Blog

Cách dự báo vòng đời Sản phẩm trong ngành công nghệ

Mỗi sản phẩm dịch vụ đều có một vòng đời, được sinh ra và rồi chết đi.

Tuy nhiên, các sản phẩm trong ngành công nghệ thường trưởng thành và suy thoái nhanh hơn các ngành khác.

  • Nếu bạn vừa phát triển một công nghệ mới, bạn nghĩ nó sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh trong bao lâu?
  • Và bạn có có thể làm gì ở mỗi giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận?

Trong bài viết này,

Chúng ta sẽ khám phá làm thế bạn có thể định hình chiến lược đầu tư cho sản phẩm một cách phù hợp.

Mục lục

Giới thiệu về vòng đời công nghệ

Vòng đời công nghệ, trong hình 1 dưới đây, minh hoạ chu trình sống điển hình của một sự đổi mới, từ lúc hình thành tới lúc suy thoái. Nó giúp bạn hiểu lợi ích thương mại mà bạn có thể có được từ một sản phẩm mới và dự đoán khi nào bạn có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể từ nó.

Hình 1: Vòng đời công nghệ (Trích Technology Life Cycle)

Có 4 giai đoạn trong Vòng đời công nghệ:

  • Giai đoạn 1: Nghiên cứu và Phát triển.
  • Giai đoạn 2: Tăng trưởng.
  • Giai đoạn 3: Trưởng thành.
  • Giai đoạn 4: Suy thoái.

Bắt đầu ở giai đoạn một (R&D), công ty đầu tư nghiên cứu nội bộ và phát triển một sản phẩm mới.

Sang giai đoạn hai (tăng trưởng), chúng ta bán hàng sớm và đạt được sự tăng trưởng.

Đến giai đoạn ba, sản phẩm xâm nhập thị trường và sự cạnh tranh nổi lên. Cuối cùng, khi ở giai đoạn cuối, tốc độ tăng trưởng giảm dần và sản phẩm trở nên lỗi thời.

Hãy phân tích một ví dụ,

Bạn có thể nhìn thấy vòng đời đổi mới đằng sau công nghệ Amazon’s Kindle. Đây là một sản phẩm với chi phí R&D lớn. Tuy nhiên, công nghệ đơn giản, nên các đối thủ của Amazon đã nhanh chóng bắt kịp.

Amazon biết rằng bằng sáng chế chỉ bảo vệ sản phẩm này trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy họ phải có chiến lược để tạo ra doanh thu tiếp theo. Đó là tung ra một loạt các thiết bị, bao gồm thiết bị đọc sách điện tử với màn hình cảm ứng, máy tính bảng với màn hình màu, ứng dụng đọc trên web và mô hình giá rẻ hơn.

Chú thích:

Một số người so sánh “vòng đời công nghệ” với Gartner Hype Cycle, được phát triển bởi Gartner, Inc. và Jackie Fenn, hoặc Đường cong chấp nhận. Bạn có thể khám phá các mô hình khác nhau để xem cái nào là hữu ích nhất.

Cách ứng dụng vòng đời công nghệ

Cách bạn sử dụng mô hình này phụ thuộc vào việc bạn định vị sản phẩm đang ở đâu trên vòng đời?

Giai đoạn 1: R&D

Giai đoạn nghiên cứu và phát triển là giai đoạn nguy hiểm nhất trong 4 giai đoạn. Bởi vì, bạn đang đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc vào một sản phẩm công nghệ – mà chưa biết có bán được hay là không?

Để tối đa hóa các cơ hội trong giai đoạn này, hãy xác định đâu là yếu tố thành công then chốt? Và xác định một ngân sách đầu tư phù hợp.

Bằng cách ước tính quy mô thị trường, để đảm bảo bạn có đủ số lượng khách hàng tiềm năng, đem lại doanh thu xứng đáng với ngân sách đầu tư.

Nếu có đối thủ cạnh trah, hãy xác định rõ đâu là USP và nó được xây dựng dựa trên năng lực cốt lõi của doanh nghiệp; hoặc một số tài nguyên độc nhất khác như bằng sáng chế – điều này khiến các đối thủ cạnh tranh khó lòng sao chép.

Cuối cùng, hãy xem xét phương pháp thử nghiệm kinh doanh và phát triển sản phẩm ở mức tối thiểu – để kiểm tra ý tưởng của bạn một cách nhanh chóng – cách này giúp bạn đảm bảo sản phẩm tạo ra đáp ứng ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng.

Giai đoạn 2: Tăng trưởng.

Đây là điểm mốc quan trọng, xác định thành hay bại, khi sản phẩm của bạn được tung ra thị trường và trải nghiệm những thành công ban đầu. Giai đoạn này cũng nhanh chóng kết thúc, khi các công nghệ tương đương xuất hiện và đối thủ cạnh tranh bắt đầu thách thức bạn trên thị trường.

Mục tiêu ở giai đoạn này là di chuyển nhanh chóng, để tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ mới nhất trên thị trường. Hãy đảm bảo rằng bạn có một sản phẩm dẫn đầu với lợi thế cạnh tranh sắc bén.

Chiến lược trọng điểm lúc này là phát triển một chiến lược marketing vững chắc – để kết nối bạn với phân khúc thị trường mục tiêu. Hãy xem xét việc kết hợp các sản phẩm của bạn theo mô hình đường cong chấp nhận.

Định giá là một bài toán thách thức ở giai đoạn này, bởi vì mức giá đưa ra phải đảm bảo tạo ra lợi nhuận, đồng thời không quá cao để loại bỏ rào cản với khách hàng. Sử dụng Lăng kính nhận diện thương hiệu của Keller giúp bạn học cách xây dựng một thương hiệu nổi bật và thu hút khách hàng mục tiêu.

Cuối cùng,

Hãy đảm bảo quy trình phát triển và cung cấp sản phẩm của bạn (cho dù đó là trong nhà hay thuê ngoài) được sắp xếp hợp lý và không có lỗi. Hiệu quả của quá trình này giúp bạn cắt giảm chi phí và tiếp cận thị trường nhanh hơn, hãy tham khảo phương pháp tiếp cận như KaizenTư duy Tinh gọn để nâng cao năng suất và chất lượng.

Giai đoạn 3: Trưởng thành.

Giai đoạn 3, thị trường đã chấp nhận sự đổi mới của bạn. Tăng trưởng ổn định và đối thủ cạnh tranh cũng có các sản phẩm tương tự.

Để tối đa hóa các cơ hội trong giai đoạn này, hãy tìm các cách khác nhau nhằm tăng lợi nhuận với công nghệ của bạn. Hãy xem xét tới việc liên doanh, liên minh chiến lược hoặc mở rộng sang một phân khúc thị trường mới hoặc khu vực địa lý mới. Ngoài ra, hãy tìm cách đổi mới và bổ sung giá trị cho sản phẩm bằng các phương pháp tiếp cận như 10 loại đổi mới của Doblin.

Giai đoạn 4: Suy thoái.

Sản phẩm của bạn đi vào giai đoạn suy giảm khi sự tăng trưởng và doanh thu giảm xuống do đối thủ cạnh tranh thấm nhuần thị trường với những sản phẩm tiên tiến tương tự hoặc có công nghệ cao hơn.

Vì mọi sản phẩm cuối cùng sẽ mờ dần, bạn cần chuẩn bị trước bằng cách liên tục phát triển ý tưởng và sản phẩm đa dạng cho khách hàng. Bằng cách đó, khi bước vào giai đoạn suy thoái, một sản phẩm hoặc một tính năng khác sẽ bước lên.

Sử dụng mô hình 3 miền tăng trưởng của McKinsey để quản lý việc phát triển liên tục các ý tưởng đổi mới. Và, đảm bảo văn hoá của doanh nghiệp hỗ trợ tư duy đổi mới sáng tạo.

Khuyến khích các thành viên trong nhóm chia sẻ ý tưởng và theo dõi những ý tưởng hứa hẹn tiềm năng nhất – theo cách đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển mạnh bất chấp sự lỗi thời của các sản phẩm chủ chốt.

Những điểm chính

Mô hình vòng đời công nghệ mô phỏng sự gia tăng và đi xuống của công nghệ, từ khi ra đời đến suy thoái. Mô hình này giúp bạn nghĩ xem làm thế nào để đạt được lợi ích thương mại lớn nhất từ một sản phẩm mới. Và nó cũng cảnh báo bạn về sự cần thiết phải phát triển các sản phẩm mới nếu doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài và bền vững.

Bốn giai đoạn trong vòng đời công nghệ là:

  • Giai đoạn 1: Nghiên cứu và Phát triển.
  • Giai đoạn 2: Tăng trưởng.
  • Giai đoạn 3: Trưởng thành.
  • Giai đoạn 4: Suy thoái.

Dự đoán vị trí của sản phẩm đang ở đâu trên vòng đời công nghệ? Sau đó, lựa chọn các chiến lược tăng trưởng phù hợp cho doanh nghiệp.

Hpo Banner