Blog

7 Chiến lược Quản lý Nhân viên Kiêu ngạo

Nhân viên kiêu ngạo thường hay thổi phồng tầm quan trọng của bản thân.

Nam vừa tham gia vào đội nhóm của bạn 3 tháng trước. Bạn rất mong chờ ở nhân viên mới này bởi anh ta đã có rất nhiều kinh nghiệm và luôn luôn đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, bạn lại không biết rằng quản lý anh ta là một nhiệm vụ bất khả thi!

Nhanh chóng, bạn phát hiện ra rằng Nam không chấp nhận bất cứ sự hướng dẫn nào. Trong các buổi họp, anh ta thường cướp giọng của người khác và cố nhúng mũi vào mọi chuyện, mặc dù chẳng liên quan gì tới anh ta. Hơn thế, anh ta luôn làm theo ý của mình và phớt lờ yêu cầu của bạn.

Thái độ và ngôn ngữ cơ thể của Nam ngụ ý rằng anh ta thiếu kiên nhẫn và coi thường bạn, và bạn nhận được vô số lời phàn nàn từ các thành viên khác về hành vi thô lỗ và kiêu ngạo của anh ta.

Vậy, bạn sẽ làm gì để cải thiện tình hình và xây dựng lại các mối quan hệ trong đội nhóm?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá kiêu ngạo là gì, cách những người kiêu ngạo thường cư xử và cách bạn quản lý các nhân viên kiêu ngạo.

Mục lục

Kiêu ngạo là gì?

Người kiêu ngạo thường tỏ ra mình quan trọng hơn người khác, coi thường người khác, không thích lắng nghe người có trình độ kém hơn mình, thổi phồng tầm quan trọng của bản thân và thích tự làm theo ý mình.

Nhân viên kiêu ngạo thường không thích nhận phản hồi hay định hướng từ người khác, họ thường phớt lờ chúng. Họ chỉ tin vào bản thân và kỹ năng của họ.

Giáo sự đại học Eli Broad College of Business tại Bang Michigan giải thích rằng quản lý nhân viên kiêu ngạo là một công việc không hề đơn giản, bởi bản thân họ không tự nhận thức được những hành vi của mình là “sai trái”. Tuy nhiên, ông ta cũng cho rằng kiêu ngạo là một phần thể hiện sự thiếu tự tin, thiếu kỹ năng xã hội, hay thiếu kiên nhẫn với những người xung quanh.

Tác động của sự kiêu ngạo

Kiêu ngạo có thể gây tổn hại nặng nề tới nơi làm việc. Ví dụ, nó có thể:

  • Làm giảm nhuệ khí và năng suất đội nhóm. Thái độ và hành vi của một nhân viên kiêu ngạo ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, hiệu suất làm việc của đồng nghiệp hay thậm chí của chính họ.
  • Cản trở việc giao tiếp hiệu quả. Mọi người thường có xu hướng không muốn dây dưa với những nhân viên kiêu ngạo tại các cuộc họp hay thảo luận, và chủ động tìm cách để loại bỏ anh ta. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ trong đội nhóm và giảm năng suất làm việc.
  • Dẫn tới các quyết định sai lầm. Nếu một ai đó rờ khỏi quá trình tương tác, hay một nhân viên kiêu ngạo cho rằng quyết định đó là sai, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định.
  • Khiến cho tương tác trong đội nhóm khó khăn hơn. Mọi người sẽ cảm thấy không thoải mái khi làm việc với nhân viên kiêu ngạo, điều đó khiến họ cảm thấy áp lực.
  • Khiến cho việc quản lý của bạn thêm áp lực. Khi một nhân viên nghi ngờ những quyết định và hướng dẫn của bạn, trực tiếp hoặc gián tiếp, đều gây tổn hại đến thẩm quyền của bạn.
  • Tác động lớn hơn đến các mối quan hệ trong tổ chức và khách hàng. Khi các mối quan hệ trong đội nhóm trở nên căng thẳng, sẽ tác động đến danh tiếng của tổ chức. Nhân viên bất mãn và thiếu động lực sẽ không đủ tỉnh táo để khiến khách hàng hài lòng. Và khi khách hàng không hài lòng thì bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy.

