Blog

5 Bước để Xây dựng Mạng lưới Chuyên gia Của bạn

Thử tưởng tượng, bạn có hoàn thành tốt dự án của mình nếu như không có ai trợ giúp?

Ngày nay, hầu như người ta thường cần phải làm việc với nhau bằng các mối quan hệ đối tác lỏng lẻo để đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh chóng, chính vì thế việc “biết đúng người” là quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, khả năng phát triển và duy trì một mạng lưới “chiến hữu” rộng lớn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng.

Có được một mạng lưới chất lượng bạn sẽ học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều người. Càng như vậy bạn càng tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Khi nói đến cuộc sống cá nhân, hầu hết mọi người đều tích cực phát triển và duy trì mạng lưới giữa bạn bè và gia đình. Họ thích sự tương tác xã hội và sự hỗ trợ mà các mối quan hệ như vậy có thể đem lại. Cũng tương tự trong công việc, nhưng cần thận trọng hơn khi hoạt động mạng lưới: Có lẽ chúng ta sợ việc “sử dụng” người khác, hay nản lòng bởi viễn cảnh phải “làm việc” trong một căn phòng toàn những người xa lạ.

Vậy, rốt cuộc thì hoạt động mạng lưới có quá phức tạp? Và làm sao bạn xây dựng được một mạng lưới chuyên gia?

Tin tốt, hoạt động mạng lưới là một hoạt động thú vị đem lại rất nhiều lợi ích trong việc phát triển sự nghiệp của bạn. Thực tế, có thể bạn đã là một phần của một mạng lưới nào đó rồi.

Mục lục

Thế nào là hoạt động mạng lưới?

Hoạt động mạng lưới giúp bạn biết được khả năng và lợi ích của thành viên; từ đó tạo ra các hoạt động tạo nên lợi ích cho cả 2 bên.

Việc kêu gọi ai đó trong mạng lưới giúp đỡ, không có nghĩa là bạn đang khai thác họ. Miễn là bạn giúp đỡ người khác khi họ cần, thì hầu hết mọi người sẽ phản ứng tích cực với những yêu cầu của một thành viên quan trọng trong mạng lưới của họ.

Thực tế, hầu hết chúng ta có liên lạc trong các nhóm cộng đồng; trong các phòng ban hay đội nhóm tại nơi làm việc; với các đồng nghiệp khác; trong các tổ chức chuyên gia; với nhà cung cấp và khách hàng; …Tất cả đều có giá trị, và mỗi mối quan hệ bạn nuôi dưỡng đều có thể đem lợi ích chung và lâu dài.

Tại sao lại cần mạng lưới chuyên gia?

Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về lợi ích của việc hoạt động mạng lưới, hãy xem xét một ví dụ về tầm quan trọng của nó trong công việc hàng ngày của chúng ta – đó chính là “mạng lưới máy tính”. Hẳn là không cần phải bàn cãi gì nhiều về những lợi ích của việc kết nối mạng máy tính! Đúng chứ? Đặc biệt trong số những lợi ích này là khả năng chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng, thậm chí giữa các tòa nhà khác nhau trong cùng một tổ chức, bạn có thể đứng ở tòa A và sử dụng máy in màu ở tòa B nếu muốn. Mạng lưới cá nhân cũng có thể làm tương tự như vậy.

Mạng lưới chuyên gia giúp bạn làm công việc hiện tại tốt hơn

Chính vì có thể tận dụng kiến thức từ các thành viên khác trong mạng lưới, bạn sẽ làm công việc hiện tại tốt hơn. Ví dụ: đột nhiên hệ thống máy tính của bạn bị “ngỏm củ tỏi”, thì ai sẽ là người giúp bạn khắc phục? Chắc chắn là một chuyên gia IT. Thử tưởng tượng công việc sẽ ra sao nếu như bạn không có ai để “cầu cứu”?

Đặc biệt, với những tổ chức thay đổi cấu trúc phòng ban liên tục thì những mối quan hệ trong và ngoài của bạn là quan trọng hơn bao giờ hết. Không cần biết thay đổi ra sao, bạn và mạng lưới của mình vẫn có thể chiến đấu tốt, hơn nữa còn có cơ hội tuyệt vời để mở rộng nó.

Quản lý các bên liên quan

Đây là một phần thiết yếu để chạy một dự án thành công, cho dù chính thức hay không chính thức, lớn hay nhỏ. Nó liên quan đến việc xác định những người chủ chốt, người có quyền lực và ảnh hưởng đến dự án; biết những gì bạn cần từ mỗi người; và quyết định của họ, bạn cần phải tham khảo ý kiến và chỉ cần nắm giữ thông tin. Nếu đã có mối quan hệ tốt với các bên liên quan thông qua mạng lưới, họ sẽ giúp và hỗ trợ những gì bạn đang cố gắng để đạt được.

Phát triển cá nhân

Một cách tuyệt vời có được những kinh nghiệm bổ sung bạn cần trước trong sự nghiệp của mình là trở thành tình nguyện viên cho các dự án hoặc hoạt động, dù đang làm việc hay trong thời gian rảnh rỗi. Có một mạng lưới cá nhân rộng sẽ giúp bạn liên lạc với rất nhiều cơ hội. Ví dụ, thông qua mạng lưới, bạn có thể nghe về kế hoạch cho một sự kiện từ thiện, điều này cho bạn cơ hội tình nguyện để có được kinh nghiệm có lợi và thách thức.

Nhìn về phía trước

Mạng lưới là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự nghiệp. Chắc bạn cũng biết, một lời nói từ một người đáng tin cậy còn giá trị hơn một mẩu quảng cáo ngàn đô! Vì vậy, có một mạng lưới những người quen thuộc với những thành tích và sở thích của bạn là vô giá nếu bạn đang tìm kiếm một bước tiến cho sự nghiệp của mình. Nếu bạn đang làm việc tự do, thì loại mạng lưới này gần như thiết yếu.

