Blog

6 cách Tạo ảnh hưởng của Phong cách Lãnh đạo Đột phá

Theo John Maxwell thì:

Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng.

Thế “tạo ảnh hưởng” là cái gì?

Hiểu đơn giản,

Tạo ảnh hưởng là khả năng thay đổi “hành vi” của nhân viên. Từ hành vi A (sai) => chuyển sang hành vi B (đúng).

Ví dụ:

  • Nhân viên “đi làm muộn” (A) => chuyển sang “đi làm đúng giờ” (B).
  • Nhân viên “đá bóng” (A) đổ lỗi cho người khác => chuyển sang “nhận trách nhiệm” (B).

Ơ, nghe giống như “Thuyết phục” nhỉ?

Vậy “Thuyết phục” và “Tạo ảnh hưởng” khác nhau như thế nào?

Thuyết phục Tạo ảnh hưởng
  • Tập trung vào thay đổi hành vi trong ngắn hạn.
  • Mục đích là để nhân viên nói “Đồng ý”.
  • Kết quả là đạt được cam kết từ: “Lời nói”.
  • Tập trung vào thay đổi hành vi lâu bền.
  • Mục đích là để nhân viên “Hành động”.
  • Kết quả là đạt được cam kết từ: “Trái tim, Tư duy và Hành vi”.

Trong bài viết này,

  • Tôi trình bày về 6 nguồn tạo ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đột phá. 
  • Thay đổi hành vi của nhân viên bằng 6 nguồn tạo ảnh hưởng.

Điều mà tôi rất thích là công cụ này dễ nhớ và dễ viết ra giấy. Cùng lấy giấy bút nào:

  • Bước 1: Kẻ một đường – chia đôi tờ giấy – thành hai cột. 
  • Bước 2: Cột bên trái ghi là “Động lực”, cột bên phải ghi là “Năng lực”.
  • Bước 3: Cắt ngang tờ giấy thành 3 hàng, bao gồm: (1) Cá nhân, (2) Đội nhóm và (3) Công ty

Lúc này ta có một bảng gồm 6 ô. 

Tương ứng với 6 nguồn tạo ảnh hưởng giúp bạn thay đổi hành vi của nhân viên.

Đây chính là nó:

Động lực Năng lực
Cá nhân Động lực nội tại của nhân viên. Kiến thức và kỹ năng của nhân viên.
Đội nhóm Hình mẫu từ các thành viên khác. Hỗ trợ và phản hồi từ thành viên khác.
Công ty Cơ chế khen thưởng và kỷ luật. Quy trình và cấu trúc của tổ chức.

Bây giờ,

Dắt tay nhau, ta cùng đi qua 6 nguồn ảnh hưởng, để xem áp dụng như thế nào?

  • Giả ta đầu tư mở chuỗi cửa hàng điện thoại (cạnh tranh với Thế Giới Di động của bác Tài). 
  • Là lãnh đạo, ta muốn toàn bộ nhân viên thực hiện một hành vi: 

Đặt tay lên ngực và mỉm cười với khách.

Đó tất nhiên là điều ta muốn, 

Nhưng thực tế là: 

“Nhân viên không chào, mặt thì lạnh tanh, đôi lúc còn gắt gỏng với khách…”

Cuối cùng,

Ta quyết định sử dụng 6 nguồn tạo ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đột phá – để chuyển đổi hành vi của nhân viên:

  • Hành vi A (sai): “Không chào khách và mặt lạnh tanh.”
  • Hành vi B (đúng): “Đặt tay lên ngực và mỉm cười với khách.”

Mục lục

Nguồn tạo ảnh hưởng 1: Động lực của Nhân viên.

  • Đây chính là “Động lực nội sinh” của nhân viên. 
  • Từ trái tim của nhân viên, tự họ  muốn “mỉm cười với khách”, không phải do người khác bắt ép,  bởi vì họ biết rằng hành vi này cực kỳ quan trọng.

Bài tập:

Bạn hãy suy nghĩ và viết ra 3 cách giúp nhân viên hiểu rằng – hành vi “mỉm cười với khách” là cực kỳ quan trọng?