Kiêu ngạo hay Tự tin?

Sự kiêu ngạo trong một nhóm về bản chất là tiêu cực, nhưng một người có sự tự tin cao vào bản thân thường là một ảnh hưởng tích cực.

Ví dụ, Lan là một nhân viên rất thông minh, có năng lực, sáng tạo và tin tưởng vào năng lực của cô ấy. Hơn nữa cô ấy tỏ ra rất kiên nhẫn với những người có trình độ thấp hơn mình và luôn thể hiện ở mức mong đợi cao nhất.

Cô ấy có khả năng trở lại mạnh mẽ sau mỗi sai lầm hay thất bại. Những đặc tính này giúp Lan thể hiện tốt hơn ở những môi trường áp lực và cạnh tranh.

Vì vậy, hãy phân tích kỹ càng về thái độ và hiệu suất của các thành viên trong đội nhóm của bạn, họ kiêu ngạo hay đơn giản chỉ là tự tin?

7 chiến lược quản lý nhân viên kiêu ngạo

Là một nhà quản lý, điều quan trọng là bạn phải nhận thức được tác động của nhân viên kiêu ngạo đến đội nhóm, và thực hiện các hành động thích hợp để xử lý. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng một người kiêu ngạo cũng có những phẩm chất bạn nên nuôi dưỡng.

Làm theo 7 bước dưới đây để quản lý nhân viên kiêu ngạo trong đội nhóm của bạn một cách hiệu quả nhất.

1. Thu thập chứng cứ

Bạn và các thành viên trong đội nhóm có thể nhận thức rõ ràng về các hành động của một nhân viên kiêu ngạo, nhưng bạn cần thu thập những chứng cứ chắc chắn về họ. Hãy ghi âm lại những khi họ cố nhảy vào họng người khác trong các cuộc họp, khi họ cố tình phớt lờ các hướng dẫn, và khi họ đối xử với đồng nghiệp không công bằng,…

Điều này giúp bạn thấy rõ tác động của vấn đề, và ảnh hưởng của nó tới đội nhóm của mình; hơn hết, nó giúp bạn đưa ra những phản hồi cụ thể hơn.

Hãy suy nghĩ kỹ càng trước khi bạn nói với nhân viên về những hành vi của anh ta. Tốt hơn hết, ở bước này bạn hãy lùi lại phía sau để quan sát.

2. Đánh giá hiệu suất

Trước khi đi xa hơn, hãy đánh giá tác động và ảnh hưởng về các hành vi của cô ta. Cô ta có là một “ngôi sao”, một người có danh tiếng, hay một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó? Hay những hành vi của cô ta chỉ là cái mặt nạ che dấu điểm yếu của mình?

3. Giao tiếp

Bạn cần cho nhân viên kiêu ngạo biết rằng những hành vi nào được và không được chấp nhận. Nhớ rằng anh ta có thể không nhận ra tác động của mình đến người khác và sẽ rất hoảng hốt khi phát hiện ra.

Lên lịch cho một buổi mặt đối mặt với nhân viên kiêu ngạo và tập trung vào những chứng cứ bạn đã thu thập được về hành vi và thái độ của anh ta. Giải thích tại sao điều này là không thể chấp nhận được với bạn, với tổ chức.

Và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khiêm tốnLãnh đạo cấp độ 5. Thường thì bạn không cần làm căng ở giai đoạn này trừ khi có ai đó đã khiếu nại chính thức. Tuy nhiên, bạn nên nói rõ rằng bạn không sẵn sàng tha thứ cho những hành vi của anh ta.

Trong khi điều quan trọng là đối chất anh ta, nhưng bạn hãy cẩn thận để không phải gặp phải sự hung hăng và những hành động quá đà khi đưa ra phản hồi.

Có thể có những vấn đề mà bạn không biết, chẳng hạn như việc gia đình, căng thẳng hoặc bệnh tật đã khiến anh ta cư xử theo cách này.