Làm thế nào để xây dựng mạng lưới chuyên gia?

Không có quy tắc về việc nên có những ai trong mạng lưới, hoặc làm thế nào bạn xây dựng mối quan hệ với họ, quá trình sau đây sẽ hướng dẫn bạn hướng tới một cách tiếp cận phù hợp.

1. Viết ra mục tiêu mạng lưới

Nhìn vào những gì bạn có thể hy vọng sẽ đạt được từ mạng lưới và những gì bạn có để cung cấp cho người khác. Nhớ rằng, mạng lưới là một quá trình tương tác 2 chiều: Sẽ ra sao nếu bạn chẳng cho đi “một cắc” mà còn đòi nhận lại “mười đồng”?. Đúng vậy! Mạng lưới chính là cơ hội để cho đi, giúp đỡ người khác và mở ra nhiều cơ hội hơn cho chính mình.

2. Bản đồ mạng lưới

Viết ra một danh sách các “cộng đồng” và các cá nhân mà bạn có hoặc muốn có thông tin liên hệ cá nhân. Chúng có thể bao gồm:

  • Bộ phận hoặc nhóm của bạn.
  • Phòng ban hoặc đội nhóm bạn trong công việc hiện tại.
  • Các tổ chức địa phương như Phòng thương mại.
  • Các tổ chức chuyên gia.
  • Các nhóm tình nguyện.

3. Những lợi ích bạn cung cấp cho mạng lưới?

Bạn sẽ tìm thấy mạng lưới dễ dàng hơn nhiều nếu có một cái gì đó thú vị và hữu ích để cung cấp cho những người mình đang kết nối. Điều này sẽ khác với những nhóm người khác nhau. Bạn có thể chắc chắn rằng các nhà cung cấp sẽ vui mừng khi kết nối với các bạn! Nhưng bạn cũng có thể chắc chắn rằng khách hàng tiềm năng sẽ tránh xa nếu tất cả những gì bạn làm là bán hàng cho họ (còn được gọi là “cố gắng để giúp họ tìm cách giải quyết vấn đề của họ”). Hãy động não để tìm ra các cách tiếp cận khác để tạo thiện cảm với họ. Và nhớ là phải cởi mở và hào phóng trong cách tiếp cận.

4. Xác định khoảng trống

Lướt qua danh sách các mục tiêu và những thứ bạn đem lại trong mạng lưới. Hãy tìm khoảng trống bằng cách hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Mạng lưới giúp bạn đáp ứng các mục tiêu nào?
  • Bạn có cho đi hết giá trị mình có thể cung cấp?
  • Ai sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu? Cộng đồng hay cá nhân nào sẽ nhận được nhiều giá trị nhất với những thứ bạn cung cấp? Bạn cần phải mở rộng thông tin liên lạc trong một lĩnh vực cụ thể không? Ví dụ, bạn có thể có một mạng lưới lớn trong tổ chức hiện tại, nhưng nếu muốn đạt được sự công nhận rộng rãi trong toàn ngành, thì bạn cần thông qua các hiệp hội nghề nghiệp hoặc nhóm lợi ích ngành công nghiệp.

5. Kế hoạch hành động mạng lưới

Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể lấp đầy các khoảng trống và xây dựng một mạng lưới mạnh hơn. Những gì bạn cần để tìm hiểu về các cộng đồng và những người khác? Bạn sẽ gặp mọi người để lấp đầy khoảng trống như thế nào? Làm thế nào để được biết tới?

Trong quá khứ, cơ hội kết nối phần lớn đều là mặt đối mặt. Ngày nay, công nghệ đã mở ra một tập hợp những cách thức mới: ví dụ như viết blog cá nhân, các bài báo hoặc thậm chí video livestream, hoặc tham gia vào các diễn đàn trực tuyến.

Lời khuyên về một một mạng lưới chuyên gia hiệu quả

Bạn sẽ có được hầu hết những gì mình cung cấp cho mạng lưới. Càng ở trong nhiều mạng lưới, bạn càng có nhiều cơ hội trở thành một thành viên quan trọng để mọi người quan tâm và chú ý.

Đảm bảo rằng các cuộc trò chuyện quan hệ-xây dựng của bạn là hai chiều và đồng đều cân bằng. Tốt nhất, bạn nên biết càng nhiều thông tin về người khác càng tốt khi kết thúc một cuộc trò chuyện cũng như để họ biết đủ thông tin về bạn. Hãy sử dụng những câu hỏi mở.

Cuối một cuộc trò chuyện trong mạng lưới, hãy trao đổi name card của bạn (nếu mặt đối mặt), hoặc gửi một email. Hãy ghi nhớ ở đâu và khi nào bạn gặp người đó, và bất cứ điểm nào để nhớ về những điều họ làm và làm thế nào bạn kết nối. Theo dõi cuộc gặp gỡ ban đầu và bắt đầu xây dựng mạng lưới từ đó.

Những điểm chính

Có một mạng lưới mạnh mẽ là một cách hiệu quả giúp bạn đạt được nhiều kết quả hơn trong môi trường làm việc ngày nay. Mạng lưới chính thức và không chính thức giúp bạn thực hiện công việc hiện tại tốt hơn, và mở ra những cơ hội trong tương lai.

Cuối cùng, hãy cống hiến hết sức cho mạng lưới, và bạn sẽ nhận lại được điều tương tự. Đây gọi là “nhân quả báo ứng“.

Chúc bạn xây dựng mạng lưới chuyên gia thành công để phát triển sự nghiệp vượt trội.

Hpo Banner