Blog

3 Mẹo tạo Hứng thú trong Công việc

Ai cũng muốn làm những công việc thú vị đầy thách thức để có cơ hội tạo ra một sự khác biệt thực sự. Một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhiệm vụ khi giao cho nhân viên là tăng tính thú vị của nó. Khi tăng tính kích thích cho công việc của nhân viên, bạn cũng tăng “độ sâu” trong công việc và cho họ quyền kiểm soát nhiều hơn. Vậy làm thế nào để tạo hứng thú trong công việc? Chúng ta hãy cùng tham khảo 3 mẹo dưới đây.

Mục lục

1. Thiết kế công việc tạo động lực

HackmanOldham đã xác định năm yếu tố khi thiết kế công việc cần lưu ý:

  • Đa dạng kỹ năng – Tăng số lượng các kỹ năng mà mỗi cá nhân sử dụng trong khi thực hiện công việc.
  • Xác định cụ thể nhiệm vụ – Cho phép cá nhân thực hiện một công việc từ đầu đến cuối.
  • Ý nghĩa nhiệm vụ – Làm rõ công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, các bên liên quan như thế nào.
  • Tự chủ – Tăng mức độ tự ra quyết định, tự do lựa chọn cách thức và thời điểm tiến hành các bước công việc.
  •  Phản hồi – Tăng lượng công nhận khi một công việc được thực hiện tốt, trao đổi về kết quả công việc với nhân viên.

2. Sự phong phú các lựa chọn cho công việc

Một điểm quan trong khi tạo sự hứng thú trong công việc là đem lại cho nhân viên quyền kiểm soát công việc của họ. Điều này có nghĩa rằng họ có nhiều ảnh hưởng tới kế hoạch, quá trình thực hiện và đánh giá các công việc mà họ làm.

Nhân viên được tự do nhiều hơn khi làm việc tương đương với mức trách nhiệm cao hơn. Họ cần nhận được nhiều phản hồi, để đánh giá và điều chỉnh hiệu suất của riêng mình.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng:

  • Chế độ luân chuyển công việc – Hãy cho mọi người cơ hội sử dụng tất cả các kỹ năng của họ, và được thực hiện các công việc khác nhau. Cách phổ biến nhất để làm điều này là luân chuyển công việc. Điều đó cho phép họ nhìn thấy các bộ phận khác nhau của tổ chức, học các kỹ năng khác nhau và có được những trải nghiệm khác nhau.
  • Kết hợp các nhiệm vụ – Kết hợp các hoạt động giúp tạo ra một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp hơn. Điều này có thể làm tăng đáng kể khả năng của nhân viên bởi vì mọi người có cơ hội thấy biết được quá trình từ đầu đến cuối của một công việc được thực hiện như thế nào. Điều này cho phép người lao động sử dụng một loạt các kỹ năng, có thể giúp họ nhận ra công việc dường như có ý nghĩa và quan trọng hơn. Bạn có thể áp dụng mô hình này bất cứ nơi nào bạn có những người hoặc nhóm mà thường chỉ thực hiện một phần của một quá trình tổng thể. Hãy xem xét việc mở rộng vai trò bằng cách cho phép họ trải nghiệm những trách nhiệm khác trong quá trình, hoặc cho một phần lớn hơn của quá trình đó.
  • Các nhân viên đều xây dựng quan hệ với khách hàng – Bỏ qua phân định chức năng điển hình tại các đơn vị dự án. Ví dụ, thay vì nhân viên tiếp thị tập trung tại một bộ phận, bạn có thể tách họ về các bộ phận trong đơn vị chuyên môn – mỗi nhóm sẽ có người sáng tạo kịch bản cụ thể, nhà thiết kế, nhân viên tiếp thị cùng nhau phục vụ cho một khách hàng hoặc một chiến dịch. Cho phép nhân viên xây dựng mối quan hệ khách hàng là một cách tăng quyền tự chủ của họ.
  • Tăng cường làm việc theo nhóm – Đây là bước gia tăng thú vị trong công việc ở cấp độ nhóm. Đặt ra mục tiêu cho đội, và cho các thành viên đội tự do quyết định khi phân công công việc, lập lịch trình, lên lịch nghỉ, xác định các thông số đánh giá. Với phương pháp này, bạn sẽ cắt giảm đáng kể chi phí cho vị trí giám sát, và mọi người sẽ lần lượt đạt được kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
  • Thực hiện quản lý cho phép tham gia – Cho phép các thành viên trong nhóm tham gia vào việc ra quyết định và tham gia vào việc lập kế hoạch chiến lược. Đây là một cách tuyệt vời để giúp các thành viên trong nhóm hiểu rõ “đầu vào” của họ là rất quan trọng. Khi mọi người nhận ra rằng những gì họ nói là có giá trị và sẽ tạo ra một sự khác biệt, họ sẽ có động lực hơn.
  • Cân bằng quyền lực và quyền tự chủ – Là người giám sát có nhiều quyền và trách nhiệm, nhân viên cũng nên có quyền tự chủ, thì tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của thành viên trong nhóm sẽ tăng lên.
  • Bổ sung các chương trình đào tạo và tăng cường phản hồi – Hãy chắc chắn rằng mọi người biết về đặc điểm công việc của họ, những kỹ năng họ cần bổ sung khi đảm nhiệm công việc.

