Blog

Bài học từ thương vụ mua lại Jones & Laughlin Steel của LTV

Ling-Temco-Vought (LTV) là một trong những công ty nhiều tham vọng trong kỷ nguyên tập đoàn đa ngành vào cuối thập niên 1960. Cùng với các công ty như Textron, Litton, Gulf & Western… LTV thực hiện rất nhiều vụ mua bán và tài trợ làm điên đầu các nhà phân tích và được thị trường đầu cơ giá lên đánh giá cao. Nhưng thật không ngờ, LTV đã học được bài học đau thương qua vụ mua lại Jones & Laughlin Steel năm 1968 với giá 465 triệu đô. Đây là một thương vụ làm cho toàn bộ cơ cấu kinh doanh của họ sụp đổ hoàn toàn. Không những cổ phiếu của LTV bị sụt giá và nhà sáng lập James Ling phải ra đi mà kéo theo đó là sự suy thoái dần trước khi thực sự phá sản 18 năm sau đó.
James Ling thành lập Ling Electric vào năm 1947 với 2.000 đô la tiền vốn cùng khả năng kinh doanh và vốn kiến thức về điện của ông. Công ty kinh doanh phát đạt và đến năm 1955, Ling đã bán cổ phiếu ra công chúng từ một gian hàng trong Hội chợ Tiểu ban Texas. Ông nhanh chóng nhận ra rằng việc bán cổ phần cho công chúng giúp ông tiếp cận được ba hình thức thu hút vốn: Tiền mặt (rất dồi dào dưới hình thức vốn vay ngân hàng vì cổ phiếu của ông, với khả năng thanh toán bằng tiền mặt, có thể bảo đảm cho nó), cổ phiếu (có thể được phát hành để đổi lấy tài sản) và nợ (giờ đây có sẵn thông qua các thị trường ma bán công nợ).
Ling đã nhanh chóng mua lại các bộ phận khác của LTV cũng như nhiều công ty khác. Khi các đơn vị đặt hàng của quân đội sụt giảm vào đầu thập niên 1960 gây thiệt hại cho hoạt động của Chance-Vought và tác động xấu đến lợi nhuận và doanh thu của toàn công ty, Ling tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ quá tin tưởng vào một doanh nghiệp nào. Để bảo vệ thị giá cổ phiếu của công ty, ông bắt đầu chú trọng vào hoạt động tái đầu tư, tái cấu trúc và kiểm soát chặt chẽ các công ty con, cũng như các vụ mua bán một phần cổ phiếu, các khoản dự phòng nợ khó đòi và các đề nghị hợp tác kinh doanh. Các biện pháp tổ chức và cải tổ của Ling đã đem lại nhiều kết quả bất ngờ.
Vào giữa thập niên 1960, Ling tiếp tục thu phục một số công ty khác. Một thương vụ mang lại lợi nhuận khác là vụ mua lại Wilson & Co. vào năm 1966. Wilson là một công ty đồ hộp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực đồ thể thao, thức ăn cho thú nuôi và dược phẩm. Năm 1968, LTV mua thêm Greatamerica, một số công ty bảo hiểm, hãng hàng không Braniff Airlines và hãng cho thuê xe hơi Natioinal Care Rental.
Thị trường chứng khoán rất ưu thích LTV và James Ling. Thị giá cổ phiếu LTV tăng từ 10 USD lên đến 170 USD trong suốt thập niên 1960 và Ling liên tục xuất hiện trên trang bìa của nhiều tạp chí uy tín thời đó. Việc các tập đoàn nhanh chóng sở hữu mọi thứ không còn là chuyện đùa. Nhiều chuyên gia tài chính dự toán rằng vào một lúc nào đó trong tương lai, thị trường chứng khoán chỉ còn lại các tập đoàn lớn kinh doanh đa ngành.
Việc mua lại Jones & Laughlin Steel (J&L) vào năm 1968 khiến LTV xa rời tầm nhìn của họ hay chỉ đơn thuần trùng khớp với sự sụp đổ tầm nhìn đó, điều này cho tới nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, sự thật là Ling đã phớt lờ rất nhiều dấu hiện cảnh báo và vẫn xúc tiến vụ việc cho dù có nhiều lý do chính đáng để bỏ qua thương vụ này.
Linh đã không nhìn nhận thấu đáo trong thương vụ J&L. Công ty này không có những tài sản có thể bán được hoặt tách ra độc lập để hỗ trợ cấp vốn. Nó ngốn của ông một số vốn rất lớn và có một lực lượng lao động không thuộc nghiệp đoàn nào cả. Khoản tiền 465 triệu USD dùng để mua J&L càng làm tăng thêm áp lực cho khoản nợ vốn đã rất khổng lồ của LTV. Cuối cùng, thương vụ này đã đưa ra một luận điểm thúc đẩy chính phủ Mỹ đứng vào thế chống lại quan điểm tập đoàn đa ngành.
Dù có rất ít cơ sở để nói rằng chính quyền của tổng thống Nixon đã phản đối việc mua doanh nghiệp trên phương diện chống độc quyền. Nhưng thách thức này đã gạt Ling ra khỏi cuộc chiến mà lẽ ra ông phải được tham gia. Ông đã gặp rắc rối trong việc bán tài sản và phát hành cổ phiếu để hoàn tất vụ mua lại. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục bằng việc dàn xếp với chính phủ bán Braniff & Okonite (một công ty sản xuất dây kim loại) và cam kết không thực hiện bất kỳ thương vụ lớn nào trong vòng 10 năm.
Đến năm 1970, thương vụ mua này đã hủy hoạt hoàn toàn LTV. Công ty công bố lỗ 38 triệu USD cho năm 1969 (so với khoản lãi 29 triệu USD năm 1968). Cổ phiếu của công ty rớt giá xuống còn 10 USD. Khoản nợ được xác định liên quan đến những biến động cuối cùng này năm ở mức từ 15 – 25 xu trên mỗi đồng cổ phần của LTV. Vào tháng 5/1970, Ling từ chức theo yêu cầu của Hội đồng quản trị.
Dưới thời giám đốc điều Paul Thayer từ năm 1970 đến 1982, LTV đã tái cơ cấu và gặt hái được một số thành công. Công ty đã gạt bỏ gần như mọi thứ khác trừ thép cũng như tiếp tục mua thêm các công ty thép khác. Người kế nhiệm Thayer tiếp tục mua Repulic Steel năm 1984, và LTV, bị chôn vùi trong nợ nần chồng chất và một quỹ lương hưu hàng tỉ USD, đã đi đến phá sản vào năm 1986.
BÀI HỌC THẤT BẠI
James Ling và LTV đã thành công khi họ liên tục mua lại hàng loạt công ty bằng nhiều thủ thuật tài chính. Tuy nhiên, vụ mua Jones & Laughlin Steel đã đưa LTV bước vào một ngành kinh doanh mới (thép) mà họ chẳng biết gì về nó. Thương vụ này không đem lại cho Ling bất cứ cơ hội nào để sử dụng những ngón nghề đầu tư tài chính mà Wall Street mong đợi và tin tưởng.
(Michael Craig)

Hpo Banner