Blog

3 Công cụ thổi bùng động lực cho nhà lãnh đạo

Làm thế nào thúc đẩy động lực lãnh đạo mạnh mẽ trong bạn?

Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết cách tự tạo động lực cho chính mình thông qua 3 bước:

  • Hóa giải các yếu tố làm suy giảm động lực của bạn.
  • Chuyển hóa các mong muốn trở thành nỗ lực.
  • Khơi dậy niềm đam mê.

Mục lục

1. Giải quyết các yếu tố làm suy giảm động lực của bạn

Xác định điều gì đang “đánh cắp” động lực làm việc của bạn? Và hóa giải chúng…

Hãy cùng xem xét tình huống sau:

Nam cảm thấy không được vui. Anh vừa được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng phòng Phát triển sản phẩm của công ty.

Tuy nhiên, anh cảm thấy khá là khó chịu trong vai trò mới: Anh mơ hồ về những gì công ty mong đợi từ mình. Anh có chút kinh nghiệm lãnh đạo, nhưng bây giờ anh cảm thấy thực sự khó khăn khi làm việc với cấp dưới. Điều tệ hơn là dường như trực giác đang nói nhỏ với anh rằng anh không biết phải làm thế nào để đáp ứng những mong đợi của nhân viên.

Ngắn gọn là, anh cần lời giải cho hai câu hỏi:

  • Liệu bản thân mình đã có một bước tiến phù hợp?
  • Và nên chăng anh hãy trở lại công việc trước đây của mình?

May mắn thay, Nam đã sáng suốt khi nhận ra tầm quan trọng của những vấn đề này. Sau khi liệt kê các vướng mắc, tất cả trở nên rõ ràng: những gì anh cần là được đào tạo kỹ năng lãnh đạo cơ bản, và được giúp đỡ trong quá trình áp dụng chúng.

Anh gặp cấp trên của mình để thuyết phục nhằm được đào tạo đặc biệt và được huấn luyện liên tục qua quá trình giải quyết các vấn đề. Bây giờ anh đã sẵn sàng để đảm nhận những trách nhiệm ở vị trí của một nhà lãnh đạo.

Cấp độ thứ hai của hiện tượng mất động lực – có nguồn gốc từ những tác động hàng ngày diễn ra quanh bạn – khiến bạn sao lãng khỏi công việc lãnh đạo của mình.

Hãy xem xét trường hợp của Hoa:

Hoa, một nhân viên marketing, chỉ vừa được nhận việc tại công ty. Cô đã đặt mục tiêu cá nhân – trong vòng một năm, cô sẽ là trưởng nhóm. Cô biết mình có khả năng và đã sẵn sàng.

Thời gian đầu, người phụ nữ tự tin và có năng lực này luôn là người đầu tiên tình nguyện cho bất kỳ nhiệm vụ mới nào và cô ấy thường làm việc rất khuya. Tuy nhiên, một vài tháng sau đó, Hoa bắt đầu đuối sức. Cô đã bị phân tâm, dễ trở nên mệt mỏi và ít hào hứng đưa ra những ý tưởng tuyệt vời hơn.

Hoa biết rằng mình sẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra nếu mọi chuyện cứ tiếp tục như thế này. Vì vậy, cô quyết định tìm cách giải quyết vấn đề. Đầu tiên, Hoa thừa nhận mình đã bị mất động lực. Sau đó, cô cố gắng tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Cô đã đưa ra ba lý do:

  • Thành viên trong nhóm không hợp tác;
  • Cảm giác nhàm chán;
  • Và văn phòng của cô ở vị trí cạnh nhà bếp ồn ào.

Hoa thấy rằng cô có thể giải quyết ít nhất một vấn đề ngay lập tức – vị trí văn phòng. Cô đề nghị sếp mình cho phép chuyển đến một không gian làm việc khác và được chấp thuận. Hai vấn đề còn lại, cô vẫn còn phải vật lộn với chúng. Nhưng ít nhất cô biết chúng tồn tại và ý thức để cải thiện tình hình, nhờ vậy động lực trong cô đang tăng lên một lần nữa.

Nếu bạn đang phải chịu đựng những vấn đề về động lực làm việc, hãy noi gương hai nhân vật của chúng ta.

Đầu tiên, dành 15 phút để ghi lại những gì đã “đánh cắp” động lực của bạn, cho dù đó chỉ là những gì làm suy yếu động lực, hoặc là thứ khiến bạn bực bội và làm suy giảm nghiêm trọng tự động lực trong bạn.