Hãy thực hiện công việc gia tăng thú vị cho mỗi nhiệm vụ khi giao việc cũng đồng thời là cơ hội cho sự phát triển của cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ đó.

3. Triển khai một chương trình tạo sự đa dạng cho công việc

Bước 1 Tìm ra điểm mà nhân viên không hài lòng với công việc hiện tại của họ. Tiến hành khảo sát và đừng mắc sai lầm khi cho rằng bạn biết những gì mọi người muốn. Có ít điểm để làm phong phú thêm cho công việc và thay đổi môi trường làm việc nếu bạn đang làm nó sai cách.

Giống như bất kỳ động lực chủ động nào, xác định những gì mọi người muốn trước khi bạn bắt đầu. Khảo sát là một cách tốt để làm điều này. Đừng mắc sai lầm khi bạn giả định đã biết những gì mọi người muốn: Đi tới bộ phận nhân sự và sử dụng thông tin đó để xây dựng các lựa chọn của bạn.

Bước 2 – Xem xét các tùy chọn đa dạng công việc mà bạn có thể cung cấp. Bạn không cần phải quyết liệt đến mức thiết kế lại toàn bộ quá trình làm việc. Cách mà bạn thiết kế những công việc cần có sự cân bằng giữa nhu cầu của hoạt động đó và sự hài lòng công việc của nhân viên. Nếu thay đổi quan trọng là cần thiết, hãy xem xét thành lập một “lực lượng đặc nhiệm” trước khi áp dụng rộng rãi.

Bước 3 Thiết kế và giao việc. Nếu bạn đang thay đổi đáng kể, cho mọi người biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao. Làm việc với người quản lý của bạn để tạo ra một môi trường làm việc phong phú có nhiều nhân viên tham gia và bạn sẽ có hành động ghi nhận đầy đủ. Hãy nhớ là cần nỗ lực, thường xuyên đánh giá hiệu quả những gì các bạn đang tiến hành.

Những điểm chính

Sự phong phú trong công việc tỉ lệ thuận với hứng thú của nhân sự đối với nó. Điều này giúp bạn thu hút, động viên, và giữ chân nhân tài, đặc biệt là tại những nơi công việc lặp đi lặp lại hoặc nhàm chán.

Để làm tốt, bạn cần biết cách công việc và đem lại cơ hội gia tăng các kỹ năng và lợi ích của người lao động khi họ làm việc cho bạn.

Khi công việc phản ánh một mức độ yêu cầu cao của nhiều kỹ năng, mức độ quan trọng của nhiệm vụ, những nghĩa vụ, quyền tự chủ, và mức độ trao đổi về thông tin phản hồi, các thành viên trong nhóm của bạn có nhiều khả năng thích thú hơn, và không loại trừ cảm giác căng thẳng. Hãy hỗ trợ liên tục để người lao động nhận được công việc cảm thấy nó thú vị, hăng say làm việc, và cảm thấy hài lòng và có động lực tỏa sáng.

Trách nhiệm của bạn, nhà quản lý, là tìm ra sự kết hợp giữa các tùy chọn phong phú nhằm tăng hiệu suất và năng suất của các cá nhân và toàn đội nhóm.

Hpo Banner