4. Đưa ra sự hỗ trợ

Xem xét tại sao nhân viên kiêu ngạo lại hành xử như vậy. Cô ấy có cảm thấy thất vọng, bị phớt lờ hay công việc không đủ thách thức? Cô ấy có muốn có nhiều trách nhiệm hơn? Có lẽ cô ấy bị hội chứng kẻ mạo danh và sợ hãi khi bị “phát hiện”? Cô ấy muốn gì từ tổ chức? Hay cô ấy đang thiếu điều gì đó?

Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể hỗ trợ để giải quyết các vấn đề này, đồng thời làm rõ rằng bạn không cổ xúy cho những hành vi không tốt của cô ấy!

5. Chấp nhận rằng thay đổi cần thời gian

Nhân viên kiêu ngạo có thể chấp nhận rằng anh ta cần thay đổi, nhưng điều này sẽ không xảy ra sau một đêm. Nó cần thời gian để tái cấu trúc lại các mối quan hệ với những thành viên khác.

Vì thế, hãy lắng nghe tích cực những gì nhân viên nói, cho họ thấy rằng bạn đang rất nghiêm túc về chúng. Và chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Bạn cần làm rõ rằng mình sẽ không bỏ qua cho những hành vi kiêu ngạo.

6. Sử dụng Coaching

Coaching là phương pháp tiếp cận rất hiệu quả khiến những nhân viên kiêu ngạo thấu hiểu khả năng và nhu cầu của người khác. Nó cho phép bạn phát triển một cuộc đối thoại cởi mở và liên tục, giúp xây dựng lòng tin và giải quyết các hành vi tiêu cực khi chúng phát sinh.

Coaching thường xuyên giúp bạn tập trung vào những hành vi tích cực thay vì tiêu cực của cô ấy. Và nhận ra điểm mạnh, giá trị và sự cống hiến của cô ấy cho đội nhóm. Tiếp đó, bạn hãy giải thích rằng mọi người sẽ được hưởng lợi gì khi cô ấy thay đổi hành vi của mình.

Sử dụng coaching để giúp cô ấy phát triển khả năng tự nhận thức, từ đó hòa nhập vào đội nhóm.

Áp dụng coaching trong khi đưa ra phản hồi giúp cô ấy cảm thấy phấn kích hơn và trở thành một phần của đội nhóm. Điều này đặc biệt hữu ích bởi nó cho phép bạn nêu ra những hành vi tiêu cực cụ thể mà bạn đã quan sát được.

7. Hành động tiếp theo

Nếu các hành vi của nhân viên kiêu ngạo tiếp tục, và các vấn đề về tinh thần và hiệu suất vẫn còn, bạn nên giải quyết chúng từ quan điểm kỷ luật, đặc biệt nếu anh ta làm suy yếu thẩm quyền của bạn với tư cách là người quản lý.

Hãy nói chuyện với bộ phận HR trước khi thực hiện bất cứ hành động nào. Và làm theo hướng dẫn một cách cẩn thận.

Những điểm chính

Sự kiêu ngạo sẽ phá vỡ tinh thần và hiệu suất của đội nhóm, nó làm suy yếu thầm quyền của người quản lý. Tuy nhiên, hành vi này cho thấy rằng nhân viên đó đang cố gắng che giấu nỗi sợ hãi hoặc lo lắng về hiệu suất, kỹ năng hoặc năng lực.

Bạn nên giải quyết hành vi kiêu ngạo một cách nhanh chóng và vững chắc, bằng cách thu thập thông tin và sau đó cho nhân viên kiêu ngạo biết điều gì có và không thể chấp nhận.

Giao tiếp một cách cởi mở, và cung cấp sự hỗ trợ liên tục.

Tuy nhiên, nếu cách hành vi kiêu ngạo vẫn tiếp tục, hãy xem xét thực hiện hành động kỷ luật.

Chúc bạn quản lý nhân viên kiêu ngạo thành công từ đó tạo ra một đội nhóm với thần làm việc cao giúp đem lại hiệu suất làm việc vượt trội cho tổ chức của mình.

 

Hpo Banner