Thử làm bài tập nhé! Để hiểu anh Tài (Thế Giới Di Động) đã làm thế nào?

Nguồn tạo ảnh hưởng 2: Năng lực của Nhân viên.

Hừng hực khí thế, 

Nhân viên của ta rất muốn làm, nhưng quá đen – kiến thức và kỹ năng về hành vi (B) còn thiếu – vì vậy họ không có đủ năng lực để thực hiện?

Lúc này, 

  • Nhà lãnh đạo cần có giải pháp để cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên. Để họ có thể thực hiện hành vi (B).
  • “Luôn luôn mỉm cười với khách” ư?
  • Thử cho nhân viên “ngậm đũa” trong một tuần. Thực tế, đây chính là cách đào tạo tiếp viên hàng không để khóe miệng của họ (ngoác ra) luôn mỉm cười.

Nguồn tạo ảnh hưởng 3: Động lực từ Đội nhóm.

Dù ta đang sống trong một xã hội văn minh, nhưng một phần bản chất của con người vẫn sống theo: “Bầy đàn”.

Hãy xem một tình huống:

Buổi sáng, mọi người hối hả đi làm, sắp muộn giờ mất rồi.

Đến ngã tư, đèn đỏ sáng lên, mọi người dừng lại.

  • 90 giây cơ à!? 
  • Nhìn quanh không thấy bóng dáng công an, một thanh niên liền vượt đèn đỏ đi luôn.
  • Một số người khác, nhìn thấy anh chàng này vượt đèn, tự dưng tay cũng kéo ga (có khi không kịp suy nghĩ) và cũng vượt đèn đỏ theo…

Bạn từng nhìn thấy cảnh này?

Đây gọi là “xu hướng đám đông”, thấy nhiều người làm thì mình cũng làm theo thôi.

Bài tập:

  • Anh/chị hãy viết ra 3 cách để tạo ra “xu hướng đám đông” cho hành vi “mỉm cười với khách” nào?

Gợi ý:

  • Một đáp án chắc chắn là “nhà lãnh đạo phải làm gương” (giống như anh chàng thanh niên vượt đèn đỏ đầu tiên ấy, sau đó nhân viên sẽ đi theo).

Nguồn tạo ảnh hưởng 4: Năng lực từ Đội nhóm.

Nguồn tạo ảnh hưởng này là sự “Hỗ trợ và Phản hồi” từ đội nhóm,

Khi nhân viên thực hiện hành vi (B), họ có thể gặp nhiều khó khăn và cần sự giúp đỡ.

Sếp hô rõ to: 

  • “Các bạn hãy làm đi, gặp khó khăn gì cứ đến gặp tôi, tôi sẽ hỗ trợ.”

Thực tế là:

  • “Sếp ơi, em mắc quá, cần anh hỗ trợ gấp.”
  • “Anh đang bận. Tự làm đi. Cố lên!”

Nếu không nhận được sự hỗ trợ (từ sếp và đồng nghiệp) khi gặp khó khăn, thì nhân viên sẽ sớm từ bỏ hành vi (B). Họ không thực hiện nó nữa.

Nhà lãnh đạo đột phá nên làm gì?

Tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở trong đội nhóm:

  • Hỗ trợ hoặc cử người hỗ trợ khi nhân viên cần.
  • Phản hồi cho nhân viên biết họ đang thực hiện hành vi (A) là sai. Và thực hiện hành vi (B) là đúng.

Hãy hình dung, 

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các thành viên trong đội nhóm – đều sẵn sàng:

  • Hỗ trợ đồng nghiệp và phản hồi cho họ biết là họ đang thực hiện hành vi đúng đắn?

Cuối cùng,

Áp dụng 6 nguồn ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đột phá,

Mời bạn tham gia một bài tập lớn như sau:

  • Bước 1: Viết ra 1 hành vi mà anh/chị muốn nhân viên thực hiện.
  • Bước 2: Xây dựng 6 nguồn tạo ảnh thưởng cho hành vi này.
  • Bước 3: Triển khai cho đội nhóm và phản hồi cho tôi biết kết quả thế nào?
Hpo Banner