Liệt kê vào cột số 1 trong bảng dưới đây.

Yếu tố lấy đi động lực làm việc của bạn?

Đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan?

Giải pháp hóa giải

 ——-
 ——-
 ——-

Danh sách này để làm gì? Bây giờ bạn hãy sẵn sàng đập tan những thách thức trong quá trình hóa giải chúng!

Bắt đầu bằng cách xác định nguyên nhân của những yếu tố này: Chúng xuất hiện trong tình huống như thế nào?

Chúng được tạo ra bởi các yếu tố khách quan (khách hàng khó tính, do ngoại cảnh), hoặc là do các yếu tố chủ quan, là biểu hiện trong phong cách làm việc của bạn (bỏ dở khi nhiệm vụ chưa hoàn thành; hay dễ dàng nhận lời mọi việc cho dù bạn không chắc có thể làm điều đó).

Cột Giải pháp:

Nếu do nguyên nhân khách quan, ví dụ đối với Hoa, đó là vị trí làm việc cạnh nhà bếp.

  • Khiến cô không cảm thấy như đang làm việc và bị bận tâm cả về số tách cà phê mà mỗi người đã dùng. Khi các yếu tố làm suy giảm động lực đã được xác định, cô chủ động đề xuất ông chủ phân chia cho mình một không gian làm việc khác, và công việc của cô đã được cải thiện.
  • Bạn có thể không đủ khả năng giải quyết vấn đề ngay lập tức, nhưng ít nhất đã vạch ra được các giải pháp.

Nếu do nguyên nhân chủ quan, ví dụ đối với Nam, đó là kỹ năng lãnh đạo của anh chưa tốt, vì vậy anh đề nghị được huấn luyện để phát triển kỹ năng này.

  • Với nhóm nguyên nhân chủ quan, bạn phải thừa nhận nó một cách nghiêm túc và nỗ lực để hóa giải chúng nhằm lấy lại động lực mạnh mẽ.
  • Công cụ tiếp theo của chúng tôi sẽ cho bạn thấy cách đạt được kết quả này. Hãy lấy đúng dụng cụ và ghi chúng trong cột giải pháp của bạn.

2. Chuyển hóa Mong muốn trở thành Nỗ lực – để thúc đẩy Hành động

Xác định “động lực rõ ràng cho mỗi hành động của bạn” là một trong những cách tốt nhất để tạo ra động lực. Bạn nhớ nguyên tắc “Có gì trong đó cho tôi” không? Một khi tìm ra “những nỗ lực của bạn nhằm đáp ứng một mong muốn” nào đó trong bạn, bạn sẽ tự động thăng hoa.

Có nhiều mức độ chuyển hóa Mong muốn thành Nỗ lực. Ở mức độ rất cơ bản, bạn cố gắng làm việc bởi vì nó đem lại thu nhập và giúp bạn đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản. Ở một mức độ khác, bạn gắng sức bởi vì bạn cảm thấy rằng bằng cách thực hiện tốt công việc của mình, bạn đang giúp công ty đạt được một mục tiêu cao hơn và điều này làm cho bạn cảm giác tự hào ở bản thân.

Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại danh  sách các yếu tố làm suy giảm động lực mà bạn đã kê ra trước đó. Hãy để chúng tôi nói rõ hơn, sau khi xác định các yếu tố này, bạn nhận ra rằng bạn gần như không thể làm bất cứ điều gì với chúng.

Hãy dành thời gian để tìm ra lý do tại sao bạn đang bị bủa vây bởi những rắc rối này. Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, hãy làm bài tập sau đây.

Bài tập: thiết lập mối liên hệ giữa Mong muốn và Nỗ lực

Lấy một tờ giấy và chia nó thành hai nửa, một nửa có tiêu đề “Mong muốn”  và nửa còn lại có tiêu đề “Nỗ lực.”

Liệt kê các Mong muốn của bạn – bất cứ điều gì từ việc sở hữu một chiếc BMW mới tinh cho việc tìm kiếm sự cân bằng tinh thần. Phần thưởng vật chất, tiêu chuẩn chuyên môn, hoặc các mục tiêu cá nhân là những gợi ý để xác định cụ thể các Mong muốn của bạn.

Tiếp theo, hãy liệt kê những Nỗ lực của bạn – trong công việc của bạn, trong sinh hoạt cộng đồng, hoặc bất cứ gì mà bạn thấy mình có sự cố gắng.

Sau đó liên kết các Nỗ lực và các Mong muốn. Ví dụ, bạn Nỗ lực làm tốt công việc mới được nhận để thỏa mãn Mong muốn mua được chiếc xe mơ ước. Hy vọng rằng cố gắng trong công việc sẽ chuyển thành một khoản tiền thưởng, một khoản tiền hứa hẹn có thể dự đoán trước.

Hãy nhớ rằng càng có nhiều Mong muốn của bạn được thỏa mãn thì bạn càng cảm thấy có nhiều động lực

Hy vọng rằng, sau khi hoàn thành bài tập, bạn có thể tìm thấy động lực mạnh mẽ để chứng minh cho những gì bạn đã nỗ lực. Bạn có thể phải tiêu tốn năng lượng vật lộn với những thứ nhàm chán sẵn có, nhưng bạn biết nỗ lực này là xứng đáng.

Tuy nhiên, nếu bạn không thể tìm thấy chút động lực, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên dành những tâm huyết của bạn cho một cái gì đó khác. Hướng nào khác đây? Một công cụ khác được chúng tôi giới thiệu sau đây, Khơi dậy đam mê, sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời.

3. Khơi dậy đam mê – Truyền cảm hứng và nhiệt huyết.

Không ai giành được thành công vĩ đại mà chưa từng đam mê.

Đam mê là một động lực rất lớn. Đó là những gì có ý nghĩa tối cao thúc đẩy bạn hành động. Quyết liệt với đam mê, hướng đến các mục tiêu và đích đến cuối cùng sẽ giúp bạn khám phá tột cùng sức mạnh trong bạn và giúp bạn nhích từng cm đến vị trí lãnh đạo mà bạn khát khao.

Tuy nhiên, niềm đam mê cần phải được quý trọng. Bạn sẽ không muốn phung phí năng lượng mà nó đem lại cho bạn. Bạn nên xác định mình đam mê cái gì và sau đó sử dụng nó như với sự tập trung toàn bộ – để đạt được đích đến cuối cùng của mình.

Công cụ này sẽ giúp bạn theo hướng đó. Nó hoạt động ở hai cấp độ: Thứ nhất, nó giúp bạn xác định đam mê; và thứ hai, nó chỉ cho bạn làm thế nào để hướng năng lượng mà niềm đam mê mang đến cho bạn vào mục tiêu đã định ra.

Bước 1 – Xác định đam mê của bạn

Cái gì “thổi bùng” bạn lên?

Đối với một số người, câu trả lời cho câu hỏi này là rất rõ ràng. Đối với số khác, việc này khó khăn hơn một chút.

Nếu bạn đang phải đối mặt với khó khăn khi tìm ra một câu trả lời rõ ràng, dành 30 phút để trả lời ba câu hỏi:

  • Tôi muốn cuộc sống của tôi như thế nào khi tôi 60 tuổi?
  • Tôi muốn có những gì sau 5 năm nữa kể từ bây giờ?
  • Ba điều tôi muốn làm nếu tôi chỉ còn 6 tháng để sống là gì?

Mỗi câu hỏi sẽ có nhiều câu trả lời. Mỗi câu hỏi, bạn hãy chọn ba câu trả lời đúng nhất với bản thân.

Bây giờ, trong 9 mục tiêu mà bạn đã xác định, chọn lại ba mục tiêu được xem là quan trọng nhất đối với bạn. Bạn có thực sự vô cùng mong muốn, một cách hoàn toàn tự nhiên, đạt được ba mục tiêu này hay không? Nếu không, bạn cần thiết lập các mục tiêu đó trên quy mô to lớn, vĩ đại hơn hoặc mang lại lợi ích nhiều hơn nữa!

Bước 2 – Khai thác Năng lượng của đam mê

Một khi bạn đã đặt ra bộ mục tiêu truyền cảm hứng, hãy vạch ra những gì bạn cần phải làm gì để đạt được chúng.

Xác định các thông tin và nội dung đào tạo quan trọng bạn cần biết để đạt được mục tiêu của mình một cách hiệu quả, nghĩ về những công cụ bạn sẽ cần, và những người bạn sẽ muốn nhận được hỗ trợ của họ, trên con đường của bạn.

Vạch ra một bản kế hoạch chuyên nghiệp, thông minh, các vấn đề mấu chốt đã được suy tính một cách tường tận và thông suốt. Và sau đó theo kế hoạch tuyệt vời đó để biến mục tiêu của bạn thành hiện thực.

Hpo Banner