiêu cực.
  • Giúp chúng ta sáng tạo hơn vì chúng ta không sợ phải nghĩ theo cách nguy hiểm.
  • Giúp phát triển khả năng phục hồi vì chúng ta có nhiều “năng lượng tinh thần” để giải quyết vấn đề.
  • Giúp cải thiện sức khỏe thể chất vì chúng ta đang ở dưới mức stress

Những lợi ích này giúp chúng ta đạt được hiệu suất tốt hơn, đó là lý do tại sao việc nâng cao thái độ tích cực trong nhóm là điều quan trọng.

Sử dụng Công cụ

Bạn có thể sử dụng lý thuyết Tỷ lệ Losada để tạo ra một nơi làm việc tích cực hơn cho nhóm. Mục tiêu để giữ tỷ lệ tương tác tích cực và tiêu cực cao – trên thực tế, một số nhà nghiên cứu khuyên bạn nên nhắm mục tiêu 6: 1.

Để tạo ra một môi trường tích cực hơn, hãy sử dụng các chiến lược sau:

  1. Quản lý cảm xúc của bạn

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, nhân viên trong nhóm sẽ nhìn vào hành vi cử xử của bạn. Nếu bạn đang có một ngày tồi tệ, hãy chắc chắn rằng bạn không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến đồng nghiệp và nhóm của mình.

Học cách quản lý cảm xúc nơi làm việc để bạn có thể tương tác với đội nhóm một cách tích cực, chuyên nghiệp. Sau đó, dạy các kỹ năng này cho nhân viên để họ hành xử một cách chuyên nghiệp!

  1. Theo dõi phản hồi của bạn

Khi đưa ra phản hồi, điều quan trọng là phải đưa ra đúng thông điệp. Hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều nhận xét tích cực (miễn là chúng chân thành) khi đưa ra phản hồi và và đảm bảo những ý kiến ​​này lớn hơn đáng kể những phản hồi tiêu cực.

Cách thực hiện tốt nhất là thực hành “bắt mọi người làm việc đúng đắn” tại nơi làm việc (điều này dễ thực hiện hơn nếu bạn thường xuyên thực hành Quản lý khi đi dạo)

Và khi bạn đang xem lại công việc của ai đó, hãy dành thời gian cho những điều người đó làm tốt ngoài các lĩnh vực mà họ có thể cải thiện.

  1. Bắt đầu (và kết thúc) Tích cực

Bạn có thể bắt đầu cuộc họp hoặc tương tác với một ghi chú tích cực. Hỏi mọi người một số câu hỏi để khuyến khích một số câu trả lời tích cực.

Ví dụ, thay vì tập trung ngay vào những vấn đề cần được khắc phục hãy yêu cầu mọi người liệt kê những thứ đang diễn ra tốt đẹp. Hoặc yêu cầu nói về một điều đã được hoàn thành trong tuần khiến họ tự hào, hoặc điều này đem lại sự khác biệt lớn cho họ.

Nếu bạn bắt đầu tương tác bằng một điều gì đó tích cực và phần kết thúc của tương tác cũng sẽ là một điều tích cực, điều này sẽ giúp nhóm bạn cảm thấy thích thú và tràn đầy năng lượng hơn.

Chú thích:

Hãy nhớ rằng không chỉ là từ ngữ định hình một tương tác tích cực hay tiêu cực mà những cảm xúc như lòng biết ơn, tình yêu, niềm vui, sự hài lòng,  tò mò, và sự sáng tạo cũng tạo ra sự tích cực trong khi sự nhàm chán, tức giận hay hoài nghi dẫn đến những điều tiêu cực.

  1. Xây dựng sự tự tin

Đội nhóm tích cực đều có sự tự tin cao. Vì vậy cố gắng xây dựng sự tự tin cho bất kỳ thành viên nào trong nhóm nếu họ thiếu nó.

Ví dụ, cố gắng để thành viên trong nhóm có sự tự tin thấp, tự chủ nhiều hơn trong công việc của họ. Cảm giác tạo quyền mà họ có được từ việc này có thể tạo ra những cảm xúc tích cực và tăng sự tự tin cho họ.

Cũng rất quan trọng để ăn mừng thành công của mọi người. Điều này không chỉ giúp xây dựng sự tự tin mà còn giúp nâng cao tinh thần cho nhân viên.

  1. Cải thiện động lực

Một trong những cách tốt nhất để nuôi dưỡng sự tích cực là tạo động lực cho nhóm làm việc hiệu quả. Khi nhân viên trong nhóm cảm thấy được động viên và phấn khơi về những điều họ đang làm, tương tác của họ có nhiều khả năng tích cực hơn.

Phải mất khá nhiều thời gian và nỗ lực để tìm hiểu làm thế nào tạo động lực cho mọi người nhưng nó đem lại rất nhiều lợi ích.

  1. Tạo sự kết nối trong đội nhóm

Càng nhiều người trong nhóm tương tác tích cực, đội của bạn sẽ càng mạnh mẽ và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, khi mọi người bận rộn, họ có thể không liên lạc với nhau trong nhiều ngày.

Bạn có thể giúp thành viên trong nhóm kết nối với nhau bằng cách tổ chức các bữa ăn trưa theo nhóm thường xuyên, những ngày đi chơi xa  hoặc các hoạt động team building trong công ty.

Bạn cũng có thể khuyến khích nhóm giao tiếp bằng các công cụ như Tin nhắn tức thời, Twitter LinkedIn. Đây có thể là cách tuyệt vời để trả lời các câu hỏi với sự xáo trộn tối thiểu, và để đưa ra mẹo và lời khuyên.

  1. Khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau

Mọi người không nhất thiết phải đưa ra lời khen ngợi tích cực. Những hành động như hỏi những câu hỏi thông minh về một ý tưởng (mà không có ác ý) có thể được tính, khi có thể biện hộ quan điểm của người khác.

Ví dụ, Losada nhận thấy rằng những thành viên trong đội có thành tích cao đã dành thời gian để tìm hiểu ý tưởng của các thành viên khác và cung cấp nhiều hỗ trợ cho ý tưởng đó.

Khuyến khích mọi người trong nhóm quảng bá và bênh vực những ý tưởng mà họ tin tưởng. Và chắc chắn rằng họ dành thời gian để hiểu về công việc mà đồng nghiệp đang làm.

Lưu ý:

Đôi khi bạn cần cung cấp cho mọi người những thông điệp tiêu cực: hành vi của vấn đề cần được giải quyết, những ý tưởng tồi phải được giải quyết,.v..v Sử dụng Tỷ lệ Losada, nhưng đừng để nó ngăn cản bạn đối phó với các vấn đề quan trọng.

Ngoài ra, nếu một hành vi đặc biệt xấu, đừng cảm thấy rằng bạn phải đưa ra nhận xét tích cực – điều này có thể làm xáo trộn phản hồi của bạn và giảm tác động của phản hồi. Chỉ cần hỗ trợ và xây dựng lại sự tự tin cho họ một khi họ đã nhận được bài học cho sai lầm của mình.

Những điểm chính

Tỷ số Losada được xác định bởi nhà tâm lý học Marcial Losada. Nó xem xét mối quan hệ giữa tương tác tích cực và tiêu cực.

Nghiên cứu của Losada nhận thấy rằng mọi người có nhiều tương tác tích cực hơn sẽ thực hiện công việc tốt hơn.

Một trong những cách hiệu quả nhất để sử dụng tỷ lệ này là tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Sau đó, bạn tăng những tương tác tích cực cho nhóm của mình. Bắt đầu và kết thúc các cuộc họp một cách tích cực và  khuyến khích các thành viên trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau.

Hpo Banner