Blog

5 bước giúp nhân viên của bạn tìm ra mục đích trong công việc

Tâm làm dịch vụ lau dọn tại một bệnh viện lớn và cô ấy rất tự hào về công việc của mình. Một ngày nọ, cô hướng dẫn cho một thành viên mới tới về việc làm sao để dọn dẹp phòng đúng cách. Tuy nhiên, anh ta tỏ vẻ không thích thú gì lắm với công việc mới này, và đồng thời cũng không nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh.

Vậy nên, Tâm giải thích cho anh ta hiểu tại sao công việc của họ lại là một trong những công việc quan trọng nhất tại bệnh viện này. Rằng khi họ làm việc kỹ lưỡng, thì sẽ có ít vi trùng hơn trong phòng điều trị và phòng bệnh nhân. Sự siêng năng của họ làm giảm số lần nhiễm trùng thứ phát, và điều này sẽ giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, có thể nói công việc của họ chính là cứu mạng sống của người khác.

Câu chuyện của Tâm là một trong những ví dụ điển hình truyền cảm hứng về việc ai đó tìm ra mục đích thực sự cho công việc của họ khi nhìn ra được sự tác động thực sự về việc đó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách để giúp nhân viên của bạn tìm ra được mục đích trong công việc của họ, và tại sao điều này lại quan trọng đến thế.

Mục lục

1. Tại sao mục đích công việc lại quan trọng?

Khi bạn biết lý do bạn làm việc gì – và khi bạn hoàn toàn hiểu những nỗ lực của bạn làm cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn thì bạn đã tìm thấy mục đích trong công việc của bạn.

Trong cuốn sách xuất bản năm 2010, Dave UlrichWendy giải thích rằng có rất nhiều lợi thế trong việc giúp nhân viên của mình tìm được mục đích của công việc của họ.

  • Những người hiểu mục đích công việc của họ thường hạnh phúc hơn, tham gia nhiều hơn, và sáng tạo hơn.
  • Khi nhân viên thấy được vai trò của họ như thế nào và nó phù hợp với mục tiêu của công ty ra sao, nhân viên sẽ muốn tăng năng suất của mình hơn nữa. Họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, sáng kiến hơn và đưa ra quyết định hợp lý hơn. Nhờ vậy, công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Tất cả mọi người, từ các giám đốc điều hành cho đến khách hàng đều cảm nhận được những tác động tích cực đó.

2. Giúp đội nhóm của bạn tìm ra mục đích công việc

Nếu bạn làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận, có thể dễ dàng trong việc giúp mọi người tìm thấy ý nghĩa sâu xa trong công việc của họ.

Nhưng nếu bạn làm việc trong một ngân hàng, một trung tâm cuộc gọi, hoặc một công ty phần mềm thì sẽ phải làm thế nào?

Điều cần thiết cần ý thức là: mọi công việc đều có ích nếu không, nó sẽ không tồn tại.

Bước 1: Viết một tuyên bố nhiệm vụ có ý nghĩa

Bắt đầu tìm kiếm ý tưởng từ tuyên bố sứ mệnh của tổ chức sẽ giúp bạn xác định được nhu cầu của khách hàng. Tiếp đến là cách thức để đáp ứng nhu cầu đó và cuối cùng để đo lường được thành công trong hoạt động của tổ chức.

Viết một tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn cho nhóm hoặc bộ phận của bạn. Tuyên bố này phải xác định mục đích sâu xa nằm trong công việc của bạn.

  • Sử dụng 5 câu hỏi tại sao. Hãy hỏi các câu hỏi đơn giản: “Tại sao đội của bạn hoặc bộ phận này tồn tại?” và cứ phát triển ý tưởng với câu hỏi “tại sao” cho đến khi bạn đã phát hiện ra mục đích sâu sắc.
  • Hãy suy nghĩ về mục tiêu tổ chức khi bạn thông suốt quá trình hoạt động của nhóm mình: những nhu cầu nào được đáp ứng?

Sử dụng những hiểu biết này để viết tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn của đội nhóm. Sau đó chia sẻ và truyền đạt cho nhân viên.

Bước 2: Liên kết mục tiêu cá nhân với mục tiêu tổ chức

Để bắt đầu, hãy giúp họ hiểu những gì thực sự thúc đẩy họ. Khuyến khích từng thành viên trong nhóm phản ánh về cách họ có thể kết nối động cơ của họ với các mục tiêu của tổ chức. Hãy nhớ rằng vai trò của bạn trong quá trình này là một người điều khiển chương trình: cố gắng không để niềm tin của cá nhân bạn ảnh hưởng đến người khác quá nhiều.

Cuối cùng, sử dụng phương pháp quản lý tiếp cận mục tiêu để liên kết mục tiêu cá nhân và những người trong tổ chức của bạn.

Bước 3: Khai thác thế mạnh

Khi bạn làm công việc mà phát huy được tối đa điểm mạnh của mình. Bạn sẽ dễ dàng có được trạng thái gọi là “suôn như nước chảy”. Và những việc bạn làm đều đem lại kết quả rất tốt. Nhân viên của bạn cũng vậy. Nếu bạn có thể giúp họ phát hiện được điểm mạnh và đặt họ vào đúng vị trí khiến họ phát huy được tối đa khả năng của mình thì sớm hay muộn họ cũng sẽ đạt được kết quả như bạn hoặc thậm chí hơn. Từ đó họ sẽ cảm thấy hài lòng và gắn bó với công việc của mình hơn.

Bạn có thể sử công cụ Strengths Finder để nhân viên tự đánh giá điểm mạnh của họ.

Bạn cũng có thể sử dụng Quy trình MPS – Khám phá công việc yêu thích để phát hiện ra các nhiệm vụ và trách nhiệm mang lại cho họ hạnh phúc và ý nghĩa lớn nhất. Từ đó phân công công việc hợp lý cho họ.

Bước 4: Xây dựng một môi trường làm việc tích cực

Một môi trường làm việc đảm bảo sức khỏe, tích cực là tốt nhất cho tất cả mọi người. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang đem lại cho đội nhóm của bạn có cơ hội tốt nhất để phát huy tối đa khả năng của họ.

  • Giúp người các thành viên dựng các mối quan hệ làm việc tích cực.
  • Khuyến khích họ thực hiện trao đổi trước các cuộc họp.
  • Cung cấp cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp.
  • Thúc đẩy các giá trị như tính chính trực, trung thực, và khiêm nhường.

Lưu ý:

Thành viên trong nhóm của bạn sẽ nhìn vào bạn để tìm cảm hứng, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang là một tấm gương tích cực.

Bước 5: Thông tin phản hồi giúp tăng cường tinh thần tích cực

Những phản hồi tích cực là động lực thúc đẩy hiệu quả cao. Nó nhắc nhở chúng ta rằng công việc của mình được công nhận và nó tạo ra sự khác biệt.

Cung cấp phản hồi thường xuyên và chia sẻ các câu chuyện từ khách hàng hoặc đối tác cho thấy rằng đội nhóm của bạn đang tạo ra sự khác biệt tích cực như thế nào. Đây chính là một cách truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các thành viên trong đội nhóm của bạn và khiến họ luôn giữ mối liên kết với những người mà họ đang giúp đỡ.

Chúc bạn và đội nhóm của mình thành công.

P/s: Bạn cũng có thể khám phá thêm Bí quyết giúp bạn xây dựng đội nhóm vô địch” chinh phục mọi mục tiêu thách thức và đem lại hiệu quả vượt trội cho tổ chức tại bài viết trên.

Hpo